Danh mục

Báo cáo thành tích trong công tác chủ nhiệm lớp năm học 2014-2015: Trường Tiểu học Krông Năng

Số trang: 71      Loại file: doc      Dung lượng: 434.00 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 0 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Báo cáo thành tích trong công tác chủ nhiệm lớp năm học 2014-2015: Trường Tiểu học Krông Năng

Mô tả cơ bản về tài liệu:

Báo cáo thành tích trong công tác chống báo học, giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và học sinh cá biệt nói riêng, giải pháp và hiệu quả trong việc phối hợp các lực lượng gia đình và xã hội tham gia giáo dục học sinh,... là những nội dung chính trong bài "Báo cáo thành tích trong công tác chủ nhiệm lớp năm học 2014-2015: Trường Tiểu học Krông Năng". Mời các bạn cùng tham khảo.



Nội dung trích xuất từ tài liệu:
# CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 
## BÁO CÁO THÀNH TÍCH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
NĂM HỌC 2014-2015
 
### Họ và tên giáo viên: R’ÔH’JUH
### Đơn vị: Trường Tiểu học Krông Năng
### Chủ nhiệm lớp: 4C
 
---
 
## I. Báo cáo thành tích trong công tác chống bỏ học, giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và học sinh cá biệt nói riêng
 
### 1. Về công tác chống bỏ học
 
**Ưu điểm:**
 
- Được Đảng và nhà nước quan tâm đến việc phát triển giáo dục toàn diện. Nhà trường luôn chú trọng và quan tâm tạo điều kiện cho các lớp đầy đủ phòng học, rộng rãi, thoáng mát, đủ ánh sáng, bàn ghế ngồi học khang trang phù hợp với lứa tuổi học sinh.
- Trường học nằm sát gần làng rất thuận tiện cho các em đi học hàng ngày.
- Trong quá trình giáo dục luôn được Đảng và nhà nước, các cấp, các ngành, quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ. Mỗi học sinh nghèo đều được hưởng chế độ chính sách của Đảng và nhà nước, được nhà trường cấp sách vở đầy đủ theo quy định.
 
**Nhược điểm:**
 
- Trường Tiểu học Krông Năng là một địa bàn xã, xa nhất huyện, người dân sống chủ yếu bằng nghề nông, nên điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn.
- Phần đông đa số phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình, vì điều kiện dân trí còn hạn chế. Việc giao tiếp, tiếp xúc với môi trường xã hội còn gặp khó khăn về ngôn ngữ.
 
### 2. Giáo dục đạo đức học sinh
 
**Ưu điểm:**
 
- Nhà trường và chính quyền địa phương cùng giáo viên luôn quan tâm, bảo vệ quyền lợi và giáo dục học sinh đều được đến trường.
- Giáo viên có tính cần cù, kiên trì, nhiệt tình tâm huyết với nghề nghiệp và học sinh. Sự nhiệt tâm trong công tác chủ nhiệm lớp, có phẩm chất đạo đức trong sáng. Đa số học sinh đều ngoan, hiền lễ phép với thầy, cô giáo và người lớn tuổi, tôn trọng yêu thương bạn bè, không nói tục, chửi thề, đánh nhau gây mất đoàn kết.
- Luôn gần gũi gắn bó với học sinh và cùng toàn thể phụ huynh học sinh, phối kết hợp chặt chẽ với thôn trưởng, thôn buôn nắm bắt tâm tư, nguyện vọng làm tốt công tác tuyên truyền, vận động học sinh ra lớp đầy đủ.
- Xây dựng cho học sinh thói quen về nề nếp, đạo đức tốt là điều kiện cần thiết, rèn luyện đức, thể, mỹ và các kỹ năng cơ bản cho học sinh.
- Người giáo viên phải có nhận thức hết sức đúng đắn về vai trò của người thầy trong lớp học. Gần gũi, yêu thương, tôn trọng và đối xử công bằng với người học.
- Thường xuyên giáo dục học sinh thực hiện tốt và đảm bảo an toàn giao thông khi đi học nhằm đảm bảo an toàn xã hội trong học đường.
 
**Nhược điểm:**
 
- Vẫn còn một số ít học sinh chưa chịu khó trong học tập. Ý thức tự giác học tập chưa cao, đặc biệt là việc tự học ở nhà chưa cao. 
- Đa số học sinh là người dân tộc thiểu số còn nhút nhát trong việc giao tiếp với thầy, cô giáo và bạn bè bằng tiếng phổ thông.
 
---
 
## II. Giải pháp và hiệu quả trong việc phối hợp các lực lượng gia đình và xã hội tham gia giáo dục học sinh
 
**Giải pháp:**
 
- Giáo viên là một tấm gương sáng, mẫu mực cho học sinh noi theo. Luôn nhắn nhủ học sinh phải đi học đều đặn. Chỉ khi nào đau ốm không thể đi học được, thì mới xin phép nghỉ học. Giáo viên chủ nhiệm lớp kịp thời thăm hỏi và giúp đỡ những trường hợp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tăng cường việc duy trì sĩ số học sinh, phối kết hợp chặt chẽ với thôn trưởng, thôn buôn nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân nơi mình công tác.
- Luôn có thái độ hòa nhã, yêu thương, giúp đỡ học sinh, như vậy học sinh sẽ cảm thấy thích thú và ham muốn đi học. Trong giảng dạy không chỉ dạy các em về kiến thức, văn hóa mà còn dạy các em về nề nếp, đạo đức, cách sống, cách làm người và làm chủ tương lai của đất nước.
- Đối
 
- với học sinh nghèo, gặp hoàn cảnh khó khăn thì luôn kết hợp với phụ huynh học sinh và các tổ chức xã hội để hỗ trợ kịp thời.
 
## III. Hiệu quả đạt được
 
- Duy trì sĩ số học sinh ổn định, không có trường hợp học sinh bỏ học giữa chừng.
- Học sinh có ý thức học tập và rèn luyện tốt hơn, đặc biệt là các em học sinh nghèo, học sinh dân tộc thiểu số.
- Môi trường học đường trở nên thân thiện, an toàn, không có tình trạng bạo lực học đường.
- Phụ huynh học sinh ngày càng quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của con em mình, phối hợp tốt với giáo viên trong công tác giáo dục.
- Học sinh ngoan ngoãn, lễ phép, có ý thức tốt trong việc giữ gìn nề nếp và kỷ luật.
 
---
 
Trên đây là báo cáo thành tích trong công tác chủ nhiệm lớp của tôi trong năm học 2014-2015. Tôi rất mong được sự quan tâm, góp ý của Ban Giám hiệu nhà trường và các đồng nghiệp để công tác chủ nhiệm lớp của tôi ngày càng hiệu quả hơn.
 
Xin chân thành cảm ơn!
 
**Krông Năng, ngày ... tháng ... năm 2015**
 
**Giáo viên chủ nhiệm**
 

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan:


Thư viện số là một hệ thống thư viện tài liệu trực truyến, người dùng có thể truy cập Thư viện số để tìm kiếm, xem, tải tài liệu trực tuyến do các thành viên chia sẻ lên website như: tài liệu học tập, đề thi, bài giải, chuyên đề, sách, giáo trình, bài giảng, luận văn, luận án, báo cáo, đồ án, sáng kiến, ...