Danh mục

Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ 2007: Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới

Số trang: 358      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.26 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 179,000 VND Tải xuống file đầy đủ (358 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài tổng kết toàn diện quá trình thực hiện xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc của Đảng ở các tỉnh Tây Nguyên trong những năm đổi mới, rút ra những kinh nghiệm thực tiễn. Trên cơ sở đó xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề dân tộc, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ 2007: Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ – HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ---YZ--- BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ NĂM 2007 XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (Mã số: B. 07 - 29)Cơ quan chủ trì: Học viện Chính trị khu vực IIIChủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Trương Minh Dục 6806 17/4/2008 Đà Nẵng, tháng 12 năm 2007 CÁC CHỮ VIẾT TẮTBCH: Ban Chấp hànhBCĐ : Ban chỉ đạoCNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóaCNXH: Chủ nghĩa xã hộiCT : Chỉ thịCTQG: Chính trị quốc giaDTTS: Dân tộc thiểu sốĐCĐC: Định canh, định cưHTCT: Hệ thống chính trịNHNN: Ngân hàng nông nghiệpNxb: Nhà xuất bảnQĐ : Quyết địnhTTg : Thủ tướngTU : Tỉnh ủyTW: Trung ương 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tây Nguyên (bao gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông vàLâm Đồng) có hơn 46 dân tộc anh em sinh sống (ïcó 12 dân tộc bản địa). Đây là địabàn có vị chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế và quốc phòng, anninh; có tuyến biên giới dài 591 km, trong đó có 150 km tiếp giáp với tỉnh Atôpơcủa Lào và 441 km tiếp giáp với hai tỉnh Mônđônkiri, Ratanakiri của Cămpuchia. Quán triệt Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị, Quyết định 72 của Hội đồng Bộtrưởng (nay là Chính phủ), Chỉ thị 525 của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là Nghịquyết 10 của Bộ Chính trị ngày 18 tháng 01 năm 2002, sau 20 năm đổi mới, kinh tế- xã hội Tây Nguyên đã có những bước phát triển khá toàn diện và đang chuyểnmạnh sang sản xuất hàng hóa. Hệ thống chính trị cơ sở được kiện toàn, khối đạiđoàn kết các dân tộc được giữ vững. Các cấp ủy đảng ở Tây Nguyên đã tập trungxây dựng cơ sở chính trị ngày càng vững mạnh, phát huy được vai trò lãnh đạo, tổchức thực hiện có hiệu quả các chương trình kinh tế, xã hội và duy trì tốt các phongtrào chính trị xã hội của địa phương. Thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhândân từng bước được củng cố và tăng cường, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Quán triệt những chủ trương, chính sách về củng cố và tăng cường khối đạiđoàn kết dân tộc của Đảng, nhận thức đúng đắn vị trí và đặc điểm của vùng đồngbào dân tộc thiểu số, đảng bộ các tỉnh Tây Nguyên đã ban hành nhiều nghị quyếtchuyên đề về củng cố và tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở TâyNguyên, công tác vận động đồng bào các dân tộc, củng cố cơ sở chính trị, đầu tưphát triển kinh tế - xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và thế trận quốcphòng toàn dân. Vì vậy, khối đại đoàn kết dân tộc ở các tỉnh Tây Nguyên đã đượccủng cố và tăng cường. Công tác dân vận được triển khai đồng bộ, toàn diện vớinhiều hình thức phong phú, đa dạng; nội dung cụ thể, thiết thực, sát hợp, hướnghoạt động về cơ sở, địa bàn khu dân cư. Trong quá trình tổ chức vận động các tầnglớp nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công tác dân vận đã coi trọng vận 3động quần chúng đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực, kịp thời giải quyết các“điểm nóng“ từ khi mới phát sinh, góp phần giữ vững an ninh chính trị và ổn định ởTây Nguyên. Nhiều mô hình dân vận tốt đã xuất hiện và được nhân rộng như môhình thành lập các đội công tác, mô hình kết nghĩa, đỡ đầu của các đơn vị, cơ quanban, ngành với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ địa... đạt nhiều hiệu quảtrong việc xóa đói, giảm nghèo; xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, chăm sócsức khỏe nhân dân; xây dựng đời sống văn hóa mới ở các bản làng, khu dân cư. Tuy nhiên, trong thời gian qua, khối đại đoàn kết dân tộc ở các tỉnh TâyNguyên tuy được củng cố và tăng cường nhưng chưa thật vững chắc. Một số cấp ủyđảng địa phương chưa có nhận thức đúng đắn về vị trí của công tác xây dựng và củngcố khối đoàn kết dân tộc, chưa quán triệt chủ trương về đổi mới công tác dân vận củaĐảng trong tình hình mới. Nội dung, hình thức hoạt động của công tác dân vận chưathiết thực, cụ thể, thiếu chiều sâu. Cơ chế phối hợp giữa các ban ngành, chính quyền,mặt trận và các đoàn thể chưa chặt chẽ, đồng bộ, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quảcủa phong trào. Đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận, nhất là ở cơ sở còn hạn chế vềnăng lực, trình độ, chưa được đào tạo cơ bản. Lợi dụng những khó khăn về đời sống, đặc điểm tâm lý, phong tục tập quáncủa đồng bào dân tộc thiểu số và những thiếu sót, sơ hở trong quá trình thực hiệnchính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng, và Nhà nước, các thế lực thù địchvà phản động đã tăng cường hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chủtrương của Đảng. Thông qua việc truyền đạo Ti ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: