Danh mục

BÁO CÁO TỔNG KẾT 15 NĂM TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ Ở VIỆT NAM

Số trang: 19      Loại file: doc      Dung lượng: 147.00 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau gần 15 năm tổ chức thực hiện chính sách BHYT, từ khi triển khai các mô hình thí điểm về BHYT với nhiều hình thức, tên gọi khác nhau như: Quỹ bảo hiểm sức khỏe Hải Phòng; Quỹ khám chữa bệnh nhân đạo Vĩnh Phúc; Quỹ BHYT tự nguyện ở Bến Tre, Quảng Trị và Quỹ khám chữa bệnh đường sắt vv... cho đến khi được tổ chức thành một hệ thống tập trung thống nhất từ Trung ương đến địa phương như hiện nay, chính sách BHYT ở Việt Nam đã được hình thành và ngày càng phát...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BÁO CÁO TỔNG KẾT 15 NĂM TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ Ở VIỆT NAM BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: /VP-BHXH Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2007 BÁO CÁO TỔNG KẾT 15 NĂM TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ Ở VIỆT NAM Sau gần 15 năm tổ chức thực hiện chính sách BHYT, từ khi triển khai các mô hình thí điểm về BHYT với nhiều hình thức, tên gọi khác nhau như: Quỹ bảo hiểm sức khỏe Hải Phòng; Quỹ khám chữa bệnh nhân đạo Vĩnh Phúc; Quỹ BHYT tự nguyện ở Bến Tre, Quảng Trị và Quỹ khám chữa bệnh đường sắt vv... cho đến khi được tổ chức thành một hệ thống tập trung thống nhất từ Trung ương đến địa phương như hiện nay, chính sách BHYT ở Việt Nam đã được hình thành và ngày càng phát triển với những thành tựu rất đáng khích lệ. BHYT đã đi từ không đến có, ngày càng phát triển cả về lọai hình, số lượng người tham gia, chất lượng của các dịch vụ y tế được cung cấp, khẳng định được vị trí của mình trong đời sống xã hội và đang trở thành một trong những nhu cầu thiết yếu của mỗi người dân. Nhìn lại chặng đường 15 năm hình thành và phát triển đã qua, có thể thấy chính sách BHYT ở Việt Nam được triển khai, tổ chức thực hiện qua 3 giai đoạn cụ thể như sau: I. GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1992 ĐẾN NĂM 1998 Năm 1992 được coi là một mốc son lịch sử trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách BHYT ở Việt Nam. Với việc tổ chức thực hiện thí điểm thành công quỹ BHYT ở một số địa phương trong thời gian từ 1989-1991 đã cho thấy thực hiện chính sách BHYT là hướng đi đúng đắn, một giải pháp tích cực để tạo nên một nguồn lực tài chính ổn định cho hoạt động KCB nhằm tăng cường chất lượng phục vụ chăm sóc sức khỏe (CSSK) cho nhân dân theo định hướng công bằng, hiệu quả, cơ bản và lâu dài, góp phần thực hiện mục tiêu xã hội hoá công tác y tế. Trên cơ sở những kết quả đã đạt được và những bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thí điểm thực hiện BHYT, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Điều lệ BHYT kèm theo Nghị định số 299/HĐBT ngày 15/8/1992 khai sinh ra chính sách BHYT ở Việt Nam. 1. Về tổ chức bộ máy thực hiện chính sách BHYT: Trong giai đoạn này, bộ máy triển khai thực hiện chính sách BHYT ở Việt Nam được tổ chức theo mô hình đa quỹ, chịu sự quản lý, giám sát toàn diện của Hội đồng quản trị BHYT tại các địa phương và một số ngành như Dầu khí, Giao thông vận tải, Cao Su và ngành Than. Ở Trung ương, BHYT Việt Nam là cơ quan trực thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm quản lý, hướng dẫn và chỉ đạo nghiệp vụ đối với BHYT các địa phương và ngành. Mô hình tổ chức này đã phát huy được tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm trực tiếp của các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương, ngành cũng như các tổ chức đoàn thể tại địa phương đó, phù hợp với đặc điểm, tình hình kinh tế xã hội mỗi địa phương và đáp ứng tốt với các yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong giai đọan đầu tổ chức thực hiện chính sách BHYT ở Việt Nam. Tuy nhiên, mô hình tổ chức hệ thống BHYT giai đoạn này cũng đã sớm bộc lộ những bất cập mà trước hết là sự gia tăng tình trạng cục bộ, địa phương chủ nghĩa dẫn đến sự 1 không thống nhất, đồng bộ trong tổ chức thực hiện chính sách BHYT giữa các địa phương và ngành, giữa các vùng, miền khác nhau. Quyền lợi của người có thẻ BHYT theo đó cũng không được đảm bảo thống nhất và công bằng trong phạm vi cả nước, đặc biệt khi người bệnh có thẻ BHYT do điều kiện công tác hoặc thay đổi nơi tạm trú phải chuyển sang các cơ sở KCB khác ngoài địa phương và ngành hoặc chuyển tuyến điều trị theo yêu cầu chuyên môn. Một số cơ quan BHYT cấp tỉnh đã thành lập bộ phận đại diện của mình tại các địa phương khác để tổ chức thực hiện chính sách BHYT theo những quy định mang tính đặc thù, riêng có của địa phương mình kéo theo sự gia tăng biên chế của đội ngũ cán bộ, nhân viên BHYT, tạo nên sự chồng chéo và cồng kềnh về tổ chức ngay tại một cơ sở KCB. Bên cạnh đó, cơ quan BHYT cấp tỉnh phải chịu sự quản lý qua nhiều cấp, vừa ngang (trực thuộc địa phương) lại vừa dọc (chịu sự quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan Trung ương - BHYT Việt Nam). Sự phân định trách nhiệm giữa các cấp quản lý về khám chữa bệnh BHYT không được rõ ràng, việc phối hợp công tác giữa các Sở Y tế, BHYT Việt Nam, Hội đồng quản trị BHYT cấp tỉnh chưa đồng bộ và thống nhất đã tạo ra không ít khó khăn, lúng túng cho cơ quan BHYT trong qua trình tổ chức thực hiện và ảnh hưởng không tốt đến quyền lợi của người bệnh có thẻ BHYT. 2. Về cơ chế quản lý và sử dụng quỹ BHYT: Với mô hình tổ chức bộ máy thực hiện chính sách BHYT như trên, quỹ BHYT cũng được quản lý và sử dụng phân tán, cục bộ theo địa phương, ngành. Ngoài quỹ dự phòng khám chữa bệnh và một phần kinh phí quản lý được BHYT các địa phương và ngành trích nộp về BHYT Việt Nam, toàn bộ nguồn thu BHYT được quản lý và sử dụng tại các địa phương, ngành theo kế hoạch đã được Hội đồng quản trị BHYT phê duyệt. BHYT Việt Nam ngoài chức năng chỉ đạo và hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ đối với BHYT cấp tỉnh còn trực tiếp quản lý và sử dụng nguồn kinh phí thu được từ các đối tượng tham gia BHYT là người lao động thuộc khối các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Phương thức quản lý, sử dụng quỹ BHYT trong giai đoạn này đã tạo nên và duy trì tính chủ động về mặt tài chính cho cơ quan BHYT các địa phương, ngành, phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội và khả năng thanh toán của quỹ BHYT theo địa bàn hành chính và tính chất đặc thù của các ngành. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của cơ chế quản lý và sử dụng quỹ BHYT phân tán, cục bộ nêu trên là không thực hiện được đầy đủ tính cộng đồng – nguyên lý số một của hoạt động BHYT trên phạm vi cả nước. Cơ chế này không cho phép điều tiết quỹ BHYT từ nơ ...

Tài liệu được xem nhiều: