Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, nhóm tác giả tập trung giải quyết các nội dung: Cơ sở lý luận về định giá nhãn hiệu; kinh nghiệm định giá nhãn hiệu tại một số nước và tại Việt Nam, từ đó đề xuất phương pháp định giá nhãn hiệu áp dụng cho Việt Nam trong điều kiện hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm xây dựng ph−ơng pháp định giá nh∙n hiệu áp dụng trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá tại Việt Nam ViÖn KHCN Së H÷u TrÝ TuÖ B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò tµi: Nghiªn cøu lý luËn vµ thùc tiÔn nh»m x©y dùngph−¬ng ph¸p ®Þnh gi¸ nh∙n hiÖu ¸p dông trong giai ®o¹n c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ t¹i ViÖt Nam Cn®t: TrÇn Nam Long 8036 Hµ néi - 2010 MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, tại Việt Nam, tầm quan trọng của tài sản trí tuệnói chung và nhãn hiệu nói riêng đối với sự phát triển của mọi mặt đời sống xã hộingày càng được thừa nhận rộng rãi. Với nhiều doanh nghiệp thì tài sản trí tuệ đãđược coi là một nguồn lực không kém phần quan trọng so với các nguồn lực truyềnthống khác. Cùng với sự pháp triển của cơ chế thị trường, nhu cầu về việc định giá tài sảntrí tuệ cũng ngày càng cấp thiết. Đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn đã có nhiều quy địnhvề định giá tài sản trí tuệ được ban hành: Tiêu chuẩn tài sản vô hình, hệ thống cáctiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam (Bộ Tài chính ban hành)… Tuy nhiên, nhữngquy định này chưa thực sự đầy đủ, rõ ràng, cách hiểu, cách vận dụng còn thiếuthống nhất làm nảy sinh không ít khó khăn khi thực hiện. Thực tế đó đòi hỏi phảinghiên cứu đầy đủ, toàn diện về vấn đề định giá tài sản trí tuệ, trong đó sáng chế vànhãn hiệu được coi là hai loại tài sản trí tuệ điển hình. Đó là lý do và mục đích thực hiện của Đề tài “Nghiên cứu lý luận và thựctiễn nhằm xây dựng phương pháp định giá nhãn hiệu áp dụng trong giai đoạn côngnghiệp hóa, hiện đại hóa tại Việt Nam” Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, nhóm tác giả tập trung giải quyếtcác nội dung: Cơ sở lý luận về định giá nhãn hiệu; kinh nghiệm định giá nhãn hiệutại một số nước và tại Việt Nam, từ đó đề xuất phương pháp định giá nhãn hiệu ápdụng cho Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Phương pháp và quy trình định giá được đề xuất được tác giả áp dụng đểđịnh giá nhãn hiệu TISCO của Công ty Cổ phần gang thép Thái Nguyên như là mộtví dụ thực hành và kiểm nghiệm. 1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ NHÃN HIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ NHÃN HIỆU I. TỔNG QUAN VỀ NHÃN HIỆU 1.1 Khái niệm nhãn hiệu Tại Khoản 1 Điều 15 Hiệp định Các khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữutrí tuệ (TRIPS), nhãn hiệu được định nghĩa như sau: Nhãn hiệu là “bất kỳ một dấu hiệu, hoặc sự kết hợp của dấu hiệu có khả nănggiúp phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa, dịch vụcủa những doanh nghiệp khác. Các dấu hiệu gồm các từ, kể cả tên riêng, chữ cái,chữ số, yếu tố hình và tổ hợp màu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó,phải có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu. Trường hợp bản thân các dấu hiệukhông có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ tương ứng, các nước Thànhviên của Hiệp định có thể quy định rằng khả năng được đăng ký phụ thuộc vào tínhphân biệt đạt được thông qua việc sử dụng”. Theo Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam, nhãn hiệu được quy định như sau:“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cánhân khác nhau” (Điều 4.16). Như vậy, nhãn hiệu là một loại đối tượng sở hữu trí tuệ, thỏa mãn hai tiêu chí: - Phải là dấu hiệu dưới dạng chữ viết, con số, hình ảnh, màu sắc, hình khối(nhãn hiệu ba chiều), âm thanh, hình ảnh ba chiều, đoạn phim ngắn, thậm chí làmùi, vị; - Dấu hiệu đó phải có khả năng thực hiện chức năng phân biệt hàng hóa, dịchvụ. 1.2. Phân loại nhãn hiệu Căn cứ vào tiêu chí khác nhau mà có nhiều cách phân loại nhãn hiệu. Xét từgóc độ đặc tính của dấu hiệu tạo nên nhãn hiệu, có thể chia nhãn hiệu thành 02 loại: + Nhãn hiệu truyền thống: Nhãn hiệu bao gồm các dấu hiệu về chữ, số, màusắc, hình ảnh hoặc là sự kết hợp của các yếu tố nói trên. + Nhãn hiệu phi truyền thống: Nhãn hiệu gồm các dấu hiệu về âm thanh, hìnhảnh động, đoạn phim ngắn, ảnh ảo ba chiều, mùi, vị, một vật (device) có khả năngphân biệt hoặc là sự kết hợp của các yếu tố trên. Xét từ góc độ chức năng của nhãn hiệu, người ta chia nhãn hiệu thành các loại: + Nhãn hiệu thông thường; 2 + Nhãn hiệu tập thể: Nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của cácthành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổchức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. + Nhãn hiệu chứng nhận: Nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổchức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó đểchứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hànghoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặ ...