Thông tin tài liệu:
Đề tài "Nội dung đào tạo cho giáo viên tiểu học về đánh giá năng lực sử dụng tiếng Việt của học sinh bằng trắc nghiệm" trình bày về các nội dung: kế hoạch tập huấn, những kết quả tìm thay được sau đợt tập huấn, những kinh nghiệm từ đợt tập huấn giáo viên về đánh giá năng lực sử dụng tiếng Việt của học sinh tiểu học. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo tập huấn thử nghiệm: Nội dung đào tạo cho giáo viên tiểu học về đánh giá năng lực sử dụng tiếng Việt của học sinh bằng trắc nghiệmTrường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí MinhKhoa Giáo dục tiểu họcBáo cáo tập huấn thử nghiệmNỘI DUNG ĐÀO TẠO CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC VỀ ĐÁNH GIÁNĂNG LỰC SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH BẰNGTRẮC NGHIỆMNgười nghiên cứu: Th.s. Hoàng Thị TuyếtĐại học sư phạm TP.Hồ Chí MinhTháng 12/2001Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí MinhKhoa Giáo dục tiểu họcBáo cáo tập huấn thử nghiệmNỘI DUNG ĐÀO TẠO CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC VỀ ĐÁNH GIÁNĂNG LỰC SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH BẰNGTRẮC NGHIỆMNgười nghiên cứu: Th.s. Hoàng Thị TuyếtĐại học sư phạm TP.Hồ Chí MinhTháng 12/2001MỤC LỤCI. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC TẬP HUẤN .................................................................... 11. Đối tượng tham gia ............................................................................................ 12. Thời gian tập huấn ............................................................................................. 13. Nội dung tập huấn .............................................................................................. 14. Phương thức tập huấn ........................................................................................ 2II. NHỮNG KẾT QUẢ TÌM THAY ĐƢỢC SAU ĐỢT TẬP HUẤN ..................... 31. Về hoạt động phân tích nội dung kiến thức hay kỹ năng/ hành vi cần đo lườngđược của những bài trắc nghiệm ........................................................................................ 32. Về hoạt động xác lập bảng mục tiêu ................................................................. 43. Về việc xác lập tầm quan trọng của các mục tiêu dạy học và bảng phân bố câuhỏi trong bài trắc nghiệm ................................................................................................... 54. Về việc chọn lựa và thiết kế hình thức trắc nghiệm phù hợp với bảng mục tiêu............................................................................................................................................ 55. Về việc xem xét tính giá trị của các bài trắc nghiệm ......................................... 66. Về số lượng các mục trắc nghiệm của một bài trắc nghiệm. ............................. 77. Về việc tính độ tin cậy cho bài trắc nghiệm....................................................... 7III. NHỮNG KINH NGHIỆM TỪ ĐỢT TẬP HUẤN GIÁO VIÊN VỀ ĐÁNH GIÁNĂNG LỰC SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC ................................ 7PHẦN PHỤ LỤC ........................................................................................................... 9MỘT SỐ BẢNG MỤC TIÊU VÀ BÀI TRẮC NGHIỆM DO HỌC VIÊN BIÊNSOẠN......................................................................................................................................... 9I. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC TẬP HUẤN1. Đối tượng tham gia33 cán bộ quản lý chuyên môn của các trường tiểu học thuộc địa bàn thành phố HồChí Minh tự nguyện tham gia đợt tập huấn của nghiên cứu. Họ đang theo học khóa cử nhântiểu học của Khoa Giáo dục tiểu học, trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh.33 cán bộ này đều đã từng biên soạn đề thi, kiểm tra định kỳ hay hàng tháng chotrường tiểu học mà mình phụ trách. Trong khoa trình học lớp cử nhân tiểu học, họ được trangbị một số hiểu biết về trắc nghiệm nói chung qua việc học bộ môn Tâm lý học trắc nghiệm(45 tiết). Theo họ, những hiểu biết lĩnh hội được từ bộ môn này đã bước đầu cho họ một sốcơ sở để nhìn lại những điều mình đã làm và ít nhiều biết điều chỉnh việc biên soạn các đề thi,đề kiểm tra. Tuy nhiên, tất cả họ đều chưa trải qua một khoa tập huấn chính thức nào về đolường thành quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh tiểu học bằng trắc nghiệm. Cùng vớimôn Toán, ở tiểu học, thành quả học tập môn Tiếng Việt được đánh giá chủ yếu theo hướngđịnh lượng với rất nhiều bài kiểm tra: kiểm tra hàng tháng, kiểm tra định kỳ và kiểm tra cuốinăm. (Ý kiến này nêu ra khi các trường tiểu học chưa áp dụng đại trà thông tư 15 của Bộ giáodục- đào tạo về đánh giá thành quả học tập của học sinh tiểu học. Theo thông tư này, hiệnnay, kết quả học tập môn Tiếng Việt và Toán chỉ được tính trên điểm số của bốn bài kiểm tra:2 bài kiểm tra giữa học kỳ và 2 bài kiểm tra cuối kỳ. Các bài tập, bài làm hàng tháng chỉ đánhgiá là hoàn thành hay chưa hoàn thành). Vì vậy, họ thực sự có nhu cầu tìm hiểu, nắm vữngkiến thức về đo lường thành quả môn Tiếng Việt bằng trắc nghiệm để có thể vận dụng chúngvào thực tiễn biên soạn các bài tập, bài kiểm tra. Mặt khác, nếu không trực tiếp biên soạn cácbài trắc nghiệm thì đối những nhà quản lý chuyên môn, những giáo viên, hiểu biết về vấn đềđo lường thành quả học tập môn Tiếng Việt cũng hữu ích cho họ trong quá trình xem xét, xácđịnh giá trị và hiệu quả của các bài trắc nghiệm do những cơ quan chuyên môn ở cấp cao hơnbiên soạn.2. Thời gian tập huấnThời gian tập huấn kéo dài trong bốn tháng rưỡi.- 6 buổi học viên tham gia bài giảng để nắm những vấn đề lý thuyết kết hợp với mộtsố bài tập thực hành mẫu trên lớp.- Phần thực hành được tiến hành kéo dài trong hơn ba tháng. Trong thời gian này,người nghiên cứu trực tiếp làm việc với từng nhóm nhỏ để hướng dẫn, theo dõi và điều chỉnhcác hoạt động thực hành của các học viên.3. Nội dung tập huấna. Lý thuyết- Đo lường định lượng và trắc nghiệm- Cách phân loại trắc nghiệm- Các hình thức trắc nghiệm- Mục tiêu dạy học và cách xác lập bảng mục tiêu- Trắc nghiệm trong dạy học các lĩnh vực hoạt động ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết, từngữ và ngữ pháp.- Tính giá trị và cách xác định tính giá trị của bài trắc nghiệm ngôn ngữ.1- Độ tin cậy và cách xác định độ tin cậy của bài trắc nghiệm ngôn ngữ.b. Thực hành- Nhận diện và phân tích các mục tiêu cụ thể (hành vi học tập/ hành vi ngôn ngữ)được thể hiện trong bài trắc nghiệm- Phân tích các mục tiêu cụ thể được thể hiện trong bài trắc nghiệm rồi đối chiếu vớibản ...