Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, loài người buộc phải chấp nhận sống chung với nhiều
loại rủi ro. Trong điều kiện đó, các loại hình bảo hiểm đã ra đời, phát triển, thâm nhập
vào các ngõ ngách trong đời sống thường nhật của người dân và hoạt động của các tổ
chức, doanh nghiệp. Nhằm phục vụ cho sự nghiệp đào tạo các cử nhân kinh tế, tài
liệu học tập môn học Bảo hiểm được biên soạn để cung cấp những kiến thức cơ bản
tối cần thiết trong sử dụng các loại hình bảo hiểm như những phương pháp chuyển
giao rủi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo hiểm doanh nghiệp
Lời nói đầu
Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, loài người buộc phải chấp nhận sống chung với nhiều
loại rủi ro. Trong điều kiện đó, các loại hình bảo hiểm đã ra đời, phát triển, thâm nhập
vào các ngõ ngách trong đời sống thường nhật của người dân và hoạt động của các tổ
chức, doanh nghiệp. Nhằm phục vụ cho sự nghiệp đào tạo các cử nhân kinh tế, tài
liệu học tập môn học Bảo hiểm được biên soạn để cung cấp những kiến thức cơ bản
tối cần thiết trong sử dụng các loại hình bảo hiểm như những phương pháp chuyển
giao rủi ro hữu dụng cho nhu cầu ổn định cuộc cuộc sống con người và phát triển bền
vững của các tổ chức, doanh nghiệp. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của bạn
đọc để tài liệu học tập này ngày càng hoàn thiện hơn.
Chương 1 Tổng quan về bảo hiểm ý tưởng tìm cách chống đỡ thiên tai, tai họa đã xuất
hiện ngay từ thời kỳ cổ xưa của nền văn minh nhân loại. Việc dự trữ thức ăn có được
từ săn bắn và hái lượm thời nguyên thuỷ có thể coi là những hành động có ý thức đầu
tiên của con người nhằm bảo vệ mình trước những rủi ro, bất trắc. Bắt nguồn từ thực
tế chống chọi với nhiều loại rủi ro trong cuộc đấu tranh sinh tồn, ý tưởng bù đắp
những thiệt hại lớn mà một số thành viên của cộng đồng phải gánh chịu nhờ vào sự
đóng góp từ số đông các thành viên trong cộng đồng đã gieo mầm cho sự ra đời của
bảo hiểm và cũng chính những nhu cầu của con người đã khiến các loại hình bảo
hiểm phát triển rất mạnh và đang vươn đến đỉnh cao trong kinh tế thị trường hiện đại.
1.1. Bảo hiểm trong quy trình quản lý rủi ro 1.1.1. Khái niệm về rủi ro Những quan
niệm về rủi ro được trình bày trong các ấn phẩm của khoa học kinh tế, bảo hiểm khá
đa dạng. Có nhiều khía cạnh đáng chú ý trong các định nghĩa rủi ro mà những quan
điểm khác nhau đã đưa ra, như là: • • • • • Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được
Rủi ro là một biến cố bất ngờ gây ra những thiệt hại Rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên
quan đến việc xuất hiện một biến cố không mong đợi Rủi ro là một sự kiện không
chắc chắn, có khả năng gây ra hậu quả xấu Rủi ro là sự kiện không chắc chắn về cơ
may và bất hạnh
Dù cách biểu đạt khác nhau nhưng có thể nhận thấy các định nghĩa trên đều có những
điểm tương đồng khi định nghĩa về rủi ro, đó là: tính bất thường trong khả năng xảy
ra và hậu quả xấu (thiệt hại hoặc kết quả không mong đợi). Như vậy, có thể kết
luận: rủi ro là khả năng xảy ra biến cố bất thường có hậu quả thiệt hại hoặc mang lại
kết quả không mong đợi. - Các loại rủi ro Tùy theo mục đích của việc đánh giá và
quản lý rủi ro, rủi ro được phân loại cụ thể theo nhiều tiêu thức khác nhau. Liên quan
đến bảo hiểm, rủi ro thường được xếp thành những cặp sau: • • • Rủi ro đầu cơ và rủi
ro thuần túy Rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt Rủi ro tài chính và rủi ro phi tài chính
Rủi ro đầu cơ và rủi ro thuần tuý: người chịu ảnh hưởng của loại rủi ro đầu cơ vừa
có thể gặp hậu quả xấu nhưng cũng có thể đạt được sự gia tăng lợi ích (ví dụ: khi
đầu tư vào cổ phiếu, nhà đầu tư đẫ chấp nhận rủi ro biến động giá cổ phiếu. Nếu giá
cổ phiếu giảm sẽ dẫn đến tổn thất, nếu giá cổ phiếu tăng sẽ tạo ra khả năng kiếm lời
cho người nắm giữ cổ phiếu). Trong khi đó, rủi ro thuần tuý chỉ có thể dẫn đến hậu
quả tổn thất, thiệt hại.(ví dụ: bão, lụt, mưa đá...) + Rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt:
trận động đất kèm theo sóng thần khủng khiếp xảy ra ngày 26/12/2004 đã ảnh hưởng
đến hàng loạt các nước Nam á và Đông nam á: In-đô-nê-xia, ấn độ; Xơri-lan-ka, Thái
lan...hàng trăm nghìn người bị thiệt mạng, hàng triệu người không còn nơi ăn chốn ở.
Đây là một loại rủi ro cơ bản - rủi ro xảy ra ngoài tầm kiểm soát của cộng đồng và có
khả năng gây hậu quả đến hàng loạt các cá nhân, tổ chức trên một phạm vi rộng. So
với rủi ro cơ bản thì rủi ro riêng biệt gây hậu quả cá biệt cho cá nhân, tổ chức. Một
người lái xe bị tai nạn giao thông, một con tàu bị đắm ngoài khơi, một căn hộ bị hỏa
hoạn hoặc một cá nhân bị ốm, một lô hàng bị đắm trên hành trình vận chuyển bằng
đường biển - những trường hợp đó đều là rủi ro riêng biệt. + Rủi ro tài chính và rủi ro
phi tài chính: xét về tính chất hậu quả của biến cố có thể chia rủi ro thành hai loại.
Loại thứ nhất có thể xác định được hậu quả bằng tiền - rủi ro tài chính. Loại thứ hai
không thể tính toán hậu quả bằng tiền - rủi ro phi tài chính. Hỏa hoạn xảy ra đối với
các tòa nhà hoàn toàn có thể xác định giá trị thiệt hại của tài sản bị cháy còn những
cung bậc trạng thái tâm lý như là: khó chịu, chán chường, buồn bã... mà những sự biến
trong đời sống con người gây ra lại không phải là thước đo tài chính của việc đánh giá
hậu quả. Sự phân loại rủi ro theo các tiêu thức như trên, cho dù trong một số trường
hợp chỉ mang tính tương đối nhưng rất có ý nghĩa trong việc tìm kiếm các biện pháp
khắc phục, trong đó có các loại hình bảo hiểm thích hợp 1.1.2. Phương pháp quản lý
rủi ro và bảo hiểm Trên thực tế, quản lý rủi ro là cả một quá trình nhận biết, đánh giá,
định lượng rủi ro; xây dựng hệ thống cảnh báo rủi ro; tìm kiếm, lựa chọn các phương
pháp, công cụ ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục hậu quả rủi ro. Chiến lược và tác
nghiệp quản lý rủi ro cụ thể phải gắn với nhiều yếu tố nội tại của chủ thể và đối
tượng, từ bên ngoài của hoàn cảnh, môi trường. Trong trường hợp chủ thể là một
doanh nghiệp, phải xuất phát từ các đặc điểm của doanh nghiệp như là: công nghệ,
loại hình kinh doanh, nguồn nhân lực, vị trí địa lý, cơ chế quản lý, tài sản, tiền vốn,
môi trường kinh doanh...Trong phạm vi lý thuyết bảo hiểm cơ bản, nội dung về quản
lý rủi ro chỉ có thể dừng ở những vấn đề khái quát chung và liên quan trực tiếp đến
bảo hiểm, đó là phương pháp phòng tránh, giảm thiểu và khắc phục hậu quả của rủi
ro. Phương pháp phòng tránh, giảm thiểu và khắc phục hậu quả rủi ro được phát kiến,
xây dựng trên cơ sở đánh giá rủi ro. Thông thường, các loại rủi ro đều được đánh giá
bằng việc định lượng tần số và mức độ thiệt hại mà rủi ro gây ra.Việc đánh giá được
thực hiện từ quan sát, thống kê số lớn các sự kiện và hậu quả của chúng. Qua ...