Danh mục

Bảo tồn thiên nhiên theo tiếp cận sinh thái nhân văn

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 248.56 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo tổng quan lại quá trình hình thành và phát triển các hoạt động bảo tồn thiên nhiên trên thế giới liên quan tới Việt Nam sử dụng tiếp cận sinh thái nhân văn. Mục đích của bài báo không nhằm phân loại các loại hình bảo tồn, hay đưa ra một mô hình mẫu mực cho bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo tồn thiên nhiên theo tiếp cận sinh thái nhân văn BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THEO TIẾP CẬN SINH THÁI NHÂN VĂN Nguyễn Mạnh Hiệp Vụ Bảo tồn Thiên nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thạch Mai Hoàng Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà NộiTóm tắt Bài báo tổng quan lại quá trình hình thành và phát triển các hoạt động bảo tồn thiên nhiên trên thế giới liên quan tới Việt Nam sử dụng tiếp cận sinh thái nhân văn. Mục đích của bài báo không nhằm phân loại các loại hình bảo tồn, hay đưa ra một mô hình mẫu mực cho bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam. Thay vào đó, bài báo cung cấp thông tin lý giải nguồn gốc và các tiếp cận sinh thái nhân văn của các thực thể (cộng đồng địa phương, các tổ chức bảo tồn trong nước và quốc tế, các cơ quan nghiên cứu và quản lý bảo tồn) cũng như hệ thống thực hành bảo tồn thiên nhiên (hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên, hệ thống pháp luật quy định về bảo tồn, hệ thống tri thức bản địa, hệ thống giáo dục môi trường) hiện có tại nước ta dưới sự tác động của các diễn ngôn5 toàn cầu. Qua mối quan hệ chặt chẽ giữa Việt Nam và quốc tế trên lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên, chúng tôi sẽ làm rõ tiếp cận sinh thái nhân văn hàm chứa trong các thực hành đó tại nước ta.ĐẶT VẤN ĐỀ: TÍNH CẤP THIẾT VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦAĐỀ TÀI Khi đề cập tới bảo tồn thiên nhiên, đa số công chúng ở Việt Namliên tưởng tới các hoạt động đào tạo và ứng dụng của ngành lâmnghiệp, ngành sinh học, sinh thái học và khoa học môi trường trongcác hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại các vườn quốc gia (VQG)5 “Diễn ngôn là một tập hợp các trình bày (hoặc diễn giải) và các thực hành cụ thể màthông qua đó, ý nghĩa, đặc tính được tạo thành, các quan hệ xã hội được thiết lập và cóthể (ít nhiều) tạo ra các kết quả về chính trị và đạo đức” (Gregory và cs., 2000: tr. 166).60và khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN), hoặc các chương trình giáo dụcbảo tồn trong trường học, các chiến dịch tuyên truyền chống buôn bánđộng vật hoang dã trên phương tiện truyền thông, v.v... Vô hình trung,công chúng và nhiều nhà hoạt động bảo tồn cũng như nhiều cơ sở đàotạo đều cho rằng, bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam là một lĩnh vựcthuộc khoa học tự nhiên nhiều hơn là khoa học xã hội6. Do đó, bảo tồn thiên nhiên dựa trên tiếp cận sinh thái nhân văn ởViệt Nam còn là một điều xa lạ đối với công chúng, cũng như đối vớicác chương trình đào tạo bậc đại học và sau đại học. Hệ quả là, cáctiếp cận sinh thái nhân văn trong bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam chỉđược số ít cán bộ tham gia các khóa học và đào tạo của dự án quốc tế(ví dụ như, các khóa học cấp chứng chỉ trước đây của Trung tâmNghiên cứu Tài nguyên và Môi trường7 (CRES) liên kết với Trungtâm Đông Tây của Đại học Tổng hợp Haoai), hoặc một số chươngtrình đào tạo đại học và sau đại học ở nước ngoài (thường là trong lĩnhvực Khoa học môi trường, lâm nghiệp và bảo tồn thiên nhiên) nghiêncứu và thực hành. Qua kinh nghiệm hơn 15 năm hoạt động, nghiêncứu và giảng dạy trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam,chúng tôi nhận thấy, phần đông các sinh viên và cán bộ làm công tácbảo tồn thiếu kiến thức hệ thống về tiếp cận sinh thái nhân văn trongbảo tồn thiên nhiên để định hướng hành động cũng như xây dựng cáckỹ năng cần thiết cho công việc thực tế của họ. Nhiều dự án bảo tồnthiên nhiên ở Việt Nam bị hạn chế (hoặc thiếu) tiếp cận sinh thái nhânvăn và tách rời hoạt động của con người với môi trường. Việc này6 Quan điểm này cũng tương tự như việc đặt Khoa học môi trường (environmentalscience) và Địa lý nhân văn (human geography) tại Trường Đại học Khoa học Tựnhiên Hà Nội theo mã ngành Khoa học tự nhiên, mà không phải là các mã ngànhKhoa học xã hội, khiến xã hội lầm tưởng rằng, các ngành này cách ly hoàn toàn vớicác lĩnh vực khoa học xã hội khác. Phản biện này của chúng tôi không nhằm phảnđối thực tế hiện nay, cũng như không phản đối lại việc cần thiết phải có kiến thức vàkỹ năng về sinh học bảo tồn trong các chương trình đào tạo nhân lực về bảo tồnthiên nhiên. Thay vào đó, chúng tôi cho rằng, chúng ta cần bổ sung tiếp cận sinh tháinhân văn dưới dạng các môn học hoặc chương trình đào tạo về sinh học bảo tồnhoặc bảo tồn thiên nhiên hiện có tại Việt Nam. Đồng thời, chúng ta cần tuyên truyềncho các nhà quản lý và thực hành bảo tồn về tầm quan trọng của tiếp cận này trongcác hoạt động thực tiễn. Hơn nữa, nếu tiếp cận sinh thái nhân văn được nhấn mạnh,việc tham gia nghiên cứu về bảo tồn thiên nhiên từ phía khoa học xã hội sẽ đượcthúc đẩy mạnh mẽ hơn.7 Hiện đã đổi tên thành Viện Tài nguyên và Môi trường. 61khiến nhiều dự án bảo tồn hiệu quả thấp, thậm chí rơi vào chủ nghĩahình thức và kém bền vững. Vì vậy, trong bài báo này, chúng tôi sẽ điểm lại các thực hành bảotồn thiên nhiên của thế giới được đưa vào Việt Nam thông qua các dựán quốc tế (và sự tham gia của các cá nhân tu nghiệp ở nước ngoài trởvề làm việc trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên) nhằm cho thấy, bảotồn thiên nhiên ngày nay không thể tách rời tiếp cận sinh thái nhânvăn. Ngoài ra, các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam cũng chỉ rõ,bảo tồn thiên nhiên không chỉ là đối tượng nghiên cứu của ngành khoahọc tự nhiên, mà còn là đối tượng của một số ngành khoa học xã hộicó liên quan. Chừng nào hệ thống đào tạo nguồn nhân lực cho bảo tồnthiên nhiên ở nước ta còn chưa triển khai theo tiếp cận sinh thái nhânvăn và còn tách biệt giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội trongcác nghiên cứu, đào t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: