Kết quả khảo sát do một tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực cứu trợ trẻ em cho thấy con số đáng lo ngại: hơn 90% trẻ tham gia khảo sát cho biết từng bị phạt ở nhà, tỷ lệ trẻ bị phạt ở trường cũng tương tự Hình phạt nhẹ là bị mắng chửi, nặng là bị đánh vào cánh tay, bàn tay, vào mông. Ngoài ra còn nhiều loại hình phạt không roi vọt như đứng im ngoài trời, úp mặt vào tường, đuổi ra khỏi lớp, bị phạt quỳ. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bạo hành với trẻ em: Thương cho roi cho vọt?
Bạo hành với trẻ em:
Thương cho roi cho vọt?
Kết quả khảo sát do
một tổ chức phi chính
phủ hoạt động trong
lĩnh vực cứu trợ trẻ em
cho thấy con số đáng
lo ngại: hơn 90% trẻ
tham gia khảo sát cho
biết từng bị phạt ở nhà, tỷ lệ trẻ bị phạt ở trường
cũng tương tự
Hình phạt nhẹ là bị mắng chửi, nặng là bị đánh vào cánh
tay, bàn tay, vào mông. Ngoài ra còn nhiều loại hình phạt
không roi vọt như đứng im ngoài trời, úp mặt vào tường,
đuổi ra khỏi lớp, bị phạt quỳ.
Những con số xót
Tổ chức Plan tại Việt Nam, một tổ chức phi chính phủ hoạt
động trong lĩnh vực cứu trợ trẻ em của Phần Lan, đã công
bố số liệu nghiên cứu mới nhất về “Trừng phạt thân thể và
tinh thần trẻ em tại Việt Nam” được thực hiện bằng cách
khảo sát ý kiến 499 trẻ em và 306 người lớn. Kết quả cho
thấy có 94% trẻ tham gia khảo sát cho biết bị phạt thân thể
và tinh thần tại nhà; 93% trẻ em cho biết bị phạt ở trường.
Một chuyên viên của tổ chức Plan cho hay, hầu hết những
người tham gia trả lời đều cho biết các hình phạt mà trẻ
phải gánh chịu là hành hạ thể xác trực tiếp hoặc chửi mắng,
nhưng đối với các em những hình phạt trên là không có
gì… đặc biệt (!). Bác sĩ Nguyễn Thị An, nghiên cứu viên
trung tâm Nghiên cứu gia đình, sức khoẻ và phát triển cộng
đồng cho biết: “Theo nghiên cứu của tổ chức Plan thì bạo
hành do mẹ và giáo viên thực hiện chiếm tỷ lệ cao nhất”.
Kết quả khảo sát của tổ chức Plan được công bố tại hội
thảo về chiến dịch phòng chống trừng phạt trẻ em trong
trường học, do bộ Lao động thương binh và xã hội tổ chức
tại Hà Nội cuối tháng 11.2008. Tại hội thảo này, những vấn
đề nhức nhối khác được nhắc đến là ở Việt Nam trong ba
năm qua, trẻ em bị bạo lực ở mọi hình thức tăng gấp ba lần
thời điểm trước. Trong đó, ở cộng đồng tăng gấp bảy lần,
còn trong khu vực trường học lại tăng gấp 13 lần. Tuy
nhiên theo đánh giá của các nhà tâm lý học thì con số trên
thực tế còn cao hơn rất nhiều.
Phải phạt “người lớn”
Để bao biện cho hành động bạo hành trẻ em, nhiều bậc phụ
huynh và các thầy cô giáo đều quan niệm “thương cho roi,
cho vọt”. Với các bậc cha mẹ lý do thường được đưa ra là
do áp lực từ các vấn đề của con như việc con ốm đau, tiền
học cho con, nhưng có khi là do stress việc cơ quan, một lý
do không liên quan gì đến trẻ. Còn với thầy cô, các giải
thích về hình phạt với trẻ là do yêu cầu “nghiêm khắc” và
“áp lực” tăng về chất lượng giáo dục. Quan niệm “thương
cho roi, cho vọt” của người Việt Nam rất khó thay đổi, một
nghiên cứu viên của tổ chức Plan nhận xét như vậy. Ngoài
ra, quan hệ giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với
nhau, hay hành vi có vấn đề của học sinh… cũng có thể gây
căng thẳng dẫn đến việc bực giận trút lên đầu trẻ. Thạc sĩ
tâm lý Đinh Đoàn giải thích: bạo hành với trẻ còn xuất phát
từ cách thức đào tạo và tuyển dụng nhà giáo đã không chọn
được đúng người yêu trẻ, một lý do khác là tình trạng quá
tải ở các lớp học. Giáo viên cũng như phụ huynh thường
lúng túng trước tình huống ứng xử sư phạm.
Ông Nguyễn Đình Mậu, phó cục trưởng cục Nhà giáo – bộ
Giáo dục và đào tạo cho biết bộ đã tổ chức thanh tra các cơ
sở giáo dục ngoài công lập, rà soát số giáo viên ngoài biên
chế và kiên quyết chấm dứt hợp đồng với những giáo viên
không đạt tiêu chuẩn. Theo ông Mậu, đối với những trường
hợp giáo viên bạo hành học sinh thì tất cả đều đã bị đình
chỉ công tác”. Tuy nhiên, để giải quyết tình trạng bạo hành
với trẻ em, lúc này cần những hành động như việc triển
khai chiến dịch phòng chống trừng phạt trẻ em. Ông
Nguyễn Trọng An, phó cục trưởng cục Bảo vệ chăm sóc trẻ
em – bộ Lao động thương binh và xã hội, cho biết chiến
dịch này đặt mục tiêu đến năm 2011, ít nhất 80% trường
học trong dự án duy trì được môi trường học tập thân thiện,
phi bạo lực với trẻ em. Để thực hiện được điều này cần
triển khai những hoạt động như nâng cao nhận thức cho cha
mẹ; đào tạo giáo viên; trang bị cho trẻ em kiến thức về
quyền trẻ em – kỹ năng sống. Ngoài ra còn phải thu hút sự
quan tâm của các phương tiện truyền thông; xây dựng mô
hình bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng. Hy vọng chiến dịch
có hỗ trợ tài chính 1,2 triệu euro của tổ chức Plan sẽ giúp
trẻ em Việt Nam ít bị đòn!
...