Danh mục

Báo cáo thực tập: Công tác quản lý nhà nước về hộ tịch ở UBND phường Hoà Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng hiện nay

Số trang: 45      Loại file: doc      Dung lượng: 242.50 KB      Lượt xem: 75      Lượt tải: 1    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 45,000 VND Tải xuống file đầy đủ (45 trang) 1
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Báo cáo thực tập: Công tác quản lý nhà nước về hộ tịch ở UBND phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng hiện nay với mục đích làm rõ hơn nữa cơ sở lý luận, thực tiễn của quản lý nhà nước về hộ tịch nói chung và ở UBND phường Hoà Hiệp Nam nói riêng. Từ đó đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về hộ tịch ở UBND phường Hoà Hiệp Nam trong thời gian qua, nêu ra những kết quả đạt được và hạn chế cũng như nguyên nhân của chúng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo thực tập: Công tác quản lý nhà nước về hộ tịch ở UBND phường Hoà Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng hiện nay Báo cáo thực tập NHD: Nguyễn Văn Định  PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Đăng ký và quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng luôn được các quốc   gia quan tâm thực hiện. Hoạt động này còn là cơ sở để  Nhà nước công nhận  và bảo hộ  quyền con người, quyền, nghĩa vụ  công dân, đồng thời có biện  pháp quản lý dân cư  một cách khoa học, phục vụ  thiết thực cho việc xây   dựng, hoạch định chính sách phát triển kinh tế ­ xã hôi, quốc phòng ­ an ninh  của đất nước. Tại hầu hết các nước, các sự  kiện hộ  tịch của con người từ  khi sinh ra đến khi chết như khai sinh, kết hôn, ly hôn, nuôi con nuôi, giám hộ,  thay đổi, cải chính hộ tịch, khai tử… đều được đăng ký và được quản lý chặt   chẽ. Ở  nước ta, vấn đề  đăng ký và quản lý hộ  tịch được thực hiện từ  rất  sớm (thời nhà Trần). Trải qua các thời kỳ phong kiến, thực dân, hộ tịch luôn  gắn với vấn đề quản lý con người bên cạnh vấn đề quản lý đất đai là hai vấn  đề  đã từng được thực hiện một cách bài bản, có hệ  thống. Sau Cách mạng  tháng Tám năm 1945, công tác đăng ký và quản lý hộ  tịch được Nhà nước   Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp tục duy trì và phát triển. Theo tinh thần Sắc   lệnh số 47/SL ngày 10/10/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các thể lệ đăng ký  hộ  tịch đã được quy định trong Bộ  Dân luật giản yếu được áp dụng  ở  Nam  kỳ, Hoàng Việt hộ  luật được áp dụng  ở  Trung kỳ  và Dân luật Bắc kỳ  tiếp   tục được áp dụng ở Việt Nam. Điều đó cho thấy công tác hộ tịch đóng vai trò  quan trọng và luôn được duy trì trong bất cứ hoàn cảnh nào. Trong công cuộc cải cách nền hành chính nói chung ở nước ta hiện nay  và ngành Tư  pháp nói riêng được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Nghị  quyết số  08–NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ  chính trị  về  một số  nhiệm vụ  trọng tâm của công tác tư  pháp trong thời gian tới đã chỉ  ra các nhiệm vụ  cụ  SVTH: Nguyễn Việt Vương Trang 1 Báo cáo thực tập NHD: Nguyễn Văn Định  thể   trong  các   hoạt   động   bổ   trợ   tư   pháp.   Nghị   quyết   số   49–NQ/TW  ngày  02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 định  hướng nhiệm vụ  và hoàn thiện các chế  định bổ  trợ  tư  pháp. Và căn cứ  vào  quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình và các Luật liên quan  khác, Chính phủ đã ban hành 8 Nghị định điều chỉnh lĩnh vực hộ tịch(1) (cả hộ  tịch trong nước và hộ tịch có yếu tố nước ngoài). Ngày 20/11/2014, Quốc hội  nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII kỳ họp thứ 8 đã thông   qua Luật Hộ tịch và Luật chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2016. Luật Hộ  tịch được ban hành nhằm luật hóa các quy định về  đăng ký, quản lý hộ  tịch  trong các Nghị định của Chính phủ đã được thực tiễn kiểm nghiệm, bảo đảm  tính kế thừa và phát triển, cụ thể hóa thẩm quyền và quy trình thực hiện công   tác hộ  tịch. Trên cơ sở  quy định của Luật, Chính phủ  đã ban hành  Nghị  định  số  123/2015/NĐ­CP  ngày 15/11/2015 quy định một số  điều và biện pháp thi  hành Luật Hộ tịch; Thông tư số 15/2015/TT­BTP  ngày 16/11/2015 của Bộ Tư  pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số  123/2015/NĐ­CP  ngày 15/11/2015  của Chính phủ  quy định một số  điều và  biện pháp thi hành Luật Hộ  tịch để  bảo đảm các nội dung của Luật được   triển khai thực hiện có hiệu quả. Qua thời gian học tập  ở  Trường và thực tập tại UBND phường Hoà   Hiệp  Nam   đã   giúp  em   nhận  thức   được   những   nhiệm  vụ,   hoạt   động   của   UBND phường. Nhưng điều em tâm đắc nhất là công tác hộ  tịch vì công tác   này giúp em củng cố thêm phần kiến thức, có nhiều kinh nghiệm và áp dụng  lý thuyết đã học vào thực tế, hiểu rõ hơn về  bài học và thấy được những  1(1)  Nghị định số 83/1998/NĐ­CP ngày 10/10/1998 về đăng ký hộ tịch;  Nghị định số 77/2001/NĐ­CP ngày 22/10/2001 quy định  chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị  quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật  hôn nhân và gia đình;  Nghị định số 32/2002/NĐ­CP ngày 27/3/2002 quy định việc áp dụng Luật hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số;  Nghị định số 68/2002/NĐ­CP ngày 10/7/2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật  hôn nhân và gia đình về quan  hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ; Nghị định số 69/2006/NĐ­CP ngày 21/7/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều   của Nghị định số 68/2002/NĐ­CP; Nghị định số 158/2005/NĐ­CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch; Nghị định  số 06/2012/NĐ­CP ngày 02/02/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân gia đình và chứng   thực; Nghị định số 24/2013/NĐ­CP ngày 28/3/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về  quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.  SVTH: Nguyễn Việt Vương Trang 2 Báo cáo thực tập NHD: Nguyễn Văn Định  thiếu sót trong quá trình công tác nhằm hoàn thành tốt công việc được giao.   Để đánh giá đúng thực trạng tình hình và đề  ra những giải pháp phù hợp, em  chọn đề tài “Công tác quản lý nhà nước về hộ tịch ở UBND phường Hoà   Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố  Đà Nẵng hiện nay” làm báo cáo  thực tập. 2. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề  tài là các vấn đề  lý luận thực tiễn của  quản lý nhà nước về hộ tịch. Phạm vi nghiên cứu của đề  tài về  mặt không gian được giới hạn  ở  UBND phường Hoà Hiệp Nam,  quận Liên Chiểu,  thành phố  Đà  Nẵng; về  mặt thời gian được giới hạn từ năm 2013 đến nay. Mục đích nghiên cứu của đề  tài là làm rõ hơn nữa cơ  sở  lý luận, thực   tiễn của quản lý nhà nước về  hộ  tịch nói chung và  ở  U ...

Tài liệu được xem nhiều: