Danh mục

Báo cáo tốt nghiệp ngành khoa học môi trường: Ứng dụng công nghệ Viễn thám và GIS trong đánh giá các điều kiện sinh cảnh sống của loài cò Thìa (Platalea minor) tại vườn quốc gia Xuân Thủy–Nam Định

Số trang: 81      Loại file: doc      Dung lượng: 12.73 MB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu đề tài: nghiên cứu điều kiện sinh cảnh sống và các yếu tố thích nghi với loài cò Thìa (Platalea minor) (Temmink and schlegel, 1849); đề xuất giải pháp bảo tồn loài cò Thìa (Platalea minor) tại vườn quốc gia Xuân Thuỷ-Nam Định.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo tốt nghiệp ngành khoa học môi trường: Ứng dụng công nghệ Viễn thám và GIS trong đánh giá các điều kiện sinh cảnh sống của loài cò Thìa (Platalea minor) tại vườn quốc gia Xuân Thủy–Nam Định 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội thì sự suy giảm đang dạng sinh học đang là mối quan tâm đặc biệt đối với nhân lo ại. Đ ặc bi ệt các loài chim có giá trị về nguồn gen quý hiếm đang đứng trước nguy c ơ đó. Trong tiến trình tiếp theo đòi hỏi chúng ta phải có nhận thức và hành động đầy đủ hơn để đạt được sự bền vững, trong đó nhu cầu nghiên cứu để bảo tồn các loài đặc hữu, quý hiếm có nguy cơ truyệt chủng có nhiều giá trị không chỉ về sinh học mà còn về sinh thái môi trường (Đặng Hùng Phi, 2010) [7]. Khu đất ngập nước Xuân Thủy thuộc tỉnh Nam Định là khu ng ập nước đầu tiên ở Việt Nam đăng ký tham gia Công ước quốc tế về B ảo t ồn đất ngập nước (Công ước Ramsar). Ngày 2-1-2003, TT Chính ph ủ đã ra quyết định số 01/2003 QĐ-TTg, về việc chuyển Khu bảo tồn đất ngập nước Xuân Thủy thành Vườn quốc gia Xuân Thủy. Nhiệm vụ của VQG Xuân Thuỷ Nam Định là bảo tồn hệ sinh thái đất ngập n ước đi ển hình c ủa vùng cửa sông Hồng, các loài động, thực vật đặc trưng của hệ sinh thái đ ất ngập nước, đặc biệt là các loài thuỷ sinh và chim di trú, chim nước. Tại đây có 14 kiểu sinh cảnh chính, 116 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 99 chi, 12 họ. Thực vật nổi được công bố có 64 loài, ch ỉ có 2 ngành thực vật là hạt kín và hạt trần. Rừng có 2 hệ sinh thái chính là r ừng ngập mặn trên đất lầy thụt (gồm các loài cây trang, sú, bần chua, mắm, ô rô, cóc kèn,v.v...) và rừng phi lao trên giồng cát. Lúc đ ầu ch ỉ có r ừng Trang trồng thuần loại, sau đó có các loài cây khác phát tán tự nhiên hình thành rừng hỗn loại có độ che phủ lên tới 80-90%. (Pedersen và Nguyên Huy ̃ Thăng, 1996). Đây là vùng đất có sự đa dạng sinh h ọc cao và là n ơi trú ng ụ ́ 2 tránh rét về mùa Đông của nhiều loài chim di cư, trong đó có loài cò Thìa (Platalea minor) một loài chim được xếp tại mức EN (nguy cấp) theo thang đánh giá của IUCN. Cò Thìa là một loài quý hiếm có tên trong sách đỏ Vi ệt Nam đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao. Mỗi năm tại VQG Xuân Th ủy phát hiện trên dưới 50 cá thể. Trước thực trạng đó, đã có nhi ều nhà nghiên c ứu trong và ngoài nước đã thực hiện các khảo sát, đánh giá về môi trường thích nghi của loài chim đang dần tuyệt chủng này. Tuy nhiên, hầu h ết các nghiên cứu tiền lệ đều chưa đi sâu vào mối tương quan giữa đặc tính sinh lý của loài cò Thìa với sự đa dạng của sinh cảnh sống, cùng với m ối liên hệ chặt chẽ giữa bảo tồn đa dạng sinh học trong đó có mục tiêu bảo tồn loài đặc hữu của VQG Xuân thủy hiện nay. Với ý nghĩa đó, tôi ti ến hành thực hiện đề tài: “Ứng dụng công nghệ Viễn thám và GIS trong đánh giá các điều kiện sinh cảnh sống của loài cò Thìa (Platalea minor) tại vườn quốc gia Xuân Thủy – Nam Định”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quá - Góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học để bảo tồn loài cò Thìa (Platalea minor) (Temmink and schlegel, 1849). 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu điều kiện sinh cảnh sống và các yếu tố thích nghi với loài cò Thìa (Platalea minor) (Temmink and schlegel, 1849). - Đề xuất giải pháp bảo tồn loài cò Thìa (Platalea minor) tại vườn quốc gia Xuân Thuỷ - Nam Định. 1.3. Mục đích nghiên cứu 3 - Phân tích các nhân tố sinh thái ảnh h ưởng đến phân b ố loài cò Thìa (Platalea minor) trong Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ. - Đánh giá về thực trạng phân bố, phát triển tự nhiên của loài cò Thìa (Platalea minor) ở Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ. - Lập cơ sở dữ liệu (CSDL) sinh thái bằng GIS về phân bố loài cò Thìa (Platalea minor) trong Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ. - Đề xuất các giải pháp nhằm phục hồi và phát triển đàn cò đáp ứng mục tiêu bảo tồn. 1.4. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: Giúp cho sinh viên có cơ hội tiếp cận với cách thức thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học, vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tế. - Ý nghĩa trong thực tiễn: Đề tài trang bị cho sinh viên nh ững ki ến thức cơ bản về môi trường và hệ sinh thái rừng ngập mặn, hiểu thêm về đa dạng sinh học của nước nước ta. Từ đó giúp cho địa phương định hướng được biện pháp bảo tồn và duy trì loài cò Thìa quý hiếm trong thời gian tới. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Cơ sở lý luận 2.1.1.1. Một số khái niệm * Khái niệm môi trường Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2005 môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”. * Hệ sinh thái là hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và phát triển trong một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó. * Ða dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, v ề gi ống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên. * Theo Công ước Ramsar, vùng đất ngập nước được bảo vệ bởi Công ước này được hiểu một cách rất rộng. Theo văn kiện của Công ước này (Điều 1.1), đất ngập nước được xác định là: “Những vùng đầm lầy, miền đầm lầy, vùng đất than bùn, vùng đất tự nhiên ho ặc nhân t ạo, có th ể tồn tại lâu dài hay tạm thời, có nước tĩnh hoặc nước ch ảy, là n ước ng ọt, nước lợ hay nước mặn, bao gồm cả những vùng nước biển có độ sâu không quá 6 mét khi triều kiệt”. 2.1.1.2. Các công ước quốc tế 5 - Việt Nam đã tham gia nhiều chương trình như chương trình con ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: