Danh mục

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 19.08 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết của tác giả chỉ là sự khái quát thông tin chia sẻ những vấn đề cơ bản để mọi tổ chức và cá nhân có thể dễ dàng tiếp cận và tham gia tích cực vào quá trình đấu tranh, phản bác các luận điệu sai trái, phản động, thù địch để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa của dân tộc Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG Phan Thanh Bằng 1 1. Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là nội dung trọng tâm trongchiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Nhận diện một cách đầy đủ đối tượng,phương thức, thủ đoạn… của chúng không chỉ là trách nhiệm của Đảng, của các cơ quan truyềnthông, mà còn là sự chung tay của cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thếhệ trẻ. Bài viết của tác giả chỉ là sự khái quát thông tin chia sẻ những vấn đề cơ bản để mọi tổchức và cá nhân có thể dễ dàng tiếp cận và tham gia tích cực vào quá trình đấu tranh, phảnbác các luận điệu sai trái, phản động, thù địch để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệsự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa của dân tộc Việt Nam. Từ khóa: Bảo vệ nền tảng tư tưởng, chống diễn biến hòa bình, phương thức chống phá…1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình cách mạng hiện nay, với sự phát triển rất mạnh mẽ của internet, mặt trậnchính trị, tư tưởng luôn luôn đối mặt với những thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch ngàycàng tinh vi, phức tạp và quyết liệt. Chúng thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, sử dụngmạng xã hội để truyền bá các quan điểm sai trái, tung tin bịa đặt, xuyên tạc để tấn công vào nềntảng tư tưởng của Đảng, chống phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Nhân dân ta vớiquy mô ngày càng rộng, mức độ ngày càng mạnh. Vì vậy, Đại hội XIII của Đảng đã đặt ra yêucầu: “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranhphản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021). Nhận diện đầy đủ về đối tượng, mục tiêu, phương thức, thủ đoạn… của các thế lực phảnđộng, thù địch để có những hành động ứng phó, giải pháp đấu tranh đúng đắn, kịp thời, vừa ổnđịnh chính trị, tư tưởng xã hội, vừa góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ sựnghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của Nhân dân ta.2. NỘI DUNG Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng phải trên cơ sở nhận diện rõ đối tượng là ai; họ dùngnhững phương thức, thủ đoạn… như thế nào. Từ dó, chúng ta có những đối sách, giải pháp nhưthế nào để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng một cách thiết thực và hiệu quả. 2.1. Nhận diện 2.1.1. Thế lực chống phá Khi đề cập “thế lực”, chúng ta phải hiểu rằng đây là lực lượng rất đông đảo, với nhiềutầng nấc khác nhau. Các thế lực này là tất cả những cá nhân hay tổ chức bao gồm; Tổ chức nhà 849nước, tổ chức phi chính phủ, tổ chức hợp pháp, tổ chức bất hợp pháp, tổ chức ở ngoài nước, tổchức ở trong nước, người nước ngoài, người Việt Nam... Thế lực này có thể móc nối, liên kếtnhau hay hoạt động riêng lẻ với mục đích chống Đảng Cộng sản Việt Nam, chống Nhà nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chống chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Việc chốngphá của họ với mục đích chính là như vậy, nên trong lĩnh vực tư tưởng, chính trị cho dù họ cókhuynh hướng, xuất phát khác nhau, nhưng đều thống nhất công kích, tập trung chống phá ViệtNam. Mũi nhọn của họ là nền tảng tư tưởng của Đảng. Do đó, những cá nhân, tổ chức nàohướng đến mục tiêu đó đều là thành phần của “thế lực chống phá”, “thế lực thù địch”. Thế lực chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng rất đa dạng, rất phức tạp, nhưng chungquy có 3 nhóm chính: - Nhóm thứ nhất, đó là những người chuyên nghiên cứu lý luận, thực tiễn. Nhóm này baogồm những nhà hoạt động chính trị thuộc giới cầm quyền có tư tưởng tư bản. Nhóm này tậptrung ở những quốc gia, dân tộc thù địch với Việt Nam. Họ không ngần ngại có những tuyênbố cứng rắn đối với Việt Nam. Cuộc đấu tranh chống các thế lực thuộc nhóm này không chỉdiễn ra ở đất nước chúng ta mà còn trên phạm vi thế giới. - Nhóm thứ hai, là lực lượng cực đoan người Việt Nam ở nước ngoài. Họ luôn tìm cáchđể lôi kéo, kết hợp với số chống đối, bất mãn ở trong nước để lập ra các tổ chức như: Việt Tân,Việt Nam phục quốc, Triều đại Việt, Ủy ban Cứu người vượt biển, Liên minh Dân chủ ViệtNam, Mặt trận Dân tộc Cứu nguy Việt Nam... - Nhóm thứ ba, là một số cán bộ, đảng viên bất mãn, thoái hóa. Đây là những cán bộ,đảng viên đã từng giữ chức vụ trung, cao cấp trong hệ thống chính trị của nước ta suy thoái vềtư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đây là những ngườiphản bội lại quá khứ, phản bội lý tưởng mà học đã từng tuyên thệ. Nguyên nhân của sự phảnbội chủ yếu bắt nguồn từ sự bất mãn, không đồng ý với một số vấn đề cụ thể trong chính sách,trong ứng xử của cơ quan, đơn vị. Nhận diện được “thế lực chống phá”, “thế lực thù địch” để mọi tổ chức và cá nhân trongnước đề cao cảnh giác và chung tay đấu tranh để làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của họ. 2.1.2. Phương tiện được sử dụng để chống phá Trước đây, thế lực chống phá sử dụng các đài phát thanh, đài truyền hình, sách báo, tranhảnh, các ấn phẩm văn hóa (như băng, đĩa…) để phát tán các quan điểm, luận điệu sai trái, xuyêntạc, chống phá Việt Nam. Với các phương tiện này, các thông tin, quan điểm của họ đi vào ViệtNam, tiếp cận người quan tâm có giới hạn về nhiều khía cạnh (thời lượng, thời điểm, vật liệumang thông tin, thiết bị tái tạo thông tin, phạm vi tác động…). Do dó, quan điểm, tư tưởng củahọ đến với đối tượng mong muốn còn nhiều khó khăn. Ngày nay, ngoài các phương tiện nói trên, thế lực chống phá còn sử dụng các kênh truyềnthông, mạng xã hội trên nền tảng internet để phát tán thông tin, tấn công Việt Nam một cách quyếtliệt, thường xuyên, liên tục, bất cứ ở đâu và bất cứ khi nào. Với hạ tầng công nghệ thông tin hiệnđại, họ không phải đầu tư nhiều về trang thiết bị để sản xuất thông tin. Họ có thể làm tin và pháttán tin trên bất kỳ thiết bị di động, máy tính nào có kết nối internet ở bất cứ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: