Danh mục

Bảo hộ thương mại - những vấn đề thách thức của Việt Nam đối với việc mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 451.41 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này, tác giả xin được phân tích những vấn đề về bảo hộ thương mại, những biện pháp bảo hộ thương mại mà các quốc gia đang áp dụng làm ảnh hưởng tới chính sách xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp, nhiệm vụ của Việt Nam trong thời gian tới để có thể thực hiện được các chỉ tiêu về xuất khẩu hàng hóa và thực hiện chính sách hội nhập sâu rộng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo hộ thương mại - những vấn đề thách thức của Việt Nam đối với việc mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa BẢO HỘ THƯƠNG MẠI - NHỮNG VẤN ĐỀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI VIỆC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TRADE PROTECTION - CHALLENGES FOR VIETNAM IN EXPANDING EXPORT MARKETS ThS. Võ Thị Hoài Trường Đại học Sài Gòn Tóm tắt Chính sách mở cửa hội nhập và thúc đẩy tăng trưởng về xuất khẩu của Việt Nam đang phải đối mặt với làn sóng bảo hộ thương mại của nhiều thị trường lớn. Điều này sẽ đặt ra nhiều thách thức cho Chính phủ và các doanh nghiệp trước mục tiêu phát triển kinh tế và lợi nhuận trong thời gian tới. Tìm kiếm những giải pháp để tận dụng được thời cơ từ các FTA đã ký kết và khắc phục những khó khăn từ các rào cản của các quốc gia trên thế giới là một trong những công việc quan trọng cần nghiên cứu và trao đổi. Trong bài viết này, tác giả xin được phân tích những vấn đề về bảo hộ thương mại, những biện pháp bảo hộ thương mại mà các quốc gia đang áp dụng làm ảnh hưởng tới chính sách xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp, nhiệm vụ của Việt Nam trong thời gian tới để có thể thực hiện được các chỉ tiêu về xuất khẩu hàng hóa và thực hiện chính sách hội nhập sâu rộng. Từ khóa: bảo hộ thương mại; giải pháp của Việt Nam Abstract Vietnam's policy of integration and promoting export growth is facing a wave of trade protectionism in many major markets. This will pose many challenges for the Government and businesses in the goal of economy development and profitability improvement in the future. Finding solutions to take advantage from the signed FTAs and overcoming the difficulties from the other countries’ barriers is one of the important jobs that need to be studied and discussed. In this article, the author would like to analyze trade protectionism’s issues and the trade protection measures that other countries are applying which affecting Vietnam's goods export policy. On that basis, proposing some solutions and tasks of Vietnam in the coming time to be able to fulfill the targets of goods export and implement extensive integration policies. Keywords: trade protectionism; solutions of Vietnam 1. Mở đầu Thành công của Việt Nam trong thời gian qua là đã đàm phán và ký kết được số lượng khá nhiều các FTA, đặc biệt việc gia nhập CPTTP và EVFTA được coi là thành công lớn của Việt Nam, mở ra cơ hội tăng thêm GDP rất lớn bằng cách xâm nhập vào thị trường rộng lớn với nhiều chính sách ưu đãi. Tuy nhiên, thời gian gần đây chúng ta cũng đang phải đối mặt với làn sóng bảo hộ thương mại cả công khai và bán công khai bằng 159 nhiều hình thức khác nhau của các quốc gia phát triển. Điều đó đặt ra vấn đề cần phải nhanh chóng thích nghi và tìm ra hướng đi hợp lý để có thể khắc phục được khó khăn và nắm lấy cơ hội. Để làm được điều này ngoài nhiệm vụ của Chính phủ, các Bộ và cơ quan liên ngành phối hợp để xây dựng các chiến lược kinh tế nhanh chóng và hợp lý còn cần phải sự nỗ lực tự thân của các doanh nghiệp, sự cải cách thể chế, pháp luật và nhiều giải pháp đồng bộ được thực thi để đạt được hiệu quả tăng trưởng kinh tế như kỳ vọng. 2. Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Nội dung về bảo hộ thương mại rất được quan tâm hiện nay khi chúng ta đang tăng cường các chính sách hội nhập qua việc đã ký kết thành công nhiều hiệp định FTA thế hệ mới nhưng cũng đang đối mặt với làn sóng bảo hộ thương mại tại nhiều thị trường lớn của Việt Nam. Đã có nhiều công trình của nhiều chuyên gia kinh tế, pháp lý, của nhiều cơ quan quản lý về thương mại nghiên cứu về vấn đề này. Về bài viết trên các tạp chí chuyên ngành có thể kể đến như là:” Xu hướng bảo hộ thương mại trên thế giới và kiến nghị đối với Việt Nam” của Lê Quang Thuận, Nguyễn Thị Phương Thúy. Bài viết phân tích về xu hướng, tác động của bảo hộ thương mại và đề xuất một số khuyến nghị đối với Việt Nam trong việc vượt qua thách thức của bảo hộ thương mại; bài viết “Xu hướng mới trong bảo hộ thương mại trên thế giới và những khuyến nghị đối với Việt Nam” của các tác giả Ngô Tuấn Anh, Nguyễn Cẩm Tú, Ngô Anh Thái đăng trên Tạp chí Tài chính nhằm phân tích ảnh hưởng của bảo hộ thương mại và một số kiến nghị đối với nước ta... Đề tài cấp Bộ có:“Ảnh hưởng của một số hiện tượng bảo hộ thương mại nổi bật trong thời gian gần đây và khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam” (Bộ Công thương, năm 2018). Đã có những hội thảo được tổ chức như “Hội thảo về kinh nghiệm quốc tế tốt nhất trong phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp hàng hóa và lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại” do Bộ Tài chính, Bộ Công thương và USAID Việt Nam phối hợp tổ chức nhằm chia sẻ các kinh nghiệm, nghiên cứu các vấn đề tồn tại liên quan đến đấu tranh chống lại các hành vi gian lận và lẩn tránh biện pháp bảo hộ thương mại. Nhiều trường đại học, viện nghiên cứu cũng tổ chức các hội thảo có liên quan như hội thảo “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, do Trường Đại học Hải Phòng và Đại học Thương mại tổ chức; “Tác động của xu hướng bảo hộ thương mại đến nền kinh tế Việt Nam”, do Khoa Tài chính quốc tế (Học viện Tài chính) tổ chức; “Xu hướng bảo hộ thương mại trên thế giới - Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” do Học viện Ngân hàng, Khoa Kinh doanh Quốc tế tổ chức... Đồng thời nhiều hội thảo với các nội dung có liên quan cũng sẽ được tổ chức trong thời gian tới. Điều đó cho thấy nội dung về bảo hộ thương mại là nội dung nghiên cứu cấp thiết rất cần sự phân tích, đánh giá, đóng góp ý kiến và đề xuất các giải pháp của những người nghiên cứu, quản lý về kinh tế. Những công trình nghiên cứu này là tư liệu tham khảo được tác giả sử dụng cho bài viết của mình. Trên cơ sở đó tác giả tập trung vào nội dung nghiên cứu ...

Tài liệu được xem nhiều: