Danh mục

Báo cáo Văn hóa Nhật Bản: Văn hóa tinh thần Võ Sĩ Đạo

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.16 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Báo cáo Văn hóa Nhật Bản "Văn hóa tinh thần Võ Sĩ Đạo" gồm một số nội dung như hiểu đúng về Samurai và tinh thần Võ Sĩ Đạo; Tinh thần Võ Sĩ Đạo của các Samurai Nhật Bản; Nguyên tắc đạo đức tạo nên biểu tượng Samurai Nhật Bản; Trang phục và vũ khí của các võ sĩ Samurai Nhật Bản. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo Văn hóa Nhật Bản: Văn hóa tinh thần Võ Sĩ Đạo TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN ----֎----HỌC PHẦN: VĂN HÓA NHẬT BẢNĐỀ TÀI: VĂN HÓA TINH THẦN: VÕ SĨ ĐẠO Bình Đinh, ngày 30 tháng 11 năm 2022Thành viên:1. Mai Nguyễn Ái Vy2. Nguyễn Thanh NhànMục lục:I. Tổng quan 1. Khái niệm về Võ Sĩ Đạo 2. Nguồn gốc 3. Quá trình hình thành và phát triểnII. Nội dung 1. Hiểu đúng về Samurai và tinh thần Võ Sĩ Đạo 1.1 Khái niệm Samurai Nhật Bản 1.2 Nguồn gốc Samurai Nhật Bản 1.3 Phân biệt giữa Samurai và Võ Sĩ Đạo 2. Tinh thần Võ Sĩ Đạo của các Samurai Nhật Bản 3. Nguyên tắc đạo đức tạo nên biểu tượng Samurai Nhật Bản 4. Trang phục và vũ khí của các võ sĩ Samurai Nhật Bản 4.1 Trang phục 4.2 Vũ khíIII. Tổng kết 1. Vai trò đối với xã hội Nhật Bản - biểu tượng ý chí của con người Nhật BảnI. Tổng quan 1. Khái niệm về Võ Sĩ Đạo Võ Sĩ Đạo (tiếng Nhật: 武士道 |Bushidō) được xem là quy tắc ứng xử chocác tầng lớp võ sĩ của Nhật Bản, được ápdụng từ đầu thế kỷ thứ VIII đến hiện tại.„Bushi‟ trong „Bushido‟ có nghĩa là chiếnbinh và „do‟ có nghĩa là con đường hoặccách. Vì thế mà từ Bushido còn được hiểutheo nghĩa là con đường của chiến binh. Ngày nay, từ Võ Sĩ Đạo mang hainghĩa. Nghĩa thứ nhất chỉ một tư tưởng cóthật vào thời trung cổ và thời cận đại củaNhật Bản. Nghĩa thứ hai chỉ bản sắc củaNhật Bản thời hiện đại khi so sánh với cácnước khác. 2. Nguồn gốc Phật giáo được xem là yếu tố đầu tiên dẫn đến sự ra đời Võ Sĩ Đạo. Tâm trạngbình thản yên tĩnh đối với số phận, lặng lẽ phục tùng những gì tất phải đến, không sợhãi khi gặp hiểm nguy, coi thường tính mạng và thân thiện với cái chết- tất cả là nhữngđiều Phật giáo gợi ý và ban phát cho Võ Sĩ Đạo. Ngoài ra, nguồn gốc thứ hai của Võ Sĩ Đạo là Shinto (Thần đạo), nó bổ sungnhững lời răn mà Phật giáo chưa có. Thần đạo yêu cầu phải trung thành khắc cốt ghixương với thần linh, thì Võ Sĩ Đạo đã tiếp thu trong việc cung phụng lãnh chúa, quânchủ. Bên cạnh đó là đức tính truyền thống của người Nhật đã tạo nên tinh thần cốt yếucủa Võ Sĩ Đạo độc nhất. 3. Quá trình hình thành và phát triển của Võ Sĩ Đạo Theo thời gian, Samurai dần trởthành một tầng lớp mới trong xã hội,được phép sử dụng các vũ khí như kiếmvà cung tên trong lúc thi hành nhiệm vụ. Đến năm 1185, khi bước vào thờiđại Kamakura thì Yorimoto Minamoto,người đứng đầu dòng tộc Taira vốn xuấtthân là một võ sĩ được Thiên hoàngphong làm Shogun (Tướng quân). Lúcnày, các võ sĩ được gọi là Bushi (武士) vàtrở thành tầng lớp lãnh đạo tại Nhật Bản, sở hữu nhiều đặc quyền, đặc lợi và giữ vaitrò ngày càng quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân xứ sở hoa anh đào. Cho đến thời kỳ Muromachi (1338 – 1573), nhằm rút ngắn sự cách biệt giữa xuấtthân bình dân và địa vị xã hội cao quý, các võ sĩ (武士) phải tích lũy nhiều kiến thứcvề Trà đạo, Kiếm đạo, Hoa đạo và Thiền Tông. Vào giai đoạn cuối thời Edo (1600 – 1868), một hệ thống nguyên tắc với nhữngchuẩn mực khắt khe trong sinh hoạt và luyện tập được hình thành có tên gọi làBushido (武士道). Đây được xem là hệ thống triết lý gồm các tư tưởng và giá trị đạođức mà mỗi Samurai (侍) đều phải tuân theo, nếu không thực hiện họ sẽ hứng chịunhững hình phạt rất nghiêm khắc.II. Nội dung 1. Hiểu đúng về Samurai và tinh thần Võ Sĩ Đạo 1.1 Khái niệm Samurai Nhật Bản Samurai – từ gốc là “saburau” – có nghĩalà những người bảo vệ, phục vụ, trông coi –nhưng mang tính chất quyền quý và đượcnhiều người nể sợ. Hiểu theo cách thôngthường, Samurai là tầng lớp võ sĩ cao cấp ởNhật Bản, được đào tạo như một chiến binh vàcó những kỹ năng chiến đấu vượt trội. Samurai thường chỉ phục vụ cho daimyo(lãnh chúa) hay các đại tướng. Các Samuraitrung thành tận tâm tuyệt đối dù có phải chết.Người Samurai tôn thờ tinh thần Võ Sĩ Đạo –hệ thống luân lý đề cao danh dự của người Nhật. 1.2 Nguồn gốc Samurai Nhật Bản Dưới thời phong kiến, Nhật Bản là quốc gia có đến 20% là đất nông nghiệp. Điềunày dẫn đến những cuộc chiến tranh chấp đất nông nghiệp giữa các bộ tộc. Từ nhữngcuộc chiến này, tầng lớp Samurai ra đời nhằm mục đích bảo vệ, phục vụ các tầng lớpnhư chủ đất để tranh đoạt đất đai. Đổi lại, họ được nhận đất và chức vụ theo năng lựccống hiến. Theo truyền thuyết, vào năm 660 trước công nguyên, Jimmu Tenno trở thành chủsoái của các bộ tộc hiếu chiến. Ông đã đưa bộ tộc của mình từ Kyushu chinh phụcvùng Kinki, tạo nên triều đại Yamato. Tiếp đó, bộ tộc này đã không ngừng tấn côngvào các quốc gia ở Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc. Theo lịch sử các chiến binhYayoi xa xưa chính là những nhân tố của Samurai sau này ở Nhật Bản. Samurai lần đầu tiên xuất hiện từ thế kỷ thứ 12 trong triều đại Mạc Phủ ĐằngNguyên. Khi đó, Samurai được thiết lập tạo thành một đội quân chiến binh trungthành, bảo vệ cho các tướng quân, các nhân vật quan trọng của dòng ...

Tài liệu được xem nhiều: