Danh mục

Báo cáo thực tập: Phân công lao động theo giới trong gia đình vùng nông thôn thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước - Tăng Tùng Lâm

Số trang: 96      Loại file: doc      Dung lượng: 973.50 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 96,000 VND Tải xuống file đầy đủ (96 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài báo cáo thực tập "Phân công lao động theo giới trong gia đình vùng nông thôn thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước" do sinh viên Tăng Tùng Lâm để nắm bắt được quan niệm của người dân nới đây về sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình. Từ đó thấy rõ vai trò lao động của người phụ nữ trong gia đình, bất bình đẳng giữa nam giới và nữ giới diễn ra như thế nào nhằm góp phần để có cái nhìn đúng hơn về người phụ nữ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo thực tập: Phân công lao động theo giới trong gia đình vùng nông thôn thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước - Tăng Tùng Lâm I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trong lịch sử  phát triển xã hội, loài người đã biết đến chế  độ  mẫu  hệ, lúc đó quyền lực trong dòng tộc thuộc về người phũ nữ. Xã hội phát  triển, thay đổi, chế độ mẫu hệ dần bị thu hẹp lại và được thay thế bằng   chế  độ  phụ  hệ, từ  đó quyền lực thuộc về  nam giới. Và trong sự  phát  triển, chính nhờ sự mạnh mẽ về thể chất, sự cứng rắn về tinh thần của   người đàn ông đã góp phần củng cố  cho địa vị  thống trị  của họ. Thế  những, xã hội dần có nhiều sự  thay đổi, sức mạnh về  thể  chất không  còn chiếm  ưu thế  tuyệt đối nữa mà đồng thời xã hội cần những công  dân có trí tuệ, có sức mạnh tư  duy, đó là những đặc điểm mà phụ  nữ  không hề thua kém nam giới.Trong những năm gần đây trên thế giới, vai  trò và vị  trí của người phụ  nữ  được nâng lên kể. Phụ  nữ  đã có quyền  bình đẳng so với nam giới. Họ được tự do học hành, được tham gia vào  các hoạt động của xã hội theo khả  năng của mình, có được quyền bỏ  phiếu, ứng cử...   Theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) năm 2002, hàng  năm nền kinh tế toàn cầu đã bỏ  qua khoảng 11 tỉ  USD Mỹ từ thu nhập   của phụ  nữ  do họ  làm những công việc gia đình mà không được tính  công. Thực tế, vô hình chung, công việc gia đình được coi như là nhiệm  vụ  riêng của người phụ  nữ, đó là những “lao động không công”, không  được trả  lương và không được xã hội ghi nhận. Sự  bất bình đẳng này  tồn tại ở mức độ này hay mức độ khác và không ngoại trừ một quốc gia  nào. 1 Tại Việt Nam, thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế  ­ xã hội   chuyển từ tự cung, tự cấp, kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường sản  xuất hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lí của nhà nước, theo hướng  xã hội chủ  nghĩa. Điều đó có  ảnh hưởng vô cùng to lớn đến hoạt động  kinh tế và đời sống xã hội nói chung. Nhờ có sự chuyển biến định hướng   đúng đắn có tính chiến lược của Đảng và Nhà nước, đời sống nhân dân  được cải thiện, nâng cao hơn. Cơ  chế  thị  trường đi sâu vào mọi khía  cạnh của đời sống, các mối quan hệ của con người đang có sự  thay đổi  lớn. Mối quan hệ  giữa các thành viên trong gia đình cũng chịu những sự  tác động từ sự thay đổi đó. Gia đình vốn được coi là hạt nhân cơ bản của xã hội. Nghị quyết hội   nghị  Trung  ương V đã đặt vấn đề  gia đình  ở  một tầm quan trọng trong  sự nghiệp xây dựng văn  hóa và phát triển về mọi mặt của đất nước. Đó  là “Phải giữ  gìn và phát huy những những đạo đức tốt đẹp vốn có của   gia đình Việt Nam nhằm tạo ra một lối sống lành mạnh, coi trọng xây  dựng gia đình văn hóa và xây dựng mối quan hệ khăng khít gia đình, nhà  trường và xã hội”. Trong đó, mục tiêu quan trọng của Đảng và Nhà nước  ta là tăng cường sự tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa  và xã hội của phụ  nữ  nhằm nâng cao vai trò, vị  trí của người phụ  nữ  trong gia đình nói riêng và ngoài xã hội nói chung. Theo chỉ thị 37/CT­TW   ngày 16­05­1994 khẳng định: “Nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý  Nhà nước, quản lý kinh tế  ­ xã hội là một yêu cầu quan trọng để  thực  hiện quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ, là điều kiện để phát huy tài  năng, trí tuệ và nâng cao địa vị cho phụ nữ.” Tuy nhiên, bản thân xã hội   của nước ta với các yếu tố truyền thống, đặc biệt là tư  tưởng Nho giáo  vẫn là một nhân tố đáng kể tác động trực tiếp đến quan niệm và hành vi   ứng xử của người dân trong cuộc sống. Các chuẩn mực xã hội và những  2 lễ  giáo phong kiến khiến cho người phụ  nữ luôn bị  ràng buộc trong gia  đình, rơi vào địa vị phụ thuộc, luôn sống bó hẹp trong “tam tòng tứ đức”  và có thân phận thấp hèn, không được bình đẳng với nam giới. Nhiều  nơi phụ  nữ  bị  đối xử  bất công, luôn bị  lép vế, lao động cực nhọc, thức  khuya dậy sớm, không có tiếng nói trong gia đình, không được tham gia   vào các công việc trong xã hội. Quan niệm trọng nam khinh nữ  và tư  tưởng coi thường phụ  nữ  vẫn còn đang tồn tại dưới nhiều hình thức  khác nhau. Chế  độ  gia trưởng  và sự  bất bình đẳng thường  là những  nguyên nhân dẫn đến sự  phụ  thuộc trong cuộc sống gia đình của người  phụ nữ. Bình đẳng giới là một đòi hỏi cấp thiết và thiết thực nhằm đem lại   sự  giải phóng cho phụ  nữ, tạo cho họ  có nhiều cơ  hội cùng nam giơi   tham gia hoạt động xã hội, có được vị trí và chỗ đứng cá nhân ở ngoài xã  hội và bên trong gia đình. Sự  phân công lao động hợp lý các công việc  trong gia đình không những là chìa khóa để đảm bảo cho sự ổn định bền  chặt, êm ấm của gia đình, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của  cả  nam giới và nữ giới về  mọi mặt xã hội. Trong lịch sử  phát triển của  xã hội loài người, bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về  giới cũng đều cản   trở sự phát triển bền vững, tạo nên xung đột xã hội. Vì vậy, vấn đề bình   đẳng giới mang ý nghĩa hết sức sâu sắc về kinh tế, văn hóa, chính trị. Thông qua việc nghiên cứu đề tài về “ Thực trạng sự phân công lao   động giữa vợ và chồng trong gia đình” qua khảo sát tại thôn Đồng Vang  ­  xã Kim Long  ­ huyện Tam Dương ­ tỉnh Vĩnh Phúc, để  thấy được  quan niệm của người dân nới đây về sự phân công lao động giữa vợ và  chồng trong gia đình. Từ đó thấy rõ vai trò lao động của người phụ nữ  trong gia đình, bất bình đẳng giữa nam giới và nữ  giới diễn ra như thế  nào nhằm góp phần để  có cái nhìn đúng hơn về  người phụ  nữ. Thêm  3 nữa, nó còn đề ra những biện pháp và khuyến nghị để nâng cao hơn vai   trò của người phụ  nữ, phát huy hết tiềm năng của người phụ  nữ  góp  phần xây dựng một xã hội ngày càng công bằng văn minh. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu: Tác phẩm: “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà  nước” (Engels, 1884) đã mô tả sự phân công lao động theo giới gắn liền  với các kiểu hôn nhân và gia đình,  ...

Tài liệu được xem nhiều: