Báo cáo TÊN GỌI CỦA SÔNG HỒNG: DẤU TÍCH BIỂU HIỆN NÉT ĐA DẠNG VĂN HOÁ TRONG LỊCH SỬ NGƯỜI VIỆT
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 223.28 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Sông Hồng và những tên gọi có trong lịch sử. 1.1. Sông Hồng là con sông giữ vị trí văn hoá vô cùng quan trọng không chỉ của riêng thủ dô Hà Nội - Thăng Long ngàn năm văn hiến mà còn của cả vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Ngoài dòng chảy chính đi qua Hà Nội, sông Hồng còn có nhiều chi lưu làm nên một châu thổ trù phú: đồng bằng châu thổ sông Hồng. Cho đến hiện nay, cả trong ghi chép của lịch sử và cả trong sử dụng của dân gian người...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo " TÊN GỌI CỦA SÔNG HỒNG: DẤU TÍCH BIỂU HIỆN NÉT ĐA DẠNG VĂN HOÁ TRONG LỊCH SỬ NGƯỜI VIỆT" TÊN GỌI CỦA SÔNG HỒNG: DẤU TÍCH BIỂU HIỆN NÉT ĐA DẠNG VĂN HOÁ TRONG LỊCH SỬ NGƯỜI VIỆT. Trần Trí Dõi Khoa Ngôn ngữ học Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI. 1.Sông Hồng và những tên gọi có trong lịch sử. 1.1. Sông Hồng là con sông giữ vị trí văn hoá vô cùng quan trọng không chỉ của riêng thủ dôHà Nội - Thăng Long ngàn năm văn hiến mà còn của cả vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Ngoài dòngchảy chính đi qua Hà Nội, sông Hồng còn có nhiều chi lưu làm nên một châu thổ trù phú: đồng bằngchâu thổ sông Hồng. Cho đến hiện nay, cả trong ghi chép của lịch sử và cả trong sử dụng của dân gianngười ta đã nói đến những tên gọi khác nhau của con sông này. Do tính chất quan trọng của con sôngtrong đời sống cộng đồng dân cư trong vùng, mỗi một tên gọi của nó đều ít nhiều phản ánh dấu vết vănhoá của những chủ nhân đã từng sử dụng những tên gọi đó. Phân tích sự khác nhau của các tên gọisông Hồng theo nguồn gốc ngôn ngữ và cách cấu tạo, trong một chừng mực nhất định, sẽ giúp chúngta phần nào làm rõ tính đa dạng văn hoá trong tiến trình phát triển lịch sử của người Việt ở cái nôi hìnhthành nền văn hoá của dân tộc. Bản đồ “các tiểu lưu vực của sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam” 1.2. Theo bức tranh phân loại ngôn ngữ ở khu vực hiện được nhiều người đồng tình và sửdụng, Đông Nam Á có năm họ ngôn ngữ là Hán Tạng (Sino - Tibetan), Nam Á (Austroasiatic), Nam Đảo(Austronesian), Thái - Kađai (Tai - Kadai) và Mông - Dao (Miêu - Yao) [TTD, (1999)]. Về ngôn ngữ, địabàn Việt Nam được coi là “bức tranh thu nhỏ của khu vực Đông Nam Á” nên ở đây cũng là vùng lãnhthổ hiện diện năm họ ngôn ngữ này. Khi xem xét các tên gọi khác nhau của sông Hồng, chúng tôi sẽxuất phát từ sự phân loại ngôn ngữ nói trên để nhìn nhận tính đa dạng về nguồn gốc ngôn ngữ, qua đónhận diện tính đa dạng về văn hoá của chúng. Khi mà những cư dân cư trú trên lãnh thổ Việt Nam (vàcụ thể hơn là vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam) sử dụng tên gọi sông Hồng theo cách của “ngôn ngữmình”, họ sẽ lưu những tên gọi đó lại trong lịch sử. Nhờ đó chúng ta nhận biết sự hội tụ nét đa dạngvăn hoá của một vùng lãnh thổ cụ thể: vùng đồng bằng Bắc Bộ và một nền văn minh cụ thể: nền vănminh sông Hồng, một trong những cội nguồn chính làm nên tính đa dạng của nền văn hoá Việt Namhiện nay. 1.3. Sông Hồng bắt nguồn từ dãy núi Ai Lao (Ai Lão sơn) thuộc tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Khichảy vào lãnh thổ Việt Nam nó đi qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hà Nội,Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định và Thái Bình rồi đỏ ra biển. Trên dòng chảy chính ấy, mỗi một khúcđoạn, nó lại có những tên gọi khác nhau. Ngoài ra, ngay cùng một khúc đoạn trong mỗi một thời gianlịch sử cụ thể nó lại có những tên gọi riêng do cư dân hay điều kiện văn hoá quy định. Và đây chính lànguyên do và cũng là cơ sở để chúng ta, trên cơ sở nhận diện nguồn gốc ngôn ngữ và cách cấu tạonhững tên khác nhau của dòng sông chính ấy để qua đó nhận biết sự đa dạng văn hoá theo tên gọicủa nó. 1.3.1. Sử sách của nước ta [QSQTN, t4 (1997), 254] , [NVS,(2003) 349] ghi chép trên phần trênlãnh thổ Trung Quốc sông Hồng có tên gọi từ xưa là Lan Thương, Nguyên Giang, Ma Hà (hay Lễ Xá),Lê Hoa và sông Âu; khi chảy vào nước ta người ta gọi nó là sông Thao. Ngày nay, những nghiên cứuvề địa lý cho thấy Lan Thương là tên gọi thượng nguồn của dòng Mê Công chảy trên đất Trung Quốcchứ không phải là thượng nguồn sông Hồng như các tài liệu lịch sử cũ đã ghi lại. 1.3.2. Khi chảy vào Việt Nam sách sử xưa cho biết sông Hồng có các tên là sông Thao, sôngNhị/Nhĩ Hà, sông Phú Lương, sông Bạch Hạc, sông Tam Đới, sông Đại Hoàng, sông Xích Đằng, sôngHoàng Giang và sông Lô hay Lô Giang. Những tên gọi này được sách sử ghi chép lại cụ thể như sau: - Sông Thao [NVS, (2003) 349; QSQTN, t4 (1997), 253]. - Sông Nhị Hà/Nhĩ Hà [QSQTN, t4 (1997), 256] - Sông Phú Lương [QSQTN, t3 (1997), 186]. Thực ra tên gọi Phú Lương này là dẫn theo AnNam chí lược của Cao Hùng Trưng. - Sông Bạch Hạc [QSQTN, t3 (1997), 186; t4 (1997), 253]. - Sông Tam Đới [QSQTN, t3 (1997), 186; t4 (1997), 253]. - Sông Đại Hoàng [QSQTN, t3 (1997), 186; t4 (1997), 253]. - Sông Xích Đằng hay sông Đằng [QSQTN, t3 (1997), 297]. - Sông Lô hay Lô Giang [QSQTN, t4 (1997), 253]. Theo giải thích của những sách sử nói trên, hai tên gọi Phú Lương và Lô hay Lô Giang xuấthiện sớm hơn cả. Tên Phú Lương có từ thời Cao Hùng Trưng và vào thời Lý nó vẫn và đã được sửdụng. Còn tên gọi Lô hay Lô Giang có từ thời nhà Trần và đã được chép lại trong Đại Việt sử ký toànthư. Những tài liệu lịch sử cũng cho thấy hai tên gọi nói trên có tính kế thừa nhau nhưng không loại trừnhau trong lịch sử. Ngoài những tên gọi được ghi chép đó ra, sông Hồng còn có một tên gọi dân gian là sông Cái.Khi thực dân pháp xâm lược nước ta, con sông Cái này luôn “đỏ nặng phù sa” nên được người Phápgọi là “rivière rouge” (sông có màu nước đỏ/hồng) và tên gọi sông Hồng hay Hồng Hà bắt đầu được sửdụng. Có thể nói, tên gọi sồng Hồng hay Hồng Hà được dùng phổ biến hiện nay chính thức xuất hiệnvào thế kỷ XIX. 2. Như vây, cả trong sử sách và tên gọi dân gian, sông Hồng có khoảng mười tên gọi khácnhau và một số biến thể của mười tên gọi ấy. Dựa vào cách giải thích “nghĩa” (đúng hơn là lý do haycách thức) gọi tên, người ta có thể chia chúng làm ba kiểu khác nhau. Mỗi một kiểu tên gọi trong số đósẽ phản ánh “cách thức đặt tên” hay lý do gọi tên thể hiện nguồn gốc ngôn ngữ của những tên gọi ấy. 2.1 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo " TÊN GỌI CỦA SÔNG HỒNG: DẤU TÍCH BIỂU HIỆN NÉT ĐA DẠNG VĂN HOÁ TRONG LỊCH SỬ NGƯỜI VIỆT" TÊN GỌI CỦA SÔNG HỒNG: DẤU TÍCH BIỂU HIỆN NÉT ĐA DẠNG VĂN HOÁ TRONG LỊCH SỬ NGƯỜI VIỆT. Trần Trí Dõi Khoa Ngôn ngữ học Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI. 1.Sông Hồng và những tên gọi có trong lịch sử. 1.1. Sông Hồng là con sông giữ vị trí văn hoá vô cùng quan trọng không chỉ của riêng thủ dôHà Nội - Thăng Long ngàn năm văn hiến mà còn của cả vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Ngoài dòngchảy chính đi qua Hà Nội, sông Hồng còn có nhiều chi lưu làm nên một châu thổ trù phú: đồng bằngchâu thổ sông Hồng. Cho đến hiện nay, cả trong ghi chép của lịch sử và cả trong sử dụng của dân gianngười ta đã nói đến những tên gọi khác nhau của con sông này. Do tính chất quan trọng của con sôngtrong đời sống cộng đồng dân cư trong vùng, mỗi một tên gọi của nó đều ít nhiều phản ánh dấu vết vănhoá của những chủ nhân đã từng sử dụng những tên gọi đó. Phân tích sự khác nhau của các tên gọisông Hồng theo nguồn gốc ngôn ngữ và cách cấu tạo, trong một chừng mực nhất định, sẽ giúp chúngta phần nào làm rõ tính đa dạng văn hoá trong tiến trình phát triển lịch sử của người Việt ở cái nôi hìnhthành nền văn hoá của dân tộc. Bản đồ “các tiểu lưu vực của sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam” 1.2. Theo bức tranh phân loại ngôn ngữ ở khu vực hiện được nhiều người đồng tình và sửdụng, Đông Nam Á có năm họ ngôn ngữ là Hán Tạng (Sino - Tibetan), Nam Á (Austroasiatic), Nam Đảo(Austronesian), Thái - Kađai (Tai - Kadai) và Mông - Dao (Miêu - Yao) [TTD, (1999)]. Về ngôn ngữ, địabàn Việt Nam được coi là “bức tranh thu nhỏ của khu vực Đông Nam Á” nên ở đây cũng là vùng lãnhthổ hiện diện năm họ ngôn ngữ này. Khi xem xét các tên gọi khác nhau của sông Hồng, chúng tôi sẽxuất phát từ sự phân loại ngôn ngữ nói trên để nhìn nhận tính đa dạng về nguồn gốc ngôn ngữ, qua đónhận diện tính đa dạng về văn hoá của chúng. Khi mà những cư dân cư trú trên lãnh thổ Việt Nam (vàcụ thể hơn là vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam) sử dụng tên gọi sông Hồng theo cách của “ngôn ngữmình”, họ sẽ lưu những tên gọi đó lại trong lịch sử. Nhờ đó chúng ta nhận biết sự hội tụ nét đa dạngvăn hoá của một vùng lãnh thổ cụ thể: vùng đồng bằng Bắc Bộ và một nền văn minh cụ thể: nền vănminh sông Hồng, một trong những cội nguồn chính làm nên tính đa dạng của nền văn hoá Việt Namhiện nay. 1.3. Sông Hồng bắt nguồn từ dãy núi Ai Lao (Ai Lão sơn) thuộc tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Khichảy vào lãnh thổ Việt Nam nó đi qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hà Nội,Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định và Thái Bình rồi đỏ ra biển. Trên dòng chảy chính ấy, mỗi một khúcđoạn, nó lại có những tên gọi khác nhau. Ngoài ra, ngay cùng một khúc đoạn trong mỗi một thời gianlịch sử cụ thể nó lại có những tên gọi riêng do cư dân hay điều kiện văn hoá quy định. Và đây chính lànguyên do và cũng là cơ sở để chúng ta, trên cơ sở nhận diện nguồn gốc ngôn ngữ và cách cấu tạonhững tên khác nhau của dòng sông chính ấy để qua đó nhận biết sự đa dạng văn hoá theo tên gọicủa nó. 1.3.1. Sử sách của nước ta [QSQTN, t4 (1997), 254] , [NVS,(2003) 349] ghi chép trên phần trênlãnh thổ Trung Quốc sông Hồng có tên gọi từ xưa là Lan Thương, Nguyên Giang, Ma Hà (hay Lễ Xá),Lê Hoa và sông Âu; khi chảy vào nước ta người ta gọi nó là sông Thao. Ngày nay, những nghiên cứuvề địa lý cho thấy Lan Thương là tên gọi thượng nguồn của dòng Mê Công chảy trên đất Trung Quốcchứ không phải là thượng nguồn sông Hồng như các tài liệu lịch sử cũ đã ghi lại. 1.3.2. Khi chảy vào Việt Nam sách sử xưa cho biết sông Hồng có các tên là sông Thao, sôngNhị/Nhĩ Hà, sông Phú Lương, sông Bạch Hạc, sông Tam Đới, sông Đại Hoàng, sông Xích Đằng, sôngHoàng Giang và sông Lô hay Lô Giang. Những tên gọi này được sách sử ghi chép lại cụ thể như sau: - Sông Thao [NVS, (2003) 349; QSQTN, t4 (1997), 253]. - Sông Nhị Hà/Nhĩ Hà [QSQTN, t4 (1997), 256] - Sông Phú Lương [QSQTN, t3 (1997), 186]. Thực ra tên gọi Phú Lương này là dẫn theo AnNam chí lược của Cao Hùng Trưng. - Sông Bạch Hạc [QSQTN, t3 (1997), 186; t4 (1997), 253]. - Sông Tam Đới [QSQTN, t3 (1997), 186; t4 (1997), 253]. - Sông Đại Hoàng [QSQTN, t3 (1997), 186; t4 (1997), 253]. - Sông Xích Đằng hay sông Đằng [QSQTN, t3 (1997), 297]. - Sông Lô hay Lô Giang [QSQTN, t4 (1997), 253]. Theo giải thích của những sách sử nói trên, hai tên gọi Phú Lương và Lô hay Lô Giang xuấthiện sớm hơn cả. Tên Phú Lương có từ thời Cao Hùng Trưng và vào thời Lý nó vẫn và đã được sửdụng. Còn tên gọi Lô hay Lô Giang có từ thời nhà Trần và đã được chép lại trong Đại Việt sử ký toànthư. Những tài liệu lịch sử cũng cho thấy hai tên gọi nói trên có tính kế thừa nhau nhưng không loại trừnhau trong lịch sử. Ngoài những tên gọi được ghi chép đó ra, sông Hồng còn có một tên gọi dân gian là sông Cái.Khi thực dân pháp xâm lược nước ta, con sông Cái này luôn “đỏ nặng phù sa” nên được người Phápgọi là “rivière rouge” (sông có màu nước đỏ/hồng) và tên gọi sông Hồng hay Hồng Hà bắt đầu được sửdụng. Có thể nói, tên gọi sồng Hồng hay Hồng Hà được dùng phổ biến hiện nay chính thức xuất hiệnvào thế kỷ XIX. 2. Như vây, cả trong sử sách và tên gọi dân gian, sông Hồng có khoảng mười tên gọi khácnhau và một số biến thể của mười tên gọi ấy. Dựa vào cách giải thích “nghĩa” (đúng hơn là lý do haycách thức) gọi tên, người ta có thể chia chúng làm ba kiểu khác nhau. Mỗi một kiểu tên gọi trong số đósẽ phản ánh “cách thức đặt tên” hay lý do gọi tên thể hiện nguồn gốc ngôn ngữ của những tên gọi ấy. 2.1 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
vốn từ vựng âm và thanh điệu chuyên khoa ngôn ngữ ngôn ngữ học nghiên cứu xã hội nghiên cứu ngôn ngữ ngữ pháp câu từGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề cương môn: Dẫn luận ngôn ngữ học - PGS.TS Vũ Đức Nghiệu
11 trang 601 2 0 -
Giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ: Phần 2 - Nguyễn Thiện Giáp
56 trang 183 0 0 -
Hiện tượng chuyển loại giữa các thực từ trong tiếng Việt và tiếng Anh
17 trang 170 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận
201 trang 166 0 0 -
Nghiên cứu ngôn ngữ học: Phần 2
114 trang 117 0 0 -
3 trang 104 0 0
-
Phiên âm tên nước ngoài – xem vài biển đường ở Hà Nội
9 trang 98 0 0 -
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm lời chúc của người Việt
28 trang 98 0 0 -
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Xưng hô trong văn bản hành chính tiếng Việt
27 trang 96 0 0 -
7 trang 86 0 0