Danh mục

Báo cáo thực tập: Tăng cường quản lý công nợ phải thu của Công ty Cổ phần Gas Petrolimex

Số trang: 77      Loại file: doc      Dung lượng: 462.00 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với kết cấu nội dung gồm 3 chương, báo cáo thực tập "Tăng cường quản lý công nợ phải thu của Công ty Cổ phần Gas Petrolimex" giới thiệu đến các bạn những vấn đề cơ bản về quản lý công nợ phải thu của doanh nghiệp, thực trạng quản lý công nợ phải thu tại Công ty Cổ phần Gas Petrolimex, những giải pháp nhằm tăng cường quản lý công nợ phải thu tại Công ty Cổ phần Gas Petrolimex.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo thực tập: Tăng cường quản lý công nợ phải thu của Công ty Cổ phần Gas Petrolimex LỜI MỞ ĐẦU Thị  trường tài chính Việt Nam đang sôi động từng ngày bởi sự  lớn   mạnh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước kéo theo đó là sự phát triển  không ngừng của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam tạo cho nước ta một vị thế  không nhỏ trên trường quốc tế. Sau một thời gian dài đàm phán để gia nhập  vào tổ  chức thương mại thế giới, ngày 7/11/2006, cả  nước ta hoan hỉ  chào  đón Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ  150 của WTO, đánh dấu   một bước đột phá đối với nền kinh tế  Việt Nam. Cũng chính từ  thời điểm  đó những mối quan hệ thương mại quốc tế mới mở ra trước mắt làm cho   bánh xe kinh tế Việt Nam đã nóng lại càng nóng hơn và như được bôi trơn  dầu mỡ, nó bắt đầu hoạt động nhịp nhàng với tốc độ  ngày càng tăng hứa  hẹn một tương lai vững mạnh cho Việt Nam trên mọi mặt của nền kinh tế.  Để thúc đẩy cỗ máy kinh tế đó hoạt động tốt các doanh nghiệp, các   tổ  chức kinh tế  cũng như  mọi cá nhân đã đang và sẽ  nỗ  lực không ngừng  trong khả  năng có thể  để  làm lành mạnh doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp  hoạt động hiệu quả  hơn. Một trong những vấn đề  mà các doanh nghiệp   phải đối mặt khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển đó là các quan   hệ tín dụng ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp, chính từ đó sự phát sinh   nợ  đã trở  thành một yếu tố  tất nhiên trong hoạt động kinh doanh, trong đó  bao gồm cả tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại. Tình trạng nợ nần   này phải được nhìn từ  cả  hai khía cạnh: từ  phía người cho vay (bên cung   cấp tín dụng hay là chủ  nợ) và phía người đi vay (bên nhận tín dụng hay  khách nợ), và đôi khi phải tính đến cả những yếu tố thị trường nữa (những   tác nhân bên ngoài ảnh hưởng tới quan hệ tín dụng của cả hai bên). Hiện nay  ở nước ta nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với rủi  ro tín dụng rất cao trong đó rủi ro rủi ro về tổn thất nợ khó đòi là một trong   những nhân tố  cần được kiểm soát chặt chẽ. Trong nhiều trường hợp, tổn   thất nợ khó đòi giữa các doanh nghiệp đang tiếp tục gia tăng làm suy giảm   năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, thậm chí dẫn tới nguy cơ  phá  sản. Trước nền kinh tế  đã được hội nhập, trước môi trường cạnh tranh   ngày càng gay gắt, vấn đề quản lý công nợ phải thu và xử lý nợ khó đòi đã   và đang trở nên vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp  ở nước ta hiện   nay. Nhận thấy tính cần thiết của việc quản lý công nợ  phải thu và xử  lý  nợ  khó đòi  ở  doanh nghiệp, qua quá trình thực tập  ở  công ty cổ  phần gas   Petrolimex em đã đi sâu tìm hiểu tình hình hoạt động của công ty và đã  quyết định chọn đề tài: “Tăng cường quản lý công nợ phải thu của công ty cổ phần gas   Petrolimex”. Đề tài của em gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề  cơ  bản về quản lý công nợ  phải thu của   doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng quản lý công nợ phải thu tại công ty cổ phần  gas Petrolimex. Chương 3: Những giải pháp nhằm tăng cường quản lý công nợ phải  thu tại công ty cổ phần gas Petrolimex. CHƯƠNG I  NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CÔNG NỢ PHẢI  THU CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Khái quát về tài sản của doanh nghiệp  1.1.1. Khái niệm Để tìm hiểu về tài sản của doanh nghiệp trước tiên chúng ta cần biết   doanh nghiệp là gì?  Theo luật doanh nghiệp của nước cộng hoà xã hội chủ  nghĩa Việt  Nam: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở  ổn  định, được đăng kí kinh doanh theo qui định của pháp luật, nhằm mục đích  thực hiện các hoạt động kinh doanh. Từ đó ta thấy doanh nghiệp là một thực thể kinh doanh đơn vị kinh tế  nắm trong tay các tiềm lực và tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm thu   được lợi nhuận và cần phải ghi chép, tổng hợp cũng như báo cáo. Bất cứ  doanh nghiệp nào khi muốn tiến hành kinh doanh cũng cần   phải có một lượng vốn nhất định. Lượng vốn đó biểu hiện dưới dạng vật  chất hay phi vật chất và được đo bằng tiền gọi là tài sản. Mặt khác,để  có  tài sản đó thì vốn của doanh nghiệp lại được hình thành từ  nhiều nguồn  khác nhau gọi là nguồn vốn. Về mặt kinh tế tài sản phản ánh qui mô và kết   cấu các loại tài sản còn nguồn vốn phản ánh cơ  cấu tài trợ, cơ  cấu vốn  cũng như khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp. Như vậy tài sản   và nguồn vốn là hai mặt giá trị  của vốn có mối quan hệ  chặt chẽ  và luôn  được ghi chép trên bảng cân đối kế  toán_một báo cáo tài chính tổng hợp   phản ánh tổng quát tình hình vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất  định theo nguồn tình hình tài sản (giáo trình Hạch toán kế  toán trong các   doanh nghiệp). Bảng cân đối kế toán thông thường có các khoản mục sau: Bảng 1.1. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP TÀI SẢN NGUỒN VỐN Tài sản lưu động Nợ phải trả 1. Tiền 1. Nợ ngắn hạn 2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn h2. ạn Nợ dài hạn 3. Các khoản phải thu 3. Nợ khác 4. Hàng tồn kho Nguồn vốn chủ sở hữu 5. Tài sản lưu động khác 1. Nguồn vốn­quỹ 6. Chi sự nghiệp ­4 Nguồn vốn kinh doanh   Tài sản cố định và đầu tư dài hạn­5 Chênh lệch đánh giá lại tài sản  1. Tài sản cố định ­6 Chênh lệch tỷ giá hối đoái ­1 Tài sản cố định hữu hình  ­7 Quỹ đầu tư phát triển ­2 Tài sản cố định thuê tài chính ­8 Quỹ dự phòng tài chính ­3 Tài sản cố định vô hình ­9 Lợi nhuận chưa phân phối 2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn­1 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 2. Nguồn kinh phí khác 4. Các khoản ký quỹ ký cược dài hạn­1 Quỹ khen thưởng phúc lợi 5. Chi phí trả trước dài hạn ­1 Quỹ quản lý của cấp trên ­1 Nguồn ...

Tài liệu được xem nhiều: