Danh mục

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận của Hoa Kỳ

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 255.44 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Là một trong những đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ nhưng khái niệm chỉ dẫn địa lý mới chính thức lần đầu tiên được đưa ra trong Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPs). Hiệp định TRIPs không áp đặt một hình thức bảo hộ chung nào cho các quốc gia thành viên mà để cho các quốc gia tự quyết định hình thức bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý1. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận của Hoa KỳBảo hộ chỉ dẫn địa lý dưới hìnhthức nhãn hiệu chứng nhận của Hoa KỳLà một trong những đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ nhưngkhái niệm chỉ dẫn địa lý mới chính thức lần đầu tiên được đưa ratrong Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyềnsở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPs). Hiệp định TRIPs không áp đặtmột hình thức bảo hộ chung nào cho các quốc gia thành viên mà đểcho các quốc gia tự quyết định hình thức bảo hộ đối với chỉ dẫn địalý1. Trong khuôn khổ thực thi nghĩa vụ pháp lý quốc tế theo Hiệpđịnh TRIPs, Hoa Kỳ đã lựa chọn mô hình bảo hộ chỉ dẫn địa lýthông qua hệ thống pháp luật hiện hành về nhãn hiệu với các sửađổi và bổ sung cho phù hợp với các quy định tối thiểu của Hiệpđịnh này. Các sản phẩm đặc sản của Việt Nam có nhiều đặc điểm khátương đồng với các sản phẩm của Hoa Kỳ: ngoại trừ một số sảnphẩm đặc thù như nước mắm, các chỉ dẫn địa lý còn lại của ViệtNam không quá đặc biệt tới mức không thể tìm thấy ở khu vực địalý khác. Trên thực tế, các sản phẩm mang chỉ dẫn của Hoa Kỳ mặcdù không quá đặc thù nhưng lại khá thành công trong thương mại.Vì vậy, nghiên cứu kinh nghiệm bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo hệ thốngbảo hộ nhãn hiệu, đặc biệt là nhãn hiệu chứng nhận sẽ rất hữu íchđối với Việt Nam. 1. Khái niệm nhãn hiệu chứng nhận theo pháp luật Hoa Kỳ Hệ thống pháp luật về nhãn hiệu của Hoa Kỳ có lịch sử lâu đời vớinhững quy định tương đối đầy đủ, đã được thực thi trong thời gian dài,trong đó Lanham Act và Luật nhãn hiệu Trademark Act 1905 là cácđạo luật có vai trò quan trọng nhất. Bên cạnh đó, quy định của Vănphòng quốc gia Hoa Kỳ về rượu, thuốc lá và súng (BATF) có một sốđiều khoản liên quan đến các chỉ dẫn địa lý cho rượu vang và rượumạnh. Theo đó, chỉ dẫn địa lý có thể được bảo hộ theo ba cách: bảo hộdưới dạng nhãn hiêu thông thường, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệutập thể, trong đó nhãn hiệu chứng nhận là hình thức pháp lý được xemlà phù hợp nhất với chỉ dẫn địa lý2. “Nhãn hiệu chứng nhận là bất kỳchữ, tên gọi, biểu tượng, hình vẽ hoặc sự kết hợp các yếu tố đó đã đượcsử dụng hoặc có ý định sử dụng trong hoạt động thương mại bởi mộtngười không phải là chủ sở hữu nhãn hiệu, được chủ sở hữu đăng kýnhằm mục đích cho phép người khác sử dụng và nộp đơn đăng ký bảohộ nhằm chứng nhận rằng hàng hoá và dịch vụ mang nhãn có nguồngốc khu vực hoặc nguồn gốc khác, có nguyên liệu, cách thức sản xuất,chất lượng, sự chính xác hoặc đặc tính khác của hàng hóa hay dịch vụcủa người nào đó hoặc chứng nhận quy trình và cách thức sản xuấthàng hoá và dịch vụ được thực hiện bởi các thành viên của hiệp hộihoặc tổ chức khác” (Lanham Act, chương 15, điều 1127). Như vậy, về cơ bản, nhãn hiệu chứng nhận của Hoa Kỳ tương đồngvới cách hiểu nhãn hiệu chứng nhận của các nước. Chủ sở hữu nhãnhiệu sẽ được độc quyền sử dụng nhãn hiệu nếu chủ sở hữu: (i) thựchiện việc quản lý một cách hợp pháp việc sử dụng nhãn hiệu đó chohàng hoá; (ii) không được từ chối chứng nhận hàng hoá đáp ứng tiêuchuẩn chứng nhận; (iii) không sử dụng nhãn hiệu cho hàng hoá để bảođảm tính trung lập; (iv) không được sử dụng nhãn hiệu với mục đíchnào khác việc chứng nhận nhằm bảo đảm không gây nhầm lẫn chocông chúng về chức năng của nhãn hiệu chứng nhận. Nhãn hiệu chứngnhận được sử dụng cho một hoặc nhiều sản phẩm và một hoặc nhiềunhà sản xuất trong một khu vực cụ thể3. Ví dụ như cam Florida, khoaitây Idaho, hành Vidalia, rượu vang Napa Valley và táo bangWashington. Có ba loại nhãn hiệu chứng nhận: (i) nhãn hiệu chứng nhận hàng hoáhoặc dịch vụ có nguồn gốc xuất xứ từ một khu vực địa lý nhất định; (ii)nhãn hiệu chứng nhận hàng hoá và dịch vụ đạt tiêu chuẩn về chấtlượng, nguyên liệu sản xuất hay cách thức sản xuất; (iii) nhãn hiệuchứng nhận cách thức cung cấp dịch vụ hoặc quy trình sản xuất hànghoá đáp ứng theo tiêu chuẩn nhất định. Trong đó, nhãn hiệu chứngnhận hàng hoá, dịch vụ có nguồn gốc từ khu vực địa lý có nhiều đặcđiểm tương đối gần với chỉ dẫn địa lý. Vì vậy, các chỉ dẫn địa lý củacác nước thường đăng ký bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu chứng nhận vềnguồn gốc tại thị trường Hoa Kỳ như Parmigiano Reggiano, Roquefort,Swiss, Darjeeling…4 Một yêu cầu chung đối với nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc xuất xứlà khi đăng ký phải xác định rõ khu vực sản xuất. Ví dụ, nhãn hiệuchứng nhận Parmigiano Reggiano để chỉ loại pho mát “có nguồn gốc từkhu vực Parma Reggio của Italy, bao gồm các vùng Parma, ReggioEmilia, Modena và Mantua bên phải dòng sông Po và Bologne, bên tráisông Reno”5. Hay Swiss là nhãn hiệu chứng nhận sử dụng cho sô cô lavà các sản phẩm làm từ sô cô la được sản xuất tại Thuỵ Sĩ. Tuy nhiên,bên cạnh việc chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, nhãn hiệu chứng nhậncòn xác nhận chất lượng hoặc đặc tính của sản phẩm. Ví dụ Roquefortlà nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm pho mát làm duy nhất từsữa cừu và được lên men tự nhiên trong các hầm của làng Roquefort,quận Aveyron, P ...

Tài liệu được xem nhiều: