Bảo quản thực phẩm ngày Tết
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 288.95 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Vào những ngày Tết, các bà nội trợ thường mua thức ăn dự trữ. Vì thế, việc chọn lựa, bảo quản các loại thực phẩm luôn phải được quan tâm. Xin giới thiệu một số mẹo nhỏ sau:
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên không nên dự trữ quá nhiều thực phẩm trong dịp tết,vì điều này có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Cách chọn mua thực phẩm ngày tết
- Với bánh, mứt, kẹo bạn có thể mua nhiều vì để được lâu. Các thực phẩm chế biến sẵn như bánh chưng, bánh tét, giò chả... nên mua ở những cửa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo quản thực phẩm ngày Tết Bảo quản thực phẩm ngày Tết Vào những ngày Tết, các bà nội trợ thường mua thức ăn dự trữ. Vì thế, việc chọn lựa, bảo quản các loại thực phẩm luôn phải được quan tâm. Xin giới thiệu một số mẹo nhỏ sau: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên không nên dự trữ quá nhiều thực phẩm trong dịp tết,vì điều này có thể gây ngộ độc thực phẩm. Cách chọn mua thực phẩm ngày tết - Với bánh, mứt, kẹo bạn có thể mua nhiều vì để được lâu. Các thực phẩm chế biến sẵn như bánh chưng, bánh tét, giò chả... nên mua ở những cửa hàng quen lâu năm, hàng mới làm và cần được bảo quản trong tủ lạnh. - Với thực phẩm tươi sống, như thịt bò, thịt lợn nên chọn thịt đã được kiểm dịch, thịt tươi mới màu hồng, mỡ trắng hồng, da trắng sạch, mùi còn tươi, ấn thịt vào chắc và đàn hồi, nếu có xương thì thịt dính chặt vào xương. - Tôm, cá là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và rất tốt nếu còn tươi, nhưng khi bị ươn sẽ khó lưu trữ. Cá tươi có màu hồng, mang cá đỏ hồng, ấn thịt chắc và đàn hồi, bụng không bể. Tôm tươi đầu còn dính chặt vào thân, thịt chắc, dính vào vỏ. Khi chưa sử dụng, những loại thực phẩm này cần bảo quản đông lạnh ngay. - Đối với thịt gia cầm không nên mua gà, vịt sống và tự giết mổ tại nhà hay ở chợ. Chỉ mua thịt, trứng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Việc bảo quản kín sẽ giúp thức ăn không bị khô, không bị bốc m ùi, không lây nhiễm vi sinh vật sang các món ăn khác. (ảnh minh họa) - Với rau, trái cây, khi mua nên chọn rau còn cuống lá, không nên mua các loại rau còn rễ, bám đất vì nguồn vi sinh từ đất dễ gây hư hỏng rau, củ. Khi chọn mua thực phẩm bạn cần kiểm tra kĩ chất lượng, thời gian sử dụng tránh mua phải hàng ôi thiu hay hết hạn. Cách bảo quản thực phẩm Việc bảo quản kín sẽ giúp thức ăn không bị khô, không bị bốc mùi, không lây nhiễm vi sinh vật sang các món ăn khác. Khi để nhiều thức ăn trong tủ lạnh, cần chỉnh lại nhiệt độ (tăng độ lạnh), nếu không đủ độ lạnh thức ăn sẽ mau hỏng. Thực phẩm tươi sống: - Thịt, cá tươi sống khi mua về cần được bảo quản ở ngăn đá để có thể giữ được lâu ngày. Cần làm sạch trước khi cho những thực phẩm này vào hộp, bịch nilông, sau đó buộc kín và cất vào ngăn đá. Khi cần chế biến món ăn nào thì lấy ra rã đông và sử dụng. Sau khi rã đông, thức ăn cần nấu hết. - Bạn muốn bảo quản rau được lâu trong ngày tết thì sau khi bỏ lá sâu, lá giập, cắt bỏ phần rễ thì rửa sạch rau cho vào túi, buộc kín rồi xếp vào ngăn tủ mát. - Với trái cây bạn cũng nên rửa sạch, để ráo, sau đó cho vào túi buộc kín rồi cất vào tủ lạnh. Củ, quả chỉ gọt vỏ trước khi chế biến hoặc trước khi ăn. Nếu mua các loại đã được bảo quản trong tủ lạnh thì về nhà cũng phải bảo quản trong tủ lạnh. Với các loại rau củ quả không gọt vỏ, khi ăn phải rửa bằng nước muối loãng hay nước rửa rau quả chuyên dụng. Thực phẩm tươi sống cần làm sạch trước khi bảo quản. Thức ăn nấu chín: Đối với thức ăn nấu chín cần để nguội hẳn rồi đậy kín và cất vào tủ lạnh. - Đối với các món ăn đặc biệt ngày Tết, việc bảo quản cần lưu ý: Với các món kho (thịt kho trứng vịt, cá lóc kho, măng hầm chân giò, mướp đắng dồn thịt...) nấu đủ ăn 2- 3 bữa, không nên hầm đi hầm lại nhiều lần. - Để bảo quản bánh chưng, bánh tét, sau khi vớt bánh chưng ra sau khi nấu chín, bạn nên rửa lại bằng nước sạch rồi ép bằng vật nặng để bánh ém chặt lại hơn. Cất bánh nơi mát và thoáng gió. Nếu sau vài ngày bánh có hiện tượng lại gạo (bánh cứng) bạn nên luộc, chiên hoặc hấp lại. Làm như thế bánh sẽ mềm trở lại. - Các món chiên, quay, rôti để trong hộp to, chế ngập dầu mỡ để ngăn mát, khi ăn lấy đủ phần ăn hâm lại. - Giò chả, nem chua là những loại thực phẩm rất dễ hỏng, thiu nếu nhà bạn không có tủ lạnh. Để bảo quản cần lột hết lớp vỏ gói bên ngoài, tránh để thức ăn đổ mồ hôi. Nên đậy bằng rổ có nhiều lỗ thoáng nhỏ, nhưng tránh hơi gió. Tốt nhất, nên dùng giò chả, nem chua trong vòng 2 ngày, nếu chưa ăn kịp, nên luộc lại. - Nếu có lạp xưởng, để giữ lạp xưởng được lâu, bạn không nên cho vào tủ lạnh. Thay vào đó, bạn hãy chuẩn bị một cái rá hoặc hộp, khay… đặt một cốc rượu trắng vào chính giữa, rồi xếp lạp xưởng xung quanh. Hương rượu tỏa ra sẽ ngăn ruồi, muỗi, kiến rất hiệu quả, nhờ đó lạp xưởng sẽ trong và sau Tết vẫn rất thơm ngon. Lưu ý: Bạn cần bảo quản thức ăn sống và chín vào những hộp riêng biệt. Việc bảo quản kín sẽ giúp thức ăn không bị khô, không bị bốc mùi, không lây nhiễm vi sinh sang các món ăn khác. Cách rã đông nhanh Nếu cần phải rã đông gấp, bạn hãy đưa thực phẩm vào lò vi sóng. Cách này rất tốt vì điện trường cao tần sẽ gây nên nội ma sát trong bản thân thực phẩm, khiến thực phẩm nóng lên, tan đông nhưng không làm vỡ tế bào. Nếu không có lò vi sóng hãy dùng nước lạnh pha thêm tí muối để rã đông cho nhanh. Tận dụng thực phẩm sau ngày Tết Nếu sau Tết, nhà b ạn còn nhiều đồ ăn dư như thịt gà, giò lụa, chả quế… Bạn hãy thử thay đổi khẩu vị cho gia đình bằng những tô bún thang, hay đĩa nem cuốn. Thịt gà dùng để ninh nước lèo chan bún, còn giò lụa hay chả quế thì băm nhỏ làm nhân nem. Chắc chắn bạn sẽ thấy ngon miệng hơn. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo quản thực phẩm ngày Tết Bảo quản thực phẩm ngày Tết Vào những ngày Tết, các bà nội trợ thường mua thức ăn dự trữ. Vì thế, việc chọn lựa, bảo quản các loại thực phẩm luôn phải được quan tâm. Xin giới thiệu một số mẹo nhỏ sau: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên không nên dự trữ quá nhiều thực phẩm trong dịp tết,vì điều này có thể gây ngộ độc thực phẩm. Cách chọn mua thực phẩm ngày tết - Với bánh, mứt, kẹo bạn có thể mua nhiều vì để được lâu. Các thực phẩm chế biến sẵn như bánh chưng, bánh tét, giò chả... nên mua ở những cửa hàng quen lâu năm, hàng mới làm và cần được bảo quản trong tủ lạnh. - Với thực phẩm tươi sống, như thịt bò, thịt lợn nên chọn thịt đã được kiểm dịch, thịt tươi mới màu hồng, mỡ trắng hồng, da trắng sạch, mùi còn tươi, ấn thịt vào chắc và đàn hồi, nếu có xương thì thịt dính chặt vào xương. - Tôm, cá là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và rất tốt nếu còn tươi, nhưng khi bị ươn sẽ khó lưu trữ. Cá tươi có màu hồng, mang cá đỏ hồng, ấn thịt chắc và đàn hồi, bụng không bể. Tôm tươi đầu còn dính chặt vào thân, thịt chắc, dính vào vỏ. Khi chưa sử dụng, những loại thực phẩm này cần bảo quản đông lạnh ngay. - Đối với thịt gia cầm không nên mua gà, vịt sống và tự giết mổ tại nhà hay ở chợ. Chỉ mua thịt, trứng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Việc bảo quản kín sẽ giúp thức ăn không bị khô, không bị bốc m ùi, không lây nhiễm vi sinh vật sang các món ăn khác. (ảnh minh họa) - Với rau, trái cây, khi mua nên chọn rau còn cuống lá, không nên mua các loại rau còn rễ, bám đất vì nguồn vi sinh từ đất dễ gây hư hỏng rau, củ. Khi chọn mua thực phẩm bạn cần kiểm tra kĩ chất lượng, thời gian sử dụng tránh mua phải hàng ôi thiu hay hết hạn. Cách bảo quản thực phẩm Việc bảo quản kín sẽ giúp thức ăn không bị khô, không bị bốc mùi, không lây nhiễm vi sinh vật sang các món ăn khác. Khi để nhiều thức ăn trong tủ lạnh, cần chỉnh lại nhiệt độ (tăng độ lạnh), nếu không đủ độ lạnh thức ăn sẽ mau hỏng. Thực phẩm tươi sống: - Thịt, cá tươi sống khi mua về cần được bảo quản ở ngăn đá để có thể giữ được lâu ngày. Cần làm sạch trước khi cho những thực phẩm này vào hộp, bịch nilông, sau đó buộc kín và cất vào ngăn đá. Khi cần chế biến món ăn nào thì lấy ra rã đông và sử dụng. Sau khi rã đông, thức ăn cần nấu hết. - Bạn muốn bảo quản rau được lâu trong ngày tết thì sau khi bỏ lá sâu, lá giập, cắt bỏ phần rễ thì rửa sạch rau cho vào túi, buộc kín rồi xếp vào ngăn tủ mát. - Với trái cây bạn cũng nên rửa sạch, để ráo, sau đó cho vào túi buộc kín rồi cất vào tủ lạnh. Củ, quả chỉ gọt vỏ trước khi chế biến hoặc trước khi ăn. Nếu mua các loại đã được bảo quản trong tủ lạnh thì về nhà cũng phải bảo quản trong tủ lạnh. Với các loại rau củ quả không gọt vỏ, khi ăn phải rửa bằng nước muối loãng hay nước rửa rau quả chuyên dụng. Thực phẩm tươi sống cần làm sạch trước khi bảo quản. Thức ăn nấu chín: Đối với thức ăn nấu chín cần để nguội hẳn rồi đậy kín và cất vào tủ lạnh. - Đối với các món ăn đặc biệt ngày Tết, việc bảo quản cần lưu ý: Với các món kho (thịt kho trứng vịt, cá lóc kho, măng hầm chân giò, mướp đắng dồn thịt...) nấu đủ ăn 2- 3 bữa, không nên hầm đi hầm lại nhiều lần. - Để bảo quản bánh chưng, bánh tét, sau khi vớt bánh chưng ra sau khi nấu chín, bạn nên rửa lại bằng nước sạch rồi ép bằng vật nặng để bánh ém chặt lại hơn. Cất bánh nơi mát và thoáng gió. Nếu sau vài ngày bánh có hiện tượng lại gạo (bánh cứng) bạn nên luộc, chiên hoặc hấp lại. Làm như thế bánh sẽ mềm trở lại. - Các món chiên, quay, rôti để trong hộp to, chế ngập dầu mỡ để ngăn mát, khi ăn lấy đủ phần ăn hâm lại. - Giò chả, nem chua là những loại thực phẩm rất dễ hỏng, thiu nếu nhà bạn không có tủ lạnh. Để bảo quản cần lột hết lớp vỏ gói bên ngoài, tránh để thức ăn đổ mồ hôi. Nên đậy bằng rổ có nhiều lỗ thoáng nhỏ, nhưng tránh hơi gió. Tốt nhất, nên dùng giò chả, nem chua trong vòng 2 ngày, nếu chưa ăn kịp, nên luộc lại. - Nếu có lạp xưởng, để giữ lạp xưởng được lâu, bạn không nên cho vào tủ lạnh. Thay vào đó, bạn hãy chuẩn bị một cái rá hoặc hộp, khay… đặt một cốc rượu trắng vào chính giữa, rồi xếp lạp xưởng xung quanh. Hương rượu tỏa ra sẽ ngăn ruồi, muỗi, kiến rất hiệu quả, nhờ đó lạp xưởng sẽ trong và sau Tết vẫn rất thơm ngon. Lưu ý: Bạn cần bảo quản thức ăn sống và chín vào những hộp riêng biệt. Việc bảo quản kín sẽ giúp thức ăn không bị khô, không bị bốc mùi, không lây nhiễm vi sinh sang các món ăn khác. Cách rã đông nhanh Nếu cần phải rã đông gấp, bạn hãy đưa thực phẩm vào lò vi sóng. Cách này rất tốt vì điện trường cao tần sẽ gây nên nội ma sát trong bản thân thực phẩm, khiến thực phẩm nóng lên, tan đông nhưng không làm vỡ tế bào. Nếu không có lò vi sóng hãy dùng nước lạnh pha thêm tí muối để rã đông cho nhanh. Tận dụng thực phẩm sau ngày Tết Nếu sau Tết, nhà b ạn còn nhiều đồ ăn dư như thịt gà, giò lụa, chả quế… Bạn hãy thử thay đổi khẩu vị cho gia đình bằng những tô bún thang, hay đĩa nem cuốn. Thịt gà dùng để ninh nước lèo chan bún, còn giò lụa hay chả quế thì băm nhỏ làm nhân nem. Chắc chắn bạn sẽ thấy ngon miệng hơn. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Văn hóa ẩm thực Xu hướng ẩm thực bữa ăn của người Việt ẩm thực Việt Nam khuynh hướng ẩm thựcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Văn hóa ẩm thực Việt Nam và thế giới: Phần 2
135 trang 297 6 0 -
Báo cáo khoa học Bước đầu tìm hiểu văn hóa ẩm thực Trà Vinh
61 trang 250 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực (Trình độ: Cao đẳng & Trung cấp) - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai
98 trang 246 5 0 -
69 trang 226 5 0
-
Tiểu luận: Văn hóa ăn uống của người Hàn
21 trang 190 0 0 -
từ điển văn hóa ẩm thực việt nam: phần 2
418 trang 177 4 0 -
Vài nét về văn hóa ẩm thực Nam Bộ
4 trang 145 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực Việt Nam và thế giới: Phần 1
163 trang 141 6 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 2 - Thạc sĩ Nguyễn Văn Nhựt
92 trang 91 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 2 - Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
201 trang 86 1 0