Thông tin tài liệu:
1. Hú vía! Vậy là không trễ. Chàng đã thở phào và nghĩ thế khi đưa vé cho chị kiểm soát vé khá xinh trước khi vào sân ga. Đoạn đường từ nhà tới ga thường ngày đi cùng hai mươi phút thế mà hôm nay đi mất hơn giờ đồng hồ. Kẹt xe. Chết đứng giữa đường. Mặt ram ráp chường ra với bụi và nắng. Mồ hôi nhễ nhại, quyện lại, nhầy nhụa giữa áo và da. Tai ong ong inh ỏi những tiếng còi xe tranh đường nhích từng nấc một. Đầu nghĩ là chậm giờ tàu....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bao giờ cho tới ngày mai Bao giờ cho tới ngày mai TRUYỆN NGẮN CỦA VĂN THÀNH LÊ1. Hú vía! Vậy là không trễ. Chàng đã thở phào và nghĩ thế khi đưa vé cho chị kiểm soátvé khá xinh trước khi vào sân ga. Đoạn đường từ nhà tới ga thường ngày đi cùng haimươi phút thế mà hôm nay đi mất hơn giờ đồng hồ. Kẹt xe. Chết đứng giữa đường. Mặtram ráp chường ra với bụi và nắng. Mồ hôi nhễ nhại, quyện lại, nhầy nhụa giữa áo và da.Tai ong ong inh ỏi những tiếng còi xe tranh đường nhích từng nấc một. Đầu nghĩ là chậmgiờ tàu. Kiểu này khéo đi tong cái vé! Cả tạ thóc chứ chả đùa, nếu về nhà kể lại kiểu gìbố cũng chép miệng, nói vậy. Ấy vậy mà còn kịp. Tàu cũng bị kẹt. Cứ tưởng tàu mộtmình một đường, chẳng ai chặn thì không kẹt. Nào ngờ tàu phải xuất phát chậm vì chờtàu khác vào ga rồi mới có lệnh chuyển bánh.Chàng xách ba lô nhảy lên đúng toa tàu theo vé đã ghi. Tưởng đi trễ thì một mình mộtđường. Đường quang tạnh người. Nhưng nhầm. Người người lên lên xuống xuống ở cửatoa đông như kiến chạy lụt. Cửa toa tàu trở thành bé tin hít so với những hành lí củakhách đưa theo. Bỗng chốc chàng thấy mình như thành con kiến ngập lụt trong mớ hànghóa ấy. Trăm thứ bà rằn. Thôi thì đủ cả. Bịch to bịch nhỏ. Thùng lớn thùng bé. Ai cũngkéo theo hàng hóa, cồng kềnh và nặng gấp đôi gấp ba mình. Cứ như họ định khuân cả SàiGòn về quê. Thời buổi này hàng hóa có chỗ nào không có đâu. Chỉ cần tiền. Có tiền thì ởđâu, hàng hóa gì chẳng có. Không biết họ nghĩ gì mà phải nhọc công vậy. Bất ngờ nhất làđến cả chó, gà cũng xách được lên tàu. Không hiểu sao họ lách qua được cổng kiểm soát.Kể ra cũng thánh thật. Tất cả cứ vậy mà nhung nhúc lên xuống. Thế mới biết không chỉmình mình trễ. Chàng nghĩ. Mình trễ là do kẹt xe. Không biết những vị thượng đế này dogì? Hay là quen tính giờ cao su, một trong những “bản sắc” của người nhà mình!Loay hoay một chặp chàng cũng tới được vị trí mà trong vé tàu ghi là có chỗ giành chomình. Khi chàng tới các hành khách xung quanh đã yên vị đâu vào đấy. Còn đúng chỗchàng. Hành lí những người đi trước quá nhiều, chàng hết chỗ bỏ, đành quăng ba lô dướigầm ghế.- Anh ngồi đây à?- Vâng, chào anh!- Vậy là đủ. Chạy ấu đi cho rồi. Lóng quá!Chàng nở nụ cười thân thiện nhất có thể với ba người ngồi cùng bàn. Nói thân thiện nhấtcó thể vì không khí trên tàu khá ngột ngạt. Tết đến đít rồi mà Sài Gòn vẫn nắng. Nắngvàng mắt. Toa tàu chỉ người với hàng. Đến ô xi cũng loãng lếch so với dưới sân ga.Anh chàng ngồi đối diện xem ra khá xởi lởi. Anh lôi chai trà xanh không độ, loại truyềnhình vẫn quảng cáo ra rả hàng ngày với câu slogan Tinh thần Việt Nam hòa cùng thế giới,vặn nắp làm một hớp và đẩy về phía chàng.- Lóng quá! Làm một hớp cho mát.- Dạ, em cảm ơn.- Khách khí gì! Trước lạ sau quen. Đi với nhau còn dài mà. Mà anh về đâu?Anh ta vừa nói vừa vừa ấn chai trà xanh không độ 100% trà xanh thiên nhiên vào taychàng.- Em về Thanh Hóa. Còn anh?- Em về Linh Bình.- Anh ở Ninh Bình à? Huyện nào vậy? Gần Hoa Lư không?- Linh Bình là quê vợ. Vợ em đây. Nhà mình gần Hoa Lư em nhỉ? Vừa nói anh ta vừaquay lại hỏi cô gái ngồi kế bên. Chị vợ cười, dơ chiếc răng khểnh như một di tích của tuổithơ không chịu nhổ răng đúng thời kì.- Dạ, gần Hoa Nư.- Còn em ở Hà Lội. Hai vợ chồng về ngoại đón thằng cu con gửi ngoại rồi mới về nhà.- Hà Nội sao anh cũng nói lộn n thành l?- Không. Hà Lội cũng ba bảy loại. Em ở Gia Lâm, uống nước sông Đuống, giáp Bắc Linhlên ló thế.2. Tít tít tít tít. Chiếc điện thoại rung lên hai nhịp. Tê đùi. Tin nhắn.- Lần này ngồi cạnh một nàng xinh chứ?Tin nhắn của thằng bạn thân. Như thành cái lệ. Hễ biết chàng đi đâu, bắt đầu lên xe lêntàu là nó lại nhắn tin hoặc gọi điện xem “có được ngồi cùng em nào không?”. Rất tiếc làkhông. Số chàng thế. Cạnh chàng là một gã trai trên dưới ba mươi. Mặt mày bóng nhẫy.Tóc vuốt gel bóng lộn, đảm bảo muỗi hay ruồi bay mỏi cánh vô tình đậu xuống kiểu gìcũng trượt chân, không gãy chân cũng gãy cánh. Lúc sau bắt chuyện mới biết gã là mộttiểu đại gia mới nổi ở Sài Gòn (chữ của gã dùng). Nay gã về quê ăn tết. Đáng lẽ là đi máybay, nhưng đặt vé không kịp thế là phải đi tàu. Trông gã khá kiểu cách và luôn muốn tỏra là kẻ tiền nhét đầy mông, kiểu trưởng giả học làm sang.Nhưng lúc ấy chàng không muốn cái “vía đen” ám vào mình và bị thằng bạn cười khẩynên chàng nhắn lại:- Lạy trời. Lần này đúng là một em. Nhưng xấu. Chắc tao đã hóa giải được cái dớp. Lầnsau nhất định khá hơn.- Xấu cũng được. Bắt quàng lấy cho vui.- Phải nói sao nhỉ? Mặt toàn mụn. Trông cứ như mặt đất Afghanistan vừa qua một trầnoanh tạc của Mỹ. Toàn ổ gà ổ voi, xe tăng chạy vào chắc cũng xa lầy.- Hehe. Nó mà biết nó vả mày rụng răng. Vậy nha. Đi an toàn.Vài tin nhắn của thằng bạn khiến chàng sực nhớ một kết luận chung, một tóm lại là,chàng thua hẳn nó cái khoản đi đường. Bốn năm đại học xa nhà. Hai thằng ở cùng phòng.Đi đi về về cỡ hai bàn tay tính ch ...