Danh mục

Báo cáo ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM NGHIÊN CỨU TRƯỢT LỞ ĐẤT Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.02 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm, lượng mưa lớn và có sự phân hóa theo mùa rõ rệt. Bên cạnh đó, với đặc điểm địa hình có tới 3/4 diện tích là đồi núi nên thường xuyên chịu nhiều thiên tai do ảnh hưởng của tự nhiên. Các thiên tai mà hàng năm Việt Nam phải thường xuyên hứng chịu như: bão, lũ lụt và đi kèm với đó là trượt lở đất núi và xâm thực xói lở bờ sông, bờ biển. Chúng ảnh hưởng rất lớn đến...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo " ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM NGHIÊN CỨU TRƯỢT LỞ ĐẤT Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG " HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM NGHIÊN CỨU TRƯỢT LỞ ĐẤT Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (A STUDY ON LANDSLIDE IN DANANG CITY BY USING REMOTE SENSING AND GIS TECHNOLOGY) Trương Phước Minh, Nguyễn Thị Diệu, Trần Thị Ân, Nguyễn Văn Nam Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng Abstract: Landslide is natural disasters causing much damage to socio - economic activities. A current study on landslide in Danang city in order to determine the cause of landslide and forecasting the landslide situation at the main location (the mountainous areas, the flow in estuaries, coastal), from that proposed solutions to set up the economic activities such as Agriculture, Tourism, Transportation and provide information to planning, relocation and resettlement reasonable. Therefore, current research and mapping landslide by using GIS and Remote Sensing technology is absolutely necessary. Keywords: Landslide, GIS, Remote Sensing, Danang city.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm, lượng mưa lớnvà có sự phân hóa theo mùa rõ rệt. Bên cạnh đó, với đặc điểm địa hình có tới 3/4 diện tích làđồi núi nên thường xuyên chịu nhiều thiên tai do ảnh hưởng của tự nhiên. Các thiên tai màhàng năm Việt Nam phải thường xuyên hứng chịu như: bão, lũ lụt và đi kèm với đó là trượt lởđất núi và xâm thực xói lở bờ sông, bờ biển. Chúng ảnh hưởng rất lớn đến môi trường tựnhiên và kinh tế - xã hội của nước ta, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Thành phố Đà Nẵng nằm ở 15°55 - 16°14 Bắc, 107°18 - 108°20 Đông và có khí hậunhiệt đới gió mùa. Mùa mưa từ tháng 8-12, mùa khô từ tháng 1-7, có những đợt rét mùa đôngnhưng không đậm. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9oC; cao nhất các tháng 6,7,8;thấp nhất các tháng 12,1,2. Địa hình phía Tây là đồi núi, có các nhánh núi cấu tạo đá macmachạy vắt ngang và đâm ra biển với đặc điểm lớp vỏ phong hóa dày và bở vụn. Bà Nà ở độ cao1.500m có nhiệt độ trung bình 20oC. Độ ẩm trung bình là 83,4%; Lượng mưa 2.500 mm/năm;cao nhất các tháng 10, 11 và thấp nhất các tháng 1,2,3,4. Số giờ nắng 2.156 giờ/năm; nhiềunhất là tháng 5,6 và ít nhất là tháng 11,12. Những chỉ số địa hình, khí hậu này mang lại nhiềunguy cơ trượt lở.2. TRƯỢT LỞ ĐẤT VÀ NGUY CƠ TRƯỢT LỞ ĐẤT Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Trượt lở và đổ lở về mặt cơ chế di chuyển vật chất thì có khác nhau, song thực tế chúngluôn diễn ra đồng hành và cộng hưởng với nhau, để nhiều khi gây nên các hiểm họa lớn đốivới cộng đồng dân cư kề cận. Vì vậy, chúng thường gộp lại dưới tên chung là trượt lở. Trượtlở (Landslide) đùng để chỉ hầu hết các hiện tượng chuyển dịch của khối đất đá trên sườn dốctừ trên xuống dưới theo một hoặc vài mặt nào đó (trượt) hoặc rơi tự do (lở, đất, đá đổ/lăn).Trượt lở có thể xảy ra trên sườn dốc tự nhiên hoặc sườn (bờ/mái) dốc nhân tạo dưới tác dụngcủa trọng lượng bản thân và một số nhân tố phụ trợ khác như: áp lực của nước mặt và nướcdưới đất, lực địa chấn và một số lực khác.230 HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011 Do nằm ở ven bờ biển thuộc khu vực Miền Trung, nên Đà Nẵng thường xuyên phảihứng chịu nhiều cơn bão nhiệt đới từ biển thổi vào. Với đặc điểm địa hình sườn núi dốc đứngđón gió và chạy sát biển, các con sông lớn ngắn dốc cho nên vào mùa mưa bão hiện tượngtrượt lở đất diễn ra thường xuyên và ảnh hưởng rất lớn đến tự nhiên và kinh tế - xã hội củathành phố, đặc biệt là ở các vùng đồi núi bán sơn địa và vùng cửa sông ra biển. Tai biến trượt lở đất xảy ra và có diễn biến khá phức tạp trên địa bàn thành phố ĐàNẵng. Các nhà nghiên cứu đã xác định có 111 điểm trượt lở có quy mô lớn nhỏ khác nhau,trong đó có các vùng có nguy cơ trượt lở đất cao cho đến rất cao phân bố từ Dốc Kiền đếnngầm Đôi thuộc xã Hòa Phú, xung quanh khu vực nghỉ mát Bà Nà thuộc xã Hòa Phú và HòaNinh; dọc thung lũng sông Cu Đê thuộc các xã Hòa Bắc, Hòa Liên, phía nam đèo Hải Vânthuộc quận Liên Chiểu và rải rác ở bán đảo Sơn Trà thuộc phường Thọ Quang. Vùng có nguycơ trung bình phân bố rộng ở phía tây Đà Nẵng, xung quanh bán đảo Sơn Trà và Núi Bà Nà,vùng có nguy cơ trượt lở thấp phân bố ở vùng đồng bằng ven biển, dọc thung lũng sông TúyLoan, hạ lưu sông Lỗ Đông. Trong số đó có khu vực khu vực Thủy Tú thuộc cửa sông Cu Đêvà bản đảo Sơn Trà. Tình trạng trượt lở đất trên địa bàn thành phố do nhiều yếu tố như cấu tạo địa chất, thànhphần thạch học và vỏ phong hóa, địa chất thủy văn, địa chất công trình, yếu tố kiến tạo, yếu tốkhí hậu. Bên cạnh đó, hoạt động kinh tế - xã hội của con người cũng đã làm tăng nguy cơ trượtlở đất qua việc làm đường, khai thác du lịch, phá rừng, phá hủy thảm thực vật che phủ, khai thácbất hợ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: