Danh mục

Báo cáo thực tập: Công tác quản trị sản xuất trong Công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội

Số trang: 10      Loại file: docx      Dung lượng: 25.12 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phân tích hệ thống sản xuất, mặt bằng sản xuất và vị trí của công ty, phân tích công suất thiết kế và công suất sử dụng của công ty, công tác quản lý vật tư và tài sản cố định trong công ty là những nội dung chính trong báo cáo thực tập "Công tác quản trị sản xuất trong Công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội". Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo thực tập: Công tác quản trị sản xuất trong Công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội CÔNG TÁC  QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TRONG CÔNG TY DỆT VẢI CÔNG  NGHIỆP HÀ NỘI Sản xuất là một chức năng chính của mọi doanh nghiệp sản xuất, cho nên   quản lý sản xuất là được coi là một trong những yếu tố  quan trọng quyết   định trực tiếp đến đến kết quả  hoạt động sản xuất và sức cạnh tranh của  doanh nghiệp thông qua chất lượng sản phẩm, giá thành sản xuất và thời gian  cung cấp sản phẩm bởi quản trị  sản xuất chính là quá trình thiết kế, hoặch   định, tổ  chức điều hành và kiểm tra theo dõi hệ  thống sản xuất nhằm thực   hiện những mục tiêu sản xuất đề  ra. Mục tiêu tổng quát của quản trị  sản   xuất đặt ra là đảm bảo thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng trên cơ sở sử  dụng hiệu quả nhất các yếu tố sản xuất, để thực hiện mục tiêu này quản trị  sản xuất đề ra các mục tiêu cụ thể sau: ­ Tăng cường độ tin cậy bằng chất lượng sản phẩm  ­ Rút ngắn thời gian sản xuất và cung cấp sản phẩm . ­ Tăng tính linh hoạt của hệ thống sản xuất  ­ Giảm chi phí sản xuất tới mức thấp nhất để  tạo ra một đơn vị  đầu ra như  chi phí trả lương, khấu hao máy móc thiết bị, chi phí tài chính,... ­ Góp phần động viên khuyến khích người lao động để  họ  quan tâm đến kết  quả chung của doanh nghiệp. ­ Xây dựng hệ thống sản xuất của doanh nghệp có độ linh hạot cao. Doanh nghiệp chỉ  có thể  đạt được các mục tiêu trên khi quản lý tốt hai nội  dung của quản trị  sản xuất: thứ nhất là quản lý dòng sản xuất và thứ  hai là  quản lý kế  hoạch sản xuất hay cụ  thể  là các nội dung sau: dự  báo nhu cầu  sản xuất sản phẩm; thiết kế sản xuất và quy trình công nghệ; quản trị  công   suất của doanh nghiệp;xác định vị trí đặt doanh nghiệp; bố trí sản xuất trong   doanh nghiệp; lập kế hoạch các nguồn lực; điều độ sản xuất và kiểm soát hệ  thống sản xuất. 1 1. Phân tích hệ thống sản xuất, mặt bằng sản xuất và vị trí của Công ty  Càng ngày khoa học công nghệ  càng phát triển đã tạo điều kiện cho các nhà  sản xuất ngày càng có khả  năng tạo ra khối lượng sản phẩm lớn hơn nhiều   lần trong một khoảng thời gian như  cũ, nhưng nó chỉ  thật sự  mang lại hiệu   quả  cao khi các nhà quản lý có cách bố  trí và phân bổ  các nguồn lực  hợp lý  cho từng loại hình sản xuất.  Quản trị sản xuất quan tâm đến công tác tổ chức sản xuất lao động khoa học   hợp lý như quan tâm đến các nguyên tắc bố trí mặt bằng sản xuất các nguyên  tắc hình thành hệ thống sản xuất,... Đây là công việc rất quan trọng bởi nếu   thực hiện tốt nó sẽ tiết kiệm được thời gian, nguồn lực,... và do đó tiết kiệm   chi phí sản xuất.  a. Nguyên tắc hình thành hệ thống sản xuất trong công ty dệt vải công nghiệp   Hà Nội: Vì mỗi xí nghiệp sản xuất của công ty có đặc thù riêng cho nên hệ thống sản  xuất cũgn được hình thành trên nguyên tắc phù hợp với đặc thù của nó. * Tại xí nghiệp Mành hệ  thống sản xuất được hình thành theo nguyên tắc   chuyên môn hoá công nghệ. Theo nguyên tắc này mỗi phân xưởng sẽ  đảm  nhận một giai đoạn công nghệ nhất định trong quy trình công nghệ  sản xuất  sản phẩm chính của mình. Cụ  thể  như  sau: Sợi sau khi được xe sẽ  chuyển  sang công đoạn dệt mành, vải mành sau khi dệt sẽ được chuyển vào kho bán   thành phẩm và sản phẩm chính hoàn thành sau khi vải mành được nhúng keo.    Ưu điểm của nguyên tắc này là công ty có khả  năng thích  ứng cao với sự  biến động về  thị  trường sản phẩm, công tác quản lý kỹ  thuật chuyên môn   đơn giản. Nhưng với nguyên tắc này tổ  chức phối hợp giữa các đơn vị  sản   xuất rất phức tạp khi phải gia côngnhiều loại sản phẩm làm chi phí vận  chuyển nội bộ  tăng, dự  trữ vật tư bán thành phẩm trong snr xuất lớn và chu  kỳ sản xuất kéo dài. 2 * Tại xí nghiệp May, xí nghiệp Vải không dệt: hệ thống sản xuất được hình  thành theo nguyên tắc chuyên môn hoá sản phẩm. Theo nguyên tắc này tổ  chức sản xuất trở nên đơn giản hơn, chu kỳ sản xuất ngắn, chuyên môn hoá   lao động sâu nên trình độ tay nghề của người lao động thấp nhưng năng suất  lao động cao cho phép công ty  có thể tiết kiệm được chi phí tiên lương trực   tiếp. Tuy nhiên với nguyên tắc này quản lý kỹ thuật trở nên phức tạp, chi phí  đầu tư, mua sắm và lắp đặt máy móc thiết bị  thường rất lớn vì các thiết bị  chuyên dùng sản xuất từng loại sản phẩm.  b. Nguyên tắc bố trí mặt bằng sản xuất trong công ty: Bố  trí mặt bằng sản xuất là sự  sắp xếp bố  trí các yếu tố  của hệ  thống sản   xuất bao gồm các phân xưởng sản xuất chính, phụ, các bộ  phận phục vụ  mang tính chất sản xuất trên một không gian diện tích nhất định đã được biến   đổi thích hợp. Công ty đã sắp xếp bố  trí các phân xưởng sản xuất dựa trên   nguyên tắc sau: * Nguyên tắc tuân thủ hành trình công nghệ gia công chế biến sản phẩm: tức   là các phân xưởng sản xuất được sắp xếp theo quy trình công nghệ sản xuất   sản phẩm. Sản phẩm trải qua phân xưởng nào trứơc thì phân xưởng đó được  bố trí gần kho nguyên liệu, phân xưởng cuối cùng sản phẩm trải qua sẽ nằm   gần kho thành phẩm, các phân xưởng có quan hệ  trực tiếp với nhau thì sắp   xếp gần nhau, kho nguyên liệu thành phẩm được sắp xếp gần đường giao  thông doanh nghiệp. * Nguyên tắc đảm bảo khả năng mở rộng sản xuất: Quy luật phát triển thường dẫn đến tăng sản lượng sản xuất hoặc đa dạng  hoá sản phẩm bằng cách đưa vào sản xuất thêm các laọi sản phẩm khác điều  đó đòi hỏi các công ty sau một thời gian hoạt động thường có nhu cầu mở  rộng mặt bằng sản xuất vì vậy ngay từ khi chọn địa điểm và bố trí mặt bằng  sản xuất người ta đã phải dự  kiến khả  năng mở  rộng sản xuất trong tương   lai. 3 * Nguyên tắc đảm bảo an toàn cho sản xuất và người lao động : Khi bố  trí  sản xuát công ty luôn tính đến các yếu tố an toàn cho người lao động, cho máy  móc thiết bị  đảm bảo chất lượng sản phẩm và tạo ra môi trường làm việc  thuận lợi cho người công nhân như  chống  ồn, trống bụi, chống rung chống  cháy nổ, khả năng thông gió chống nóng tự nhiên, thiết bị có khói hơi độc bức  xạ phải xếp ở cuối hướng gió chính và không gần khu vực dân cư. * Nguyên  ...

Tài liệu được xem nhiều: