Bào chế gel nhũ tương chứa terbinafine HCl
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 653.16 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Bào chế gel nhũ tương chứa terbinafine HCl được thực hiện nhằm bào chế gel nhũ tương chứa terbinafine HCl điều trị các bệnh do nấm da gây ra. Sau khi khảo sát công thức bằng phương pháp giản đồ ba pha và các thử nghiệm về độ bền qua quá trình ly tâm và chu trình nhiệt, kết quả cho thấy công thức gel nhũ tương gồm: 1 % terbinafine HCl; 7.3 % isopropyl myristate; 5.5 % tween 20; 7.6 % span 20 và 1 % carbopol 934P cho chế phẩm đạt yêu cầu về thể chất, đáp ứng các chỉ tiêu kiểm nghiệm về độ dàn mỏng, độ đổng nhất và đạt độ bền cao.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bào chế gel nhũ tương chứa terbinafine HCl BÀO CHẾ GEL NHŨ TƯƠNG CHỨA TERBINAFINE HCL Huỳnh Thị Tường Vi Khoa Dược, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS.DS. Nguyễn Thùy Trang, TS.DS. Dương Thị Minh Đào TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm bào chế gel nhũ tương chứa terbinafine HCl điều trị các bệnh do nấm da gây ra. Sau khi khảo sát công thức bằng phương pháp giản đồ ba pha và các thử nghiệm về độ bền qua quá trình ly tâm và chu trình nhiệt, kết quả cho thấy công thức gel nhũ tương gồm: 1 % terbinafine HCl; 7.3 % isopropyl myristate; 5.5 % tween 20; 7.6 % span 20 và 1 % carbopol 934P cho chế phẩm đạt yêu cầu về thể chất, đáp ứng các chỉ tiêu kiểm nghiệm về độ dàn mỏng, độ đổng nhất và đạt độ bền cao . Từ khóa: độ bền, gel nhũ tương, giản đồ ba pha, nấm da, terbinafine HCl. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nấm da là bệnh ngoài da phổ biến. Vùng da bị nhiễm nấm trở nên đỏ, nứt, dẫn đến kích ứng và đau gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Điều trị nấm bằng thuốc đường uống gây ra tác dụng phụ toàn thân và các vấn đề về sinh khả dụng do chuyển hóa lần đầu qua gan [1]. Sự phát triển của các dạng bào chế phân phối thuốc tại chỗ là một trong những lĩnh vực thách thức đối với các nhà khoa học trong việc xây dựng công thức. Gel nhũ tương terbinafine HCl chủ yếu được nghiên cứu ở nước ngoài và có một vài sản phẩm thương mại, trong nước chưa có nghiên cứu về gel nhũ tương terbinafine HCl cũng như chưa có chế phẩm sản xuất tại Việt Nam. Các dạng bào chế thông thường như kem, thuốc mỡ có những hạn chế riêng (kem cho thấy sự đảo pha và thuốc mỡ cho thấy ôi thiu do bản chất là dầu)[2]. Terbinafine HCl điều chế dưới dạng gel nhũ tương có nhiều ưu điểm bôi trực tiếp vào nơi cần điều trị, và không gây tác dụng phụ so với thuốc dùng đường uống khắc phục được khả năng kém tan trong nước của terbinafine do được bào chế dưới dạng nhũ tương [2]. 2. NGUYÊN VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguyên liệu Terbinafine HCl, span 20 (Macklin, Trung Quốc) , tween 20 (Xilong, Trung Quốc), isopropyl myristate (oleon, Malaysia), ethanol (cemaco, Việt Nam) , carbomer 934P (spactrum, USA), benzyl alcohol (Xilong, Trung Quốc), triethanolamine (Xilong, Trung Quốc). 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Khảo sát công thức nhũ tương cơ bản 799 Sử dụng giản đồ ba pha để tìm ra công thức cơ bản với pha dầu là isopropyl myristate, chất diện hoạt là hỗn hợp tween 20, span 20 (RHLB 12) và pha nước là nước cất theo các tỷ lệ khác nhau để tạo thành hỗn hợp nhũ tương có khối lượng 1g cho vào eppendorf 1,5 ml sau đó được lắc rung trên máy vortex trong 5 phút. Giao điểm tạo ra từ các tỉ lệ của 3 thành phần đại diện cho công thức nhũ tương cần khảo sát [3]. Sau đó chọn ra 6 công thức tiến hành thử độ bền vật lý để chọn ra công thức phù hợp. 2.2.2. Kiểm tra độ bền để chọn ra công thức phù hợp Sau khi khảo sát giản đồ ba pha và chọn ra sáu công thức, tiến hành thử độ bền qua 2 phương pháp: Phương pháp 1: Thử độ bền bằng cách ly tâm Các công thức nhũ tương sau khi pha chế được cho vào ống ly tâm 15ml và ly tâm với tốc độ 5000 vòng trong 10 phút. Quan sát sự tách lớp của nhũ tương. Các công thức nhũ tương không tách lớp được tiếp tục thử độ bền bằng phương pháp 2. Phương pháp 2: Thử độ bền qua chu trình nhiệt Cân 10 g nhũ tương của các công thức đạt độ bền sau khi thử ở phương pháp 1 cho vào ống nghiệm có nắp đậy. Đặt ống nghiệm này lần lượt ở nhiệt độ 4 ℃ trong 24 giờ, tiếp theo ở nhiệt độ 40 ℃ trong 24 giờ, sau đó đặt ở nhiệt độ phòng trong 6 giờ, thực hiện 6 chu kì. Mẫu nhũ tương được kiểm tra về cảm quan sau mỗi chu kì và đạt độ ổn định khi không có thay đổi nào về cảm quan sau 6 chu kì [5]. Công thức ổn định nhất qua hai quá trình sẽ được chọn để điều chế gel nhũ tương. 2.2.3. Khảo sát tỷ lệ tá dược tạo gel Khảo sát ảnh hưởng của pH Bảng 1: Khảo sát ảnh hưởng của pH Triethanolamine 0.2 % 0.3 % 0.4 % Carbomer 934 P 0.5 % Nước cất Vđ 50 ml Lựa chọn tỷ lệ Triethanolamine với pH trong khoảng 6- 7 Khảo sát tỷ lệ tá dược tạo gel 800 Bảng 2: Khảo sát tỷ lệ tá dược tạo gel Triethanolamine Tỷ lệ thích hợp vừa khảo sát được Carbomer 934P 0.5 % 0.75 % 1% Nước cất vđ 50ml 2.2.4. Kiểm nghiệm chỉ tiêu hóa lý của chế phẩm bào chế Cảm quan: Gel nhũ tương có màu trắng đục như sữa, thể chất mềm mịn, không biến màu, không cứng lại hoặc tách lớp điều kiện thường, không được c ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bào chế gel nhũ tương chứa terbinafine HCl BÀO CHẾ GEL NHŨ TƯƠNG CHỨA TERBINAFINE HCL Huỳnh Thị Tường Vi Khoa Dược, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS.DS. Nguyễn Thùy Trang, TS.DS. Dương Thị Minh Đào TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm bào chế gel nhũ tương chứa terbinafine HCl điều trị các bệnh do nấm da gây ra. Sau khi khảo sát công thức bằng phương pháp giản đồ ba pha và các thử nghiệm về độ bền qua quá trình ly tâm và chu trình nhiệt, kết quả cho thấy công thức gel nhũ tương gồm: 1 % terbinafine HCl; 7.3 % isopropyl myristate; 5.5 % tween 20; 7.6 % span 20 và 1 % carbopol 934P cho chế phẩm đạt yêu cầu về thể chất, đáp ứng các chỉ tiêu kiểm nghiệm về độ dàn mỏng, độ đổng nhất và đạt độ bền cao . Từ khóa: độ bền, gel nhũ tương, giản đồ ba pha, nấm da, terbinafine HCl. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nấm da là bệnh ngoài da phổ biến. Vùng da bị nhiễm nấm trở nên đỏ, nứt, dẫn đến kích ứng và đau gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Điều trị nấm bằng thuốc đường uống gây ra tác dụng phụ toàn thân và các vấn đề về sinh khả dụng do chuyển hóa lần đầu qua gan [1]. Sự phát triển của các dạng bào chế phân phối thuốc tại chỗ là một trong những lĩnh vực thách thức đối với các nhà khoa học trong việc xây dựng công thức. Gel nhũ tương terbinafine HCl chủ yếu được nghiên cứu ở nước ngoài và có một vài sản phẩm thương mại, trong nước chưa có nghiên cứu về gel nhũ tương terbinafine HCl cũng như chưa có chế phẩm sản xuất tại Việt Nam. Các dạng bào chế thông thường như kem, thuốc mỡ có những hạn chế riêng (kem cho thấy sự đảo pha và thuốc mỡ cho thấy ôi thiu do bản chất là dầu)[2]. Terbinafine HCl điều chế dưới dạng gel nhũ tương có nhiều ưu điểm bôi trực tiếp vào nơi cần điều trị, và không gây tác dụng phụ so với thuốc dùng đường uống khắc phục được khả năng kém tan trong nước của terbinafine do được bào chế dưới dạng nhũ tương [2]. 2. NGUYÊN VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguyên liệu Terbinafine HCl, span 20 (Macklin, Trung Quốc) , tween 20 (Xilong, Trung Quốc), isopropyl myristate (oleon, Malaysia), ethanol (cemaco, Việt Nam) , carbomer 934P (spactrum, USA), benzyl alcohol (Xilong, Trung Quốc), triethanolamine (Xilong, Trung Quốc). 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Khảo sát công thức nhũ tương cơ bản 799 Sử dụng giản đồ ba pha để tìm ra công thức cơ bản với pha dầu là isopropyl myristate, chất diện hoạt là hỗn hợp tween 20, span 20 (RHLB 12) và pha nước là nước cất theo các tỷ lệ khác nhau để tạo thành hỗn hợp nhũ tương có khối lượng 1g cho vào eppendorf 1,5 ml sau đó được lắc rung trên máy vortex trong 5 phút. Giao điểm tạo ra từ các tỉ lệ của 3 thành phần đại diện cho công thức nhũ tương cần khảo sát [3]. Sau đó chọn ra 6 công thức tiến hành thử độ bền vật lý để chọn ra công thức phù hợp. 2.2.2. Kiểm tra độ bền để chọn ra công thức phù hợp Sau khi khảo sát giản đồ ba pha và chọn ra sáu công thức, tiến hành thử độ bền qua 2 phương pháp: Phương pháp 1: Thử độ bền bằng cách ly tâm Các công thức nhũ tương sau khi pha chế được cho vào ống ly tâm 15ml và ly tâm với tốc độ 5000 vòng trong 10 phút. Quan sát sự tách lớp của nhũ tương. Các công thức nhũ tương không tách lớp được tiếp tục thử độ bền bằng phương pháp 2. Phương pháp 2: Thử độ bền qua chu trình nhiệt Cân 10 g nhũ tương của các công thức đạt độ bền sau khi thử ở phương pháp 1 cho vào ống nghiệm có nắp đậy. Đặt ống nghiệm này lần lượt ở nhiệt độ 4 ℃ trong 24 giờ, tiếp theo ở nhiệt độ 40 ℃ trong 24 giờ, sau đó đặt ở nhiệt độ phòng trong 6 giờ, thực hiện 6 chu kì. Mẫu nhũ tương được kiểm tra về cảm quan sau mỗi chu kì và đạt độ ổn định khi không có thay đổi nào về cảm quan sau 6 chu kì [5]. Công thức ổn định nhất qua hai quá trình sẽ được chọn để điều chế gel nhũ tương. 2.2.3. Khảo sát tỷ lệ tá dược tạo gel Khảo sát ảnh hưởng của pH Bảng 1: Khảo sát ảnh hưởng của pH Triethanolamine 0.2 % 0.3 % 0.4 % Carbomer 934 P 0.5 % Nước cất Vđ 50 ml Lựa chọn tỷ lệ Triethanolamine với pH trong khoảng 6- 7 Khảo sát tỷ lệ tá dược tạo gel 800 Bảng 2: Khảo sát tỷ lệ tá dược tạo gel Triethanolamine Tỷ lệ thích hợp vừa khảo sát được Carbomer 934P 0.5 % 0.75 % 1% Nước cất vđ 50ml 2.2.4. Kiểm nghiệm chỉ tiêu hóa lý của chế phẩm bào chế Cảm quan: Gel nhũ tương có màu trắng đục như sữa, thể chất mềm mịn, không biến màu, không cứng lại hoặc tách lớp điều kiện thường, không được c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Gel nhũ tương Giản đồ ba pha Điều trị nấm Tá dược tạo gel Sinh dược họcTài liệu liên quan:
-
4 trang 26 0 0
-
Giáo trình Bào chế và sinh dược học (Tập 1): Phần 1
92 trang 23 0 0 -
kỹ thuật bào chế và sinh dược học các loại thuốc (tập 1): phần 1
181 trang 18 0 0 -
kỹ thuật bào chế và sinh dược học các loại thuốc (tập 1): phần 2
135 trang 18 0 0 -
Giáo trình Bào chế và sinh dược học (Tập 1): Phần 2
91 trang 17 0 0 -
Tuyệt chiêu xông mặt với nước lá chanh đun sôi trị nám
6 trang 17 0 0 -
Bài giảng Đại cương về Sinh dược học
8 trang 17 0 0 -
bộ câu hỏi trắc nghiệm môn kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc: phần 1
83 trang 15 0 0 -
50 trang 15 0 0
-
Đề cương chi tiết học phần: Bào chế và kiểm nghiệm thuốc thú y
7 trang 13 0 0