Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Hát bội, Bài chòi trên địa bàn tỉnh Bình Định gắn với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên lĩnh vực văn hóa
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 305.89 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bình Định là vùng đất có bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời. Không thể phủ nhận giá trị của di sản văn hóa phi vật thể Hát bội, Bài chòi mang lại đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, với những tác động của thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng, giá trị di sản văn hóa phi vật thể này đang đứng trước áp lực mặt trái văn hóa toàn cầu cùng với âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa. Chính vì thế, việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể này gắn với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên lĩnh vực văn hóa đặt ra cấp thiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Hát bội, Bài chòi trên địa bàn tỉnh Bình Định gắn với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên lĩnh vực văn hóa Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Hát bội, Bài chòi trên địa bàn tỉnh Bình Định gắn với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên lĩnh vực văn hóa Nguyễn Đức Toàn, Đặng Thị Thanh Hoa Tóm tắt Bình Định là vùng đất có bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời. Không thể phủ nhận giá trịcủa di sản văn hóa phi vật thể Hát bội, Bài chòi mang lại đối với sự phát triển kinh tế - xã hộicủa địa phương. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, với những tác động của thời kỳ hội nhập quốctế sâu rộng, giá trị di sản văn hóa phi vật thể này đang đứng trước áp lực mặt trái văn hóa toàncầu cùng với âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhànước trên lĩnh vực văn hóa. Chính vì thế, việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể nàygắn với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên lĩnh vực văn hóa đặt ra cấp thiết. Từ khóa: di sản văn hóa, giá trị, Hát bội, Bài chòi, nền tảng tư tưởng Mở đầu Với bề dày về lịch sử - văn hóa, Bình Định - vùng đất trầm tích, kinh kỳ, nơi giao thoa,kế thừa, phát huy nhiều nét văn hóa đa sắc màu. Trong đó, văn hóa Bình Định luôn được sángtạo và kết tinh trong suốt diễn trình lịch sử của đất nước. Là cái nôi của nghệ thuật Hát bội(Tuồng), nghệ thuật Bài chòi, từ bao đời người dân Bình Định vẫn duy trì các hình thức sinhhoạt văn hóa thấm nhuần tinh thần thượng võ hòa quyện với nghệ thuật truyền thống tạo nênbản sắc riêng, độc đáo của văn hóa nơi đây. Tuy vậy, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhậpquốc tế sâu rộng như hiện nay, nguy cơ mai một bản sắc, giá trị văn hóa Hát bội, Bài chòi trướcáp lực của mặt trái văn hóa toàn cầu là hiện hữu. Cùng với đó, các hoạt động chống phá Đảng,Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa của các thế lực thù địch ngày càng tinh vi hơn trên nền tảngcủa Cách mạng 4.0 càng đặt ra yêu cầu cấp thiết để giữ gìn, bảo vệ và phát huy bản sắc, giá trịvăn hóa dân tộc nói chung, giá trị di sản văn hóa phi vật thể Hát bội, Bài chòi Bình Định nóiriêng. 1. Về bảo tồn giá trị di sản văn hóa phi vật thể Hát bội, Bài chòi trên địa bàn tỉnhBình Định Thứ nhất, với di sản văn hóa phi vật thể Hát bội Bình Định có truyền thống Hát bội từ lâu đời và phát triển mạnh mẽ ở cuối thế kỷ XIX,đầu thế kỷ XX với nhiều bầu, đoàn, nhiều tên tuổi đào, kép lừng danh trong cả nước. Vùng đấtnày được mệnh danh là cái nôi của nghệ thuật hát tuồng cổ. Lịch sử nghệ thuật Hát bội của tỉnhgắn liền với tên tuổi ông tổ Đào Duy Từ và hậu tổ Đào Tấn - người góp phần hoàn thiện vànâng tầm nghệ thuật này. Bình Định là nơi Đào Duy Từ dừng bước đầu tiên, cũng là nơi nuôidưỡng những cái tên tuổi tiêu biểu sau này như: Đào Tấn, Nguyễn Hiển Dĩnh, Nguyễn VănDiêu… Nghệ thuật Hát bội không chỉ len lỏi khắp mọi miền quê Bình Định qua các buổi hát lễmà còn được biết đến rộng rãi trên mọi miền đất nước, trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốcgia vô cùng quý giá và đáng tự hào. Từ khi những địa phương ở Bình Định có lễ đình, chùa vàodịp Xuân kỳ, Thu tế đều tổ chức Hát bội. Vì vậy ở Bình Định có rất nhiều gánh Hát bội. Làngười Bình Định hẳn không ai chưa một lần xem Hát bội. Ca dao Bình Định có câu: Hát bộilàm tội người ta/ Đàn ông bỏ vợ đàn bà bỏ con; hay như: Bầu Đông đóng Lý Phụng Đình/ Dẫuchồng có đánh thì mình cũng đi… Thời Đào Tấn đến trước năm 1975 ở Bình Định đã có nhiều 92gánh hát do học trò Ông làm bầu. Tiêu biểu như các gánh hát: bầu Thơm, bầu Bốn, bầu Á, CửuVị, bầu Đồ, bầu Giỏi, Nhạn Thắng, Hòa Thành… Từ năm 1975 đến năm 1986 ở Bình Định có hơn 60 đoàn hát bội, chủ yếu tập trung ở thịxã An Nhơn, các huyện Tuy Phước, Tây Sơn, Phù Cát. Tính từ thời Đào Tấn và các thế hệ họctrò Đào Tấn nhiều nghệ nhân, đào, kép tên tuổi lừng danh như: Bát Phàn, Chánh ca Võ, Chánhca May, Chánh ca Nhì, Thập Có, Bầu Bốn, Phó ca Á, Cửu Vị, Hoàng Chinh, Tư Cá, LongTrọng, Võ Sĩ Thừa, Minh Đức, Hồng Thu, Thu An… Nét điển hình của loại hình nghệ thuậtnày tại Bình Định là phần hát, múa và diễn trong Tuồng đất võ phải thể hiện chất võ thuật mạnhmẽ, hừng hực sức sống. Đồng thời, sự độc đáo của Hát bội còn được cấu thành bởi nhiều yếutố khác nhau, từ nghệ thuật hóa trang cho đến kỹ thuật biểu diễn đều rất cầu kỳ và công phu.Nó thường có nội dung răn dạy, giáo dục lễ nghĩa, cách đối nhân xử thế, ca ngợi cái tốt đẹp,cao cả và phê phán thói hư, tật xấu. Hát bội còn được trình diễn trong các lễ hội để cầu xin thầnlinh ban cho mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặn, gặp nhiều điều may mắn. Tính đến trước khi sáp nhập thành Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Bình Định, Nhà hátTuồng Đào Tấn là đơn vị chuyên nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao, vẫn thường xuyênhoạt động, lưu giữ, trình diễn những vở Hát bội cổ truyền1. Bên cạnh đó còn có 12 đoàn Hátbội truyền thống liên tục trình diễn và truyền dạy loại hình nghệ thuật truyền thống này cho cácthế hệ trẻ. Đơn cử là các đoàn: Đoàn Hát bội An Nhơn 1; Đoàn Hát bội An Nhơn 2; Đoàn Hátbội Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn; Đoàn Hát bội Ánh Dương, huyện Tuy Phước; Đoàn Hát bộiPhước An, huyện Tuy Phước; Đoàn Hát bội Tuy Phước; Đoàn Hát bội Sông Côn, huyện VĩnhThạnh; Đoàn Hát bội Ngô Mây, huyện Phù Cát; Đoàn Hát bội Trần Quang Diệu, thành phốQuy Nhơn; Đoàn Hát bội Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn; Đoàn Hát bội Nhơn Lý, thành phốQuy Nhơn; Đoàn hát bội Sao Mai trực thuộc Trung tâm Văn hóa tỉnh Bình Định. Những đoànnày hoạt động thường xuyên, phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa, thưởng lãm nghệ thuật, dịp lễhội dân gian truyền thống tại các địa phương trong và ngoài tỉnh. Tại các vùng nông thôn, nhữngnhóm Hát bội thường xuyên trình diễn trong nhiều sự kiện mang tính cộng đồng của làng, xómhay các dịp hiếu hỉ của gia đình. Trải qua hàng trăm năm, Hát bội vẫn luôn được ngư ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Hát bội, Bài chòi trên địa bàn tỉnh Bình Định gắn với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên lĩnh vực văn hóa Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Hát bội, Bài chòi trên địa bàn tỉnh Bình Định gắn với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên lĩnh vực văn hóa Nguyễn Đức Toàn, Đặng Thị Thanh Hoa Tóm tắt Bình Định là vùng đất có bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời. Không thể phủ nhận giá trịcủa di sản văn hóa phi vật thể Hát bội, Bài chòi mang lại đối với sự phát triển kinh tế - xã hộicủa địa phương. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, với những tác động của thời kỳ hội nhập quốctế sâu rộng, giá trị di sản văn hóa phi vật thể này đang đứng trước áp lực mặt trái văn hóa toàncầu cùng với âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhànước trên lĩnh vực văn hóa. Chính vì thế, việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể nàygắn với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên lĩnh vực văn hóa đặt ra cấp thiết. Từ khóa: di sản văn hóa, giá trị, Hát bội, Bài chòi, nền tảng tư tưởng Mở đầu Với bề dày về lịch sử - văn hóa, Bình Định - vùng đất trầm tích, kinh kỳ, nơi giao thoa,kế thừa, phát huy nhiều nét văn hóa đa sắc màu. Trong đó, văn hóa Bình Định luôn được sángtạo và kết tinh trong suốt diễn trình lịch sử của đất nước. Là cái nôi của nghệ thuật Hát bội(Tuồng), nghệ thuật Bài chòi, từ bao đời người dân Bình Định vẫn duy trì các hình thức sinhhoạt văn hóa thấm nhuần tinh thần thượng võ hòa quyện với nghệ thuật truyền thống tạo nênbản sắc riêng, độc đáo của văn hóa nơi đây. Tuy vậy, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhậpquốc tế sâu rộng như hiện nay, nguy cơ mai một bản sắc, giá trị văn hóa Hát bội, Bài chòi trướcáp lực của mặt trái văn hóa toàn cầu là hiện hữu. Cùng với đó, các hoạt động chống phá Đảng,Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa của các thế lực thù địch ngày càng tinh vi hơn trên nền tảngcủa Cách mạng 4.0 càng đặt ra yêu cầu cấp thiết để giữ gìn, bảo vệ và phát huy bản sắc, giá trịvăn hóa dân tộc nói chung, giá trị di sản văn hóa phi vật thể Hát bội, Bài chòi Bình Định nóiriêng. 1. Về bảo tồn giá trị di sản văn hóa phi vật thể Hát bội, Bài chòi trên địa bàn tỉnhBình Định Thứ nhất, với di sản văn hóa phi vật thể Hát bội Bình Định có truyền thống Hát bội từ lâu đời và phát triển mạnh mẽ ở cuối thế kỷ XIX,đầu thế kỷ XX với nhiều bầu, đoàn, nhiều tên tuổi đào, kép lừng danh trong cả nước. Vùng đấtnày được mệnh danh là cái nôi của nghệ thuật hát tuồng cổ. Lịch sử nghệ thuật Hát bội của tỉnhgắn liền với tên tuổi ông tổ Đào Duy Từ và hậu tổ Đào Tấn - người góp phần hoàn thiện vànâng tầm nghệ thuật này. Bình Định là nơi Đào Duy Từ dừng bước đầu tiên, cũng là nơi nuôidưỡng những cái tên tuổi tiêu biểu sau này như: Đào Tấn, Nguyễn Hiển Dĩnh, Nguyễn VănDiêu… Nghệ thuật Hát bội không chỉ len lỏi khắp mọi miền quê Bình Định qua các buổi hát lễmà còn được biết đến rộng rãi trên mọi miền đất nước, trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốcgia vô cùng quý giá và đáng tự hào. Từ khi những địa phương ở Bình Định có lễ đình, chùa vàodịp Xuân kỳ, Thu tế đều tổ chức Hát bội. Vì vậy ở Bình Định có rất nhiều gánh Hát bội. Làngười Bình Định hẳn không ai chưa một lần xem Hát bội. Ca dao Bình Định có câu: Hát bộilàm tội người ta/ Đàn ông bỏ vợ đàn bà bỏ con; hay như: Bầu Đông đóng Lý Phụng Đình/ Dẫuchồng có đánh thì mình cũng đi… Thời Đào Tấn đến trước năm 1975 ở Bình Định đã có nhiều 92gánh hát do học trò Ông làm bầu. Tiêu biểu như các gánh hát: bầu Thơm, bầu Bốn, bầu Á, CửuVị, bầu Đồ, bầu Giỏi, Nhạn Thắng, Hòa Thành… Từ năm 1975 đến năm 1986 ở Bình Định có hơn 60 đoàn hát bội, chủ yếu tập trung ở thịxã An Nhơn, các huyện Tuy Phước, Tây Sơn, Phù Cát. Tính từ thời Đào Tấn và các thế hệ họctrò Đào Tấn nhiều nghệ nhân, đào, kép tên tuổi lừng danh như: Bát Phàn, Chánh ca Võ, Chánhca May, Chánh ca Nhì, Thập Có, Bầu Bốn, Phó ca Á, Cửu Vị, Hoàng Chinh, Tư Cá, LongTrọng, Võ Sĩ Thừa, Minh Đức, Hồng Thu, Thu An… Nét điển hình của loại hình nghệ thuậtnày tại Bình Định là phần hát, múa và diễn trong Tuồng đất võ phải thể hiện chất võ thuật mạnhmẽ, hừng hực sức sống. Đồng thời, sự độc đáo của Hát bội còn được cấu thành bởi nhiều yếutố khác nhau, từ nghệ thuật hóa trang cho đến kỹ thuật biểu diễn đều rất cầu kỳ và công phu.Nó thường có nội dung răn dạy, giáo dục lễ nghĩa, cách đối nhân xử thế, ca ngợi cái tốt đẹp,cao cả và phê phán thói hư, tật xấu. Hát bội còn được trình diễn trong các lễ hội để cầu xin thầnlinh ban cho mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặn, gặp nhiều điều may mắn. Tính đến trước khi sáp nhập thành Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Bình Định, Nhà hátTuồng Đào Tấn là đơn vị chuyên nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao, vẫn thường xuyênhoạt động, lưu giữ, trình diễn những vở Hát bội cổ truyền1. Bên cạnh đó còn có 12 đoàn Hátbội truyền thống liên tục trình diễn và truyền dạy loại hình nghệ thuật truyền thống này cho cácthế hệ trẻ. Đơn cử là các đoàn: Đoàn Hát bội An Nhơn 1; Đoàn Hát bội An Nhơn 2; Đoàn Hátbội Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn; Đoàn Hát bội Ánh Dương, huyện Tuy Phước; Đoàn Hát bộiPhước An, huyện Tuy Phước; Đoàn Hát bội Tuy Phước; Đoàn Hát bội Sông Côn, huyện VĩnhThạnh; Đoàn Hát bội Ngô Mây, huyện Phù Cát; Đoàn Hát bội Trần Quang Diệu, thành phốQuy Nhơn; Đoàn Hát bội Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn; Đoàn Hát bội Nhơn Lý, thành phốQuy Nhơn; Đoàn hát bội Sao Mai trực thuộc Trung tâm Văn hóa tỉnh Bình Định. Những đoànnày hoạt động thường xuyên, phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa, thưởng lãm nghệ thuật, dịp lễhội dân gian truyền thống tại các địa phương trong và ngoài tỉnh. Tại các vùng nông thôn, nhữngnhóm Hát bội thường xuyên trình diễn trong nhiều sự kiện mang tính cộng đồng của làng, xómhay các dịp hiếu hỉ của gia đình. Trải qua hàng trăm năm, Hát bội vẫn luôn được ngư ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Di sản văn hóa phi vật thể Di sản văn hóa phi vật thể Hát bội Di sản văn hóa phi vật thể Bài chòi Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Phát huy giá trị văn hóa phi vật thểTài liệu liên quan:
-
Công tác bảo vệ nền tư tưởng của Đảng trong tình hình mới: Phần 2
210 trang 144 0 0 -
7 trang 123 0 0
-
10 trang 98 0 0
-
5 trang 67 2 0
-
Nghị quyết số 04/NQ-HĐND Thành Phố Hà Nội
16 trang 67 0 0 -
Văn hóa phi vật thể - linh hồn của di sản Tây Nguyên
3 trang 61 0 0 -
3 trang 54 0 0
-
Đề minh họa cho kì thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 môn Lịch sử có đáp án - Bộ GD&ĐT
6 trang 51 0 0 -
Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới: Phần 1
300 trang 50 0 0 -
Bản sắc văn hoá độc đáo qua trang phục dân tộc Dao Đỏ
6 trang 36 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
2 trang 36 0 0 -
8 trang 35 0 0
-
4 trang 35 0 0
-
Kiên định, bảo vệ 'tài sản tinh thần to lớn và quý giá' của Đảng và dân tộc Việt Nam
7 trang 34 0 0 -
40 trang 32 0 0
-
Hình tượng con gà trong tranh dân gian Đông Hồ
6 trang 31 0 0 -
7 trang 30 0 0
-
5 trang 29 0 0
-
Báo cáo Công tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
52 trang 28 0 0 -
Quy định pháp luật về di sản văn hoá: Phần 2
83 trang 28 0 0