Danh mục

Bảo vệ môi trường gắn với phát triển kinh tế bền vững và những vấn đề đặt ra ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 407.30 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (20 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Bảo vệ môi trường gắn với phát triển kinh tế bền vững và những vấn đề đặt ra ở Việt Nam hiện nay phân tích, làm rõ các vấn đề nêu trên, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo vệ môi trường gắn với phát triển kinh tế bền vững và những vấn đề đặt ra ở Việt Nam hiện nay KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 53. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ThS. Trương Văn Thanh* ThS.NCS. Đinh Thị Tâm**, ThS. Nguyễn Thị Hồng Mai** Tóm tắt Sự phát triển của mỗi người, mỗi cộng đồng và mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào những điều kiện môi trường, bởi vậy, không một thế hệ nào được phép lạm dụng hay phá hủy những yếu tố cần thiết cho sự tồn tại của các thế hệ sau. Phát triển kinh tế bền vững là chiến lược duy nhất để có thể vừa cung ứng một cuộc sống đầy đủ và có chất lượng cho nhân loại trong hiện tại vừa tránh được những thảm họa sinh thái trong tương lai. Vậy phát triển bền vững là gì? Tại sao chúng ta phải phát triển kinh tế theo hướng bền vững? Làm thế nào để có thể đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường? Hiện trạng phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay tác động như thế nào đến môi trường? Bài viết sẽ phân tích, làm rõ các vấn đề nêu trên, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững. Từ khóa: Phát triển kinh tế, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực, nhất là nền kinh tế tăng trưởng nhanh, các khu công nghiệp không ngừng mở rộng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn năm 2016 - 2020, trong 4 năm đầu (2016 - 2019), nền kinh tế nước ta đạt mức tăng trưởng bình quân 6,8%/năm; năm 2020, tăng trưởng kinh tế đạt 2,91%. Tốc độ tăng trưởng * Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ** Trường Đại học Ngoại thương 706 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 kinh tế cao cũng đã gây áp lực lớn lên môi trường do các loại chất thải phát sinh từ hoạt động phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, đô thị hóa, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức cho công tác bảo vệ môi trường hiện nay và giai đoạn tiếp theo. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã bộc lộ nhiều bất cập và tạo ra nhiều áp lực lớn lên môi trường, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học của đất nước. Tình trạng ô nhiễm môi trường tiếp tục diễn biến phức tạp, với nhiều điểm nóng, chất lượng môi trường nhiều nơi suy giảm mạnh. Đáng lo ngại, các sự cố môi trường tiếp tục gia tăng nghiêm trọng, nhiều vụ ảnh hưởng trên phạm vi rộng, diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho công tác quản lý và khắc phục hậu quả. Hầu hết các sự cố môi trường xảy ra do chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh đổ thải trộm hoặc do công trình xử lý, lưu trữ chất thải gặp sự cố, cháy nổ, rò rỉ hóa chất, tràn dầu… dẫn đến lượng lớn chất thải chưa qua xử lý xả thải ra môi trường. Trong Quyết định phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ đã nêu quan điểm chỉ đạo: “Bảo vệ môi trường là yêu cầu sống còn của nhân loại; Chiến lược bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không tách rời của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược phát triển bền vững”. Như vậy, phát triển kinh tế phải phải gắn liền với bảo vệ môi trường, đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững đã được xác định là mục tiêu hướng đến của quá trình phát triển kinh tế của chúng ta. Phát triển nền kinh tế sẽ ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ, y tế và sẽ có những tác động khác nhau lên môi trường. Tuy nhiên, vì hạn chế của bài viết nên tác giả chỉ phân tích, đánh giá hiện trạng nền kinh tế ở ba lĩnh vực cơ bản là: công nghiệp, nông nghiệp và du lịch, từ đó đưa ra một số giải pháp cụ thể để phát triển kinh tế bền vững. 2. KHÁI LUẬN MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 2.1. Bảo vệ môi trường Tại khoản 3, Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2024 định nghĩa: “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường, ứng phó sự cố đến môi trường, khắc phục ô nhiễm suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu. Vì vậy, bảo vệ môi trường được cho là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp: cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái; ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên”. 2.2. Phát triển kinh tế, phát triển bền vững Quan niệm về sự phát triển kinh tế là kết quả của quá trình lâu dài mà sự vận động của thực tiễn, lý luận đã bổ sung và hoàn thiện. Theo Lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế của kinh tế học phát triển thì phát triển kinh tế ngoài việc bao hàm quá trình gia tăng thuần 707 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA túy về mặt lượng của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: GNP, GNP/đầu người hay GDP, GDP/đầu người đó, còn có một nội hàm phản ánh rộng lớn hơn, sâu sắc hơn, đó là những biến đổi về mặt chất của nền kinh tế - xã hội, mà trước hết là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kèm theo đó là việc không ngừng nâng cao mức sống toàn dân, trình độ phát triển văn minh xã hội thể hiện ở hàng loạt tiêu chí như: thu nhập thực tế, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh, trình độ dân trí, bảo vệ môi trường, và khả năng áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào phát triển kinh tế - xã hội… Với nội hàm rộng lớn đó, về cơ bản, khái niệm “phát triển kinh tế” đã đáp ứng được các nhu cầu đặt ra cho sự phát ...

Tài liệu được xem nhiều: