Bảo hiểm thương mại với phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững ở Việt Nam
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 384.93 KB
Lượt xem: 24
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam luôn đóng vai trò trụ đỡ cho toàn bộ nền kinh tế, nhất là khi đất nước có chiến tranh hoặc thiên tai, dịch bệnh hoành hành. Thế nhưng trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, người sản xuất lại thường phải đối diện với rất nhiều rủi ro, thách thức và hậu quả của rủi ro lại đôi khi mang tính thảm họa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo hiểm thương mại với phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững ở Việt Nam BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI VỚI PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM ThS. Nguyễn Thị Thía Khoa Bảo hiểm, Trường Đại học Lao động - Xã hội Tóm tắt Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam luôn đóng vai trò trụ đỡ cho toàn bộ nền kinh tế, nhất là khi đất nước có chiến tranh hoặc thiên tai, dịch bệnh hoành hành. Thế nhưng trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, người sản xuất lại thường phải đối diện với rất nhiều rủi ro, thách thức và hậu quả của rủi ro lại đôi khi mang tính thảm họa. Nhận thức rõ vấn đề này, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách khắc phục, trong đó có chính sách bảo hiểm cho sản xuất nông nghiệp. Những chính sách thể hiện rõ nhất trong những năm gần đây là Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013; Quyết định số 358/QĐ- TTg ngày 27/02/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 315/QĐ-TTg... Tuy vậy, cho đến nay, sự cần thiết và vai trò của bảo hiểm đối với sản xuất nông nghiệp vẫn chưa được nhận thức một cách đầy đủ, kể cả từ người nông dân cho đến các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) và một số nhà quản lý. Đây là vấn đề mà tác giả bài viết này luôn trăn trở và mong muốn được trao đổi thêm. Từ khóa: Bảo hiểm, sản xuất nông nghiệp, rủi ro 1. Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam và xu hướng phát triển Từ trước đến nay, Việt Nam luôn được coi là một nước nông nghiệp và thực sự là một trong những nước có nền nông nghiệp phát triển khá toàn diện trên thế giới. Bắt đầu từ những năm nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường, trên thế giới, người ta đã biết đến sản lượng lương thực, cà phê, hồ tiêu và một số mặt hàng thủy, hải sản xuất khẩu của Việt Nam luôn lọt top các nước đứng đầu trên thế giới. Tiếp đến hơn 10 năm qua, rau quả của Việt Nam lại có mặt tại những thị trường lớn và khó tính nhất thế giới như: Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản... Trong nội tại của nền kinh tế Việt Nam, cho dù tỷ trọng nông nghiệp trong GDP có xu hướng giảm đi tương đối, nhưng vẫn luôn chiếm từ 22% đến 26%. Sản xuất nông nghiệp Việt Nam vẫn đang thu hút hơn 35 triệu người lao động. Qua hai năm đại dịch COVID-19 bùng phát, vai trò trụ đỡ của sản xuất nông nghiệp lại một lần nữa thể hiện rõ trong một loạt các vấn đề lớn của đất nước như: góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp, trợ cấp lương thực, thực phẩm cho người dân, đảm bảo an sinh xã hội... Trên đây là 275 một vài nét phác thảo thể hiện vai trò to lớn của sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Thực tế ngành sản xuất này đang được phát triển theo những xu hướng sau đây: - Phát triển nông nghiệp theo các chuỗi giá trị, gắn sản xuất với chế biến và xuất khẩu để nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản Việt Nam; - Phát triển nông nghiệp xanh, an toàn và thân thiện với môi trường để bắt kịp với xu hướng chung của các nước phát triển; - Từng bước phát triển nông nghiệp bền vững và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và các nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. 2. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững Bảo hiểm, mà ở đây là loại hình bảo hiểm thương mại (BHTM) ra đời từ rất sớm nhưng các sản phẩm BHTM được các nhà bảo hiểm triển khai trong sản xuất nông nghiệp mới chỉ bắt đầu phổ biến từ những năm 40 của thế kỷ 20. Bảo hiểm nông nghiệp ra đời và phát triển chủ yếu là do những đặc điểm vốn có của ngành sản xuất này đòi hỏi. Cụ thể: - Sản xuất nông nghiệp trải trên địa bàn rộng và chủ yếu được tiến hành ở ngoài trời. Vì vậy, nó chịu sự tác động rất lớn của điều kiện tự nhiên. Rủi ro trong nông nghiệp rất phổ biến, phức tạp và khó lường, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu đang diễn ra rất nhanh như hiện nay. Qua đó mà hậu quả của rủi ro cũng rất lớn và đôi khi mang tính thảm họa. - Đối tượng của sản xuất nông nghiệp rất đa dạng, phong phú. Hầu hết chúng đều là những cá thể sống, như: cây trồng, vật nuôi. Vì thế, chúng không chỉ chịu sự tác động của môi trường, của điều kiện tự nhiên, mà còn chịu sự tác động của các quy luật sinh học như: quy luật biến dị, di truyền, quy luật đồng hóa, dị hóa... - Chu kỳ trong sản xuất nông nghiệp thường kéo dài, tùy từng loại cây, con, giống cây, giống con; từng vùng khí hậu và tập quán canh tác, mà thời gian trong mỗi chu kỳ cho sản phẩm rất khác nhau. Vấn đề này liên quan đến rủi ro và tần suất xuất hiện rủi ro mà mỗi cây, con có thể gặp phải... Bởi vậy, nếu không tham gia bảo hiểm, người sản xuất nông nghiệp rất dễ gặp phải những rủi ro khó lường và xác suất rủi ro đã lớn lại càng lớn hơn và rất khó kiểm soát. - Sản xuất nông nghiệp hàng hóa với quy mô ngày càng lớn đòi hỏi người nông dân phải đầu tư các nguồn lực ngày càng nhiều, nhất là vốn, sức lao động, công nghệ và cả việc nghiên cứu, phát triển thị trường... Vì vậy, việc tham gia bảo hiểm có thể coi là một khâu không thể thiếu được đối với các nhà sản xuất nông nghiệp. Có thể phí bảo hiểm là khá lớn, song nó sẽ giúp phát triển sản xuất nông nghiệp ổn định, bền vững, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu diễn ra nhanh chóng như hiện nay. 276 3. Vai trò của bảo hiểm trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững ở Việt Nam Vai trò của BHTM đã được đề cập ở nhiều tài liệu, nhiều công trình nghiên cứu khoa học khác nhau, song vai trò của nó thể hiện trong sản xuất nông nghiệp vẫn cần phải làm rõ hơn nữa bởi nhận thức của một bộ phận nông dân Việt Nam, của m ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo hiểm thương mại với phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững ở Việt Nam BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI VỚI PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM ThS. Nguyễn Thị Thía Khoa Bảo hiểm, Trường Đại học Lao động - Xã hội Tóm tắt Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam luôn đóng vai trò trụ đỡ cho toàn bộ nền kinh tế, nhất là khi đất nước có chiến tranh hoặc thiên tai, dịch bệnh hoành hành. Thế nhưng trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, người sản xuất lại thường phải đối diện với rất nhiều rủi ro, thách thức và hậu quả của rủi ro lại đôi khi mang tính thảm họa. Nhận thức rõ vấn đề này, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách khắc phục, trong đó có chính sách bảo hiểm cho sản xuất nông nghiệp. Những chính sách thể hiện rõ nhất trong những năm gần đây là Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013; Quyết định số 358/QĐ- TTg ngày 27/02/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 315/QĐ-TTg... Tuy vậy, cho đến nay, sự cần thiết và vai trò của bảo hiểm đối với sản xuất nông nghiệp vẫn chưa được nhận thức một cách đầy đủ, kể cả từ người nông dân cho đến các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) và một số nhà quản lý. Đây là vấn đề mà tác giả bài viết này luôn trăn trở và mong muốn được trao đổi thêm. Từ khóa: Bảo hiểm, sản xuất nông nghiệp, rủi ro 1. Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam và xu hướng phát triển Từ trước đến nay, Việt Nam luôn được coi là một nước nông nghiệp và thực sự là một trong những nước có nền nông nghiệp phát triển khá toàn diện trên thế giới. Bắt đầu từ những năm nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường, trên thế giới, người ta đã biết đến sản lượng lương thực, cà phê, hồ tiêu và một số mặt hàng thủy, hải sản xuất khẩu của Việt Nam luôn lọt top các nước đứng đầu trên thế giới. Tiếp đến hơn 10 năm qua, rau quả của Việt Nam lại có mặt tại những thị trường lớn và khó tính nhất thế giới như: Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản... Trong nội tại của nền kinh tế Việt Nam, cho dù tỷ trọng nông nghiệp trong GDP có xu hướng giảm đi tương đối, nhưng vẫn luôn chiếm từ 22% đến 26%. Sản xuất nông nghiệp Việt Nam vẫn đang thu hút hơn 35 triệu người lao động. Qua hai năm đại dịch COVID-19 bùng phát, vai trò trụ đỡ của sản xuất nông nghiệp lại một lần nữa thể hiện rõ trong một loạt các vấn đề lớn của đất nước như: góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp, trợ cấp lương thực, thực phẩm cho người dân, đảm bảo an sinh xã hội... Trên đây là 275 một vài nét phác thảo thể hiện vai trò to lớn của sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Thực tế ngành sản xuất này đang được phát triển theo những xu hướng sau đây: - Phát triển nông nghiệp theo các chuỗi giá trị, gắn sản xuất với chế biến và xuất khẩu để nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản Việt Nam; - Phát triển nông nghiệp xanh, an toàn và thân thiện với môi trường để bắt kịp với xu hướng chung của các nước phát triển; - Từng bước phát triển nông nghiệp bền vững và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và các nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. 2. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững Bảo hiểm, mà ở đây là loại hình bảo hiểm thương mại (BHTM) ra đời từ rất sớm nhưng các sản phẩm BHTM được các nhà bảo hiểm triển khai trong sản xuất nông nghiệp mới chỉ bắt đầu phổ biến từ những năm 40 của thế kỷ 20. Bảo hiểm nông nghiệp ra đời và phát triển chủ yếu là do những đặc điểm vốn có của ngành sản xuất này đòi hỏi. Cụ thể: - Sản xuất nông nghiệp trải trên địa bàn rộng và chủ yếu được tiến hành ở ngoài trời. Vì vậy, nó chịu sự tác động rất lớn của điều kiện tự nhiên. Rủi ro trong nông nghiệp rất phổ biến, phức tạp và khó lường, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu đang diễn ra rất nhanh như hiện nay. Qua đó mà hậu quả của rủi ro cũng rất lớn và đôi khi mang tính thảm họa. - Đối tượng của sản xuất nông nghiệp rất đa dạng, phong phú. Hầu hết chúng đều là những cá thể sống, như: cây trồng, vật nuôi. Vì thế, chúng không chỉ chịu sự tác động của môi trường, của điều kiện tự nhiên, mà còn chịu sự tác động của các quy luật sinh học như: quy luật biến dị, di truyền, quy luật đồng hóa, dị hóa... - Chu kỳ trong sản xuất nông nghiệp thường kéo dài, tùy từng loại cây, con, giống cây, giống con; từng vùng khí hậu và tập quán canh tác, mà thời gian trong mỗi chu kỳ cho sản phẩm rất khác nhau. Vấn đề này liên quan đến rủi ro và tần suất xuất hiện rủi ro mà mỗi cây, con có thể gặp phải... Bởi vậy, nếu không tham gia bảo hiểm, người sản xuất nông nghiệp rất dễ gặp phải những rủi ro khó lường và xác suất rủi ro đã lớn lại càng lớn hơn và rất khó kiểm soát. - Sản xuất nông nghiệp hàng hóa với quy mô ngày càng lớn đòi hỏi người nông dân phải đầu tư các nguồn lực ngày càng nhiều, nhất là vốn, sức lao động, công nghệ và cả việc nghiên cứu, phát triển thị trường... Vì vậy, việc tham gia bảo hiểm có thể coi là một khâu không thể thiếu được đối với các nhà sản xuất nông nghiệp. Có thể phí bảo hiểm là khá lớn, song nó sẽ giúp phát triển sản xuất nông nghiệp ổn định, bền vững, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu diễn ra nhanh chóng như hiện nay. 276 3. Vai trò của bảo hiểm trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững ở Việt Nam Vai trò của BHTM đã được đề cập ở nhiều tài liệu, nhiều công trình nghiên cứu khoa học khác nhau, song vai trò của nó thể hiện trong sản xuất nông nghiệp vẫn cần phải làm rõ hơn nữa bởi nhận thức của một bộ phận nông dân Việt Nam, của m ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bảo hiểm thương mại Phát triển sản xuất nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp An sinh xã hội quốc gia Bảo hiểm nông nghiệpGợi ý tài liệu liên quan:
-
31 trang 263 0 0
-
Cơ sở lý thuyết cho bài toán tối ưu hóa động sử dụng phân bổ nước cho mục tiêu tưới và phát điện
7 trang 205 0 0 -
76 trang 121 3 0
-
Tiểu luận: Tính toán thiết kế mô hình Biogas
16 trang 112 0 0 -
Đề cương: Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
7 trang 110 0 0 -
4 trang 87 0 0
-
Giáo trình Máy và thiết bị nông nghiệp: Tập I (Máy nông nghiệp) - Trần Đức Dũng (chủ biên)
195 trang 81 0 0 -
115 trang 63 0 0
-
Giáo trình Bảo hiểm: Phần 1 (Xuất bản lần thứ hai)
149 trang 54 0 0 -
56 trang 53 0 0