Danh mục

Bảo hộ thương hiệu doanh nghiệp ở nước ngoài

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 95.81 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đi đòi thương hiệu Việc đối tác Singapore là Sabeco Asia Pacific sử dụng con dấu có hình ảnh gần giống như hình ảnh thương hiệu Sabeco đã phần nào cho thấy sự chủ quan của Sabeco trong việc bảo vệ thương hiệu của mình. Bài viết này không bàn vào nội dung hợp đồng ký kết cũng như sự vô tình hay hữu ý trong việc chọn đối tác của Sabeco để dẫn đến những sự cố đáng tiếc như hiện nay. Chỉ nhân đây xin nhắc lại những câu chuyện thương hiệu đã bị đối tác nước ngoài...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo hộ thương hiệu doanh nghiệp ở nước ngoài Bảo hộ thương hiệu doanh nghiệp ở nước ngoàiĐi đòi thương hiệuViệc đối tác Singapore là Sabeco Asia Pacific sử dụng con dấu có hình ảnhgần giống như hình ảnh thương hiệu Sabeco đã phần nào cho thấy sự chủquan của Sabeco trong việc bảo vệ thương hiệu của mình. Bài viết nàykhông bàn vào nội dung hợp đồng ký kết cũng như sự vô tình hay hữu ýtrong việc chọn đối tác của Sabeco để dẫn đến những sự cố đáng tiếc nhưhiện nay. Chỉ nhân đây xin nhắc lại những câu chuyện thương hiệu đã bị đốitác nước ngoài chiếm đoạt và một vài gợi ý để giúp doanh nghiệp bảo vệ tàisản vô hình của mình: thương hiệu.Kẹo dừa Bến Tre thường được nhắc đến như một trường hợp đầu tiên, vàcũng là trường hợp hy hữu có được một cái kết có hậu về chuyện đi đòithương hiệu của mình ở nước ngoài.Năm 1998, doanh số tiêu thụ kẹo dừa Bến Tre ở Trung Quốc đang tăng caothì đột ngột giảm mạnh do một đối tác làm nhái và đăng ký độc quyền nhãnhiệu này ở Trung Quốc. Bà Hai Tỏ, chủ nhãn hiệu kẹo dừa Bến Tre, đã phảibao phen vất vả, hết gõ cửa chính quyền đến gặp gỡ giới truyền thông nướcnày để chứng minh kẹo dừa Bến Tre là của Việt Nam. Năm 1999, bà thànhcông trong việc đòi lại tên thương hiệu.Thương hiệu Vinataba của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam dẫu đã đượcđăng ký sở hữu trí tuệ trong nước từ năm 1990, nhưng đến năm 2001, khiđăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở một số quốc gia, mới hay là thương hiệu này đãđược Công ty Putra Satbat Industry của Indonesia “đăng ký giùm” ở 13nước. Điều này đồng nghĩa sản phẩm Vinataba không thể xuất khẩu sang cácquốc gia đó, vì sẽ vi phạm luật sở hữu trí tuệ, hàng thật sẽ biến thành hànggiả. Trong 13 thị trường trên có các thị trường láng giềng quan trọng nhưTrung Quốc, Lào và Campuchia. Phải tìm đủ mọi cách, trải qua bao phentranh đấu, tốn nhiều tiền của, công sức, nhưng cho đến nay, theo một chuyêngia, Vinataba mới chỉ giành lại được thương hiệu của mình ở Campuchia.Những rắc rối của nhãn hiệu mì ăn liền Vifon ở Ba Lan, bia Sài Gòn ở Mỹ,bánh phồng tôm Sa Giang tại Pháp và hàng loạt câu chuyện bị đánh cắpthương hiệu khác, theo các chuyên gia, đã phần nào đánh động ý thức bảo vệthương hiệu của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn trong nước.Điểm chung của những trường hợp trên là sản phẩm thật của doanh nghiệpsẽ trở thành hàng giả, hàng nhái khi đi vào các thị trường đã được phía đốitác đăng ký bảo hộ trước. Điều đó cũng đồng nghĩa cơ hội kinh doanh ở đóbị khép lại nếu không chịu mất một khoản tiền lớn để “chuộc” lại tên mình.Để tránh rủi roTheo các chuyên gia, tuy đã có nhiều trường hợp bị đánh cắp thương hiệu,thế nhưng việc bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài vẫn chưa được doanhnghiệp Việt Nam quan tâm đúng mức. Vì thế, trong tương lai sẽ tiếp tục códoanh nghiệp khác đi theo vết xe đổ. Bởi bản thân doanh nghiệp Việt Namchưa thực sự chú trọng hoặc chưa đủ tiềm lực để có thể đăng ký bảo hộthương hiệu ở nhiều quốc gia khác nhau. Doanh nghiệp chưa thể tiên liệutrước việc phát triển và mở rộng đến các thị trường mới.Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nước ngoài đã đi trước doanh nghiệp trongnước khá xa. Vì thế nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã dò xét, đánh giá nhữngdoanh nghiệp trong nước có khả năng phát triển và đăng ký bảo hộ thươnghiệu hay tên miền ở nước sở tại trước, với một chi phí khá rẻ. Mục đích là sẽbán lại cho các doanh nghiệp nạn nhân sau này. Ngay ở Việt Nam cũng đãxảy ra hiện tượng doanh nghiệp nhập khẩu, làm đại lý đã nẫng tay trên nhãnhiệu thương mại của doanh nghiệp nước ngoài.Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài luôn có những bước đi rất bàibản trong việc xây dựng, đăng ký bảo hộ thương hiệu. Một luật sư ở Hà Nộicho biết, ba năm trước đây, văn phòng của ông nhận được một câu hỏi dài10 trang của một doanh nghiệp nước ngoài, đại ý nói rằng để có thể bảo hộmột sản phẩm với kích thước, hình dáng, hoa văn như thế… thì cần tiếnhành ra sao để phù hợp pháp luật Việt Nam. Bẵng đi một thời gian, đến đầunăm 2010, văn phòng của ông lại nhận được hai yêu cầu của doanh nghiệptrên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp cho hai sản phẩm…iPhone 3G và iPhone 4.Như vậy, có thể nói, đối với các doanh nghiệp lớn ở nước ngoài, chuyện bảohộ thương hiệu của họ rất được chú trọng. Họ luôn có được sự chuẩn bị hếtsức chu đáo và bài bản trong việc này.Để tránh những rủi ro có thể gặp, mà lúc đó chi phí kiện tụng cho việc đòilại thương hiệu của mình sẽ lớn gấp nhiều lần so với mức phí đăng ký bảohộ sở hữu trí tuệ trước, các chuyên gia khuyên doanh nghiệp cần chú trọngđến việc đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài. ...

Tài liệu được xem nhiều: