Danh mục

Bảo hiểm y tế cộng đồng

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 147.16 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bảo hiểm y tế cộng đồngNguyễn Văn TuấnGiới quan sát quốc tế nhận xét không sai rằng so với các nước với nền kinh tế tương đương và cùng thu nhập, Việt Nam đã đạt được những thành quả y tế đáng khâm phục. Tuy nhiên, hệ thống y tế nước ta còn tồn tại rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Một trong những vấn đề đó là bảo hiểm y tế cho dân số. Bài viết này đề nghị một giải pháp bảo hiểm y tế cộng đồng. Tính từ thời điểm Đổi mới cho đến nay,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo hiểm y tế cộng đồng Bảo hiểm y tế cộng đồng Nguyễn Văn Tuấn Giới quan sát quốc tế nhận xét không sai rằng so với các n ước với nền kinh tếtương đương và cùng thu nhập, Việt Nam đã đạt được những thành quả y tế đángkhâm phục. Tuy nhiên, hệ thống y tế nước ta còn tồn tại rất nhiều vấn đề cần phảigiải quyết. Một trong những vấn đề đó là bảo hiểm y tế cho dân số. Bài viết nàyđề nghị một giải pháp bảo hiểm y tế cộng đồng. Tính từ thời điểm Đổi mới cho đến nay, nước ta đã đạt được nhiều thànhtựu y tế đáng kể. Tỉ lệ tử vong ở trẻ em và trẻ sơ sinh giảm thấp hơn cả nhữngnước trong vùng. Tuổi thọ trung bình hiện nay tương đương hay cao hơn các nướctrong vùng, và tiếp tục gia tăng. Nhưng như là một hệ quả của phát triển kinh tế,khoảng cách giữa người giàu và nghèo càng ngày càng gia tăng, nhất là trong lĩnhvực sức khỏe. Năm 1996, 34 triệu người không có khả năng mua bảo hiểm y tếhay thanh toán bệnh viện phí [1]. Tỉ lệ tử vong ở trẻ em thuộc gia đình nghèo vàonăm 1992 là 3,44% (tính trên số trẻ em mới sinh), và đến năm 1997, con số nàyvẫn không giảm (3,36%); tuy nhiên, trong cùng thời gian, tỉ lệ tử vong ở trẻ emthuộc gia đình được xem là “không nghèo” giảm từ 3,94% xuống còn 2,45% [2].Năm 1992, trong số 20% người nghèo nhất, 35% được xem là thiếu dinh dưỡng và73% trẻ em nằm trong nhóm “thiếu cân”; đến năm 1997, cũng trong số 20% ngườinghèo nhất, tỉ lệ suy dinh dưỡng thậm chí tăng lên đến 40%, và tỉ lệ trẻ em thiếucân giảm còn 69% [3]. Nói tóm lại, tính trung bình thì tình hình y tế nước ta cócải tiến tốt, song khoảng cách giữa người giàu và nghèo dẫn đến tình trạng thiếucông bằng trong chăm sóc sức khỏe cho người dân là một vấn đề nghiêm trọng. Một xu hướng chung trên thế giới ngày nay là các nước giàu có chi tiêucho y tế nhiều hơn các nước nghèo, dù sức khỏe của họ nói chung tốt hơn so vớicác nước nghèo. Ở nước ta hiện nay, tổng số chi tiêu cho y tế chiếm khoảng 5,1%tổng số GDP [4]. Tỉ lệ này còn khá khiêm tốn, nếu so với 5,5% ở Trung Quốc,6% ở Hàn quốc, 8% ở Nhật, và 9,2% ở Úc. Thật ra, đó chỉ là con số trung bình, vìtheo một nghiên cứu chuyên sâu cho thấy ở các hộ nghèo nông thôn, chi tiêu cho ytế chiếm khoảng 13% tổng thu nhập, so với các hộ “không nghèo” chi phí này chỉchiếm 3-5% ngân sách gia đình [5]. Theo một nghiên cứu ở các nước đang phát triển, kể cả Việt Nam, khoảng 1phần 3 bệnh nhân đáng lẽ phải được điều trị ở bệnh viện nh ưng không có khả năngtài chính để nhập viện. Thực tế ở còn cho thấy có không ít bệnh nhân phải … trốnbệnh viện (dù trong tình trạng bệnh), vì không có tiền để thanh toán viện phí. Phần lớn những người không có bảo hiểm y tế phải dựa vào hệ thống “mua– trả” (tức mua dịch vụ y tế và trả tiền tại chỗ cho từng trường hợp). Bệnh nhânđến khám bác sĩ và trả tiền thuốc và dịch vụ khám bệnh. Theo một ước tính, hệthống “mua – trả”này chiếm đến 8% ngân sách gia đình của người dân hiện nay.Hệ thống này còn là nguồn thu nhập chính của bác sĩ và những người cung cấpdịch vụ y tế công cộng. Thật ra, chi phí cho dịch vụ y tế không cao bằng so với chi phí cho thuốcmen. Thật vậy, tính trung bình, khoảng 70% ngân sách y tế gia đình chi tiêu chothuốc men. Có thể nói rằng các cơ sở và nhân viên bán thuốc tư là những nhàcung cấp dịch vụ cứu viện, chứ không phải nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe.Nhưng thực tế ở nước ta cho thấy đây lại là những nhà cung cấp sức khỏe, bởi vìbệnh nhân nghèo không có khả năng trả những dịch vụ y tế đắt tiền. Ở các nướcđã phát triển, Nhà nước kiểm soát chặt chẽ hệ thống cung cấp thuốc cho bệnhnhân, nhưng ở nước ta, phải nói rằng hệ thống kiểm soát các cơ sở bán thuốc cònquá lỏng lẻo. Điều này dẫn đến lạm phát giá thuốc đến nổi nhiều bệnh nhân chỉchờ chết vì không có khả năng mua thuốc.Giải pháp nào ? Năm 1993, chính sách bảo hiểm y tế ra đời. Theo đó tất cả các công nhânviên chức nhà nước bắt buộc phải đóng bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, trong dân số nóichung, số người tự nguyện mua bảo hiểm còn khá thấp. Sau một năm chính sáchbảo hiểm y tế ra đời, chỉ 1% dân số mua bảo hiểm; đến nă m 1997, con số này là5,5%; và con số dự kiến hiện nay là trên dưới 13%. Nói cách khác, có ít nhất là85% dân số không có bảo hiểm y tế [6]. Điều này không ngạc nhiên, vì thu nhậpcủa phần lớn nông dân vẫn còn thấp (trung bình mỗi ngày khoảng 25.000Đ đến40.000Đ), do đó đối với họ, bảo hiểm y tế vẫn là một nhu cầu xa xỉ [7]. Tăng đầu tư của Nhà nước để nâng cao cơ sở vật chất y tế. Trong khisố người cao tuổi ở nước ta tăng dần hàng năm, nhưng cơ sở vật chất cho y tế thìkhông tăng. Hiện nay, số người trên 60 tuổi chiếm khoảng 6,7% tổng dân số, vàcon số này dự kiến sẽ gia tăng nhanh trong vòng 10 năm tới vì tuổi thọ trung bìnhsẽ tăng từ 71 tuổi lên khoảng 75 tuổi. Hệ thống y tế phải phát triển theo nhu cầugia tăng dân số, nhưng rất tiếc là trong vòng một thập niên qua, số bệnh viện ởnước ta không tăng. Chẳn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: