Bảo vệ sức khỏe theo ý nghĩa chữ Thọ
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 145.17 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bảo vệ sức khỏe theo ý nghĩa chữ Thọ
.Năm mới mọi người thường chúc nhau sống vui, sống thọ nhưng để đạt được điều ấy không dễ. Trong thực tế, những người sống vui, sống khỏe, sống thọ là những người thường xuyên quan tâm đến sức khỏe và sinh hoạt, làm việc theo ý nghĩa của chữ thọ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo vệ sức khỏe theo ý nghĩa chữ Thọ Bảo vệ sức khỏe theo ý nghĩa chữ Thọ Năm mới mọi người thường chúc nhau sống vui, sống thọ nhưng để đạt được điều ấy không dễ. Trong thực tế, những người sống vui, sống khỏe, sống thọ là những người thường xuyên quan tâm đến sức khỏe và sinh hoạt, làm việc theo ý nghĩa của chữ thọ. Sau đây xin phân tích chữ thọ theo ý nghĩa Hán Việt dưới góc độ y học để bạn đọc cùng tham khảo cách bảo vệ sức khỏe. Chữ thọ được ghép bởi 5 bộ: Thứ nhất là bộ sĩ, nghĩa là học trò, người có học, người hiểu biết... Ý chữ: người sống thọ là người trước tiên có học, phải có kiến thức trình độ để tự phòng bệnh cho mình, có hiểu biết về ăn uống có lợi sức khỏe, biết phòng tránh với thời tiết khí hậu thay đổi bất thường... Thực tế cho thấy, những người lười học, lười suy nghĩ, thiếu kiến thức về cách phòng tránh bệnh tật là người sống không thọ. Thứ hai là bộ công, nghĩa là nói về người thợ của mọi ngành nghề, người lao động chân tay... Ý chữ: người thọ lâu là người có lao động, vận động tay chân. Khi lao động chân tay, khí huyết lưu thông, cơ bắp nở nang, xương khớp chắc chắn, tay chân vững vàng. Thực tế cho thấy, những người “tay chân vững vàng thì nội tạng ổn cố”, lao động, vận động cơ bắp sẽ giúp ăn ngon, ngủ tốt, ngăn ngừa được một số bệnh về tim mạch, thần kinh cơ khớp và lú lẫn khi về già. Thứ ba là bộ khẩu, nghĩa là chỉ cái miệng... Ý chữ: người sống lâu thường hiểu về ăn uống, biết ăn cho hợp với thời tiết, tuổi tác, bệnh lý, như: mùa hè nên ăn mát, mùa đông nên ăn ấm. Người hay sợ lạnh, tạng hàn, không nên ăn chua, đắng, lạnh quá, người hay nóng nhiệt không nên ăn cay mặn và nóng quá. Người đã mập, thừa cân không nên ăn bổ béo quá... Thứ tư là bộ thốn, nghĩa là tấc - thước đo chừng mực... Ý chữ: sống thọ thường là người biết ăn uống, lao động, sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ, giờ giấc... Thực tế cho thấy, những người ăn bữa nhiều bữa ít, có hôm thức khuya, hôm ngủ sớm, người như vậy thường sống không thọ. Thứ năm là bộ nhị, nghĩa là hai. Ý chữ: người thọ thường là người có bạn, có đôi, có vợ có chồng... Thực tế cho thấy, người có bạn, có đôi thường vui vẻ, đời sống về tinh thần được vui hơn, còn những người lẻ loi cô đơn, thiếu bạn bè dễ bị bệnh trầm cảm, stress mà thọ không lâu. Có thể nói, người sống thọ là người có học hành, hiểu biết, có kiến thức kinh nghiệm sống để phòng tránh bệnh tật, luôn sớm quan tâm đến ăn uống và đời sống tinh thần, lao động trí óc cũng như chân tay và sinh hoạt nghỉ ngơi phải hài hòa, điều độ, hợp lý, còn nếu ngược lại không thực hiện theo ý nghĩa chữ thọ là người hay bệnh, thọ yểu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo vệ sức khỏe theo ý nghĩa chữ Thọ Bảo vệ sức khỏe theo ý nghĩa chữ Thọ Năm mới mọi người thường chúc nhau sống vui, sống thọ nhưng để đạt được điều ấy không dễ. Trong thực tế, những người sống vui, sống khỏe, sống thọ là những người thường xuyên quan tâm đến sức khỏe và sinh hoạt, làm việc theo ý nghĩa của chữ thọ. Sau đây xin phân tích chữ thọ theo ý nghĩa Hán Việt dưới góc độ y học để bạn đọc cùng tham khảo cách bảo vệ sức khỏe. Chữ thọ được ghép bởi 5 bộ: Thứ nhất là bộ sĩ, nghĩa là học trò, người có học, người hiểu biết... Ý chữ: người sống thọ là người trước tiên có học, phải có kiến thức trình độ để tự phòng bệnh cho mình, có hiểu biết về ăn uống có lợi sức khỏe, biết phòng tránh với thời tiết khí hậu thay đổi bất thường... Thực tế cho thấy, những người lười học, lười suy nghĩ, thiếu kiến thức về cách phòng tránh bệnh tật là người sống không thọ. Thứ hai là bộ công, nghĩa là nói về người thợ của mọi ngành nghề, người lao động chân tay... Ý chữ: người thọ lâu là người có lao động, vận động tay chân. Khi lao động chân tay, khí huyết lưu thông, cơ bắp nở nang, xương khớp chắc chắn, tay chân vững vàng. Thực tế cho thấy, những người “tay chân vững vàng thì nội tạng ổn cố”, lao động, vận động cơ bắp sẽ giúp ăn ngon, ngủ tốt, ngăn ngừa được một số bệnh về tim mạch, thần kinh cơ khớp và lú lẫn khi về già. Thứ ba là bộ khẩu, nghĩa là chỉ cái miệng... Ý chữ: người sống lâu thường hiểu về ăn uống, biết ăn cho hợp với thời tiết, tuổi tác, bệnh lý, như: mùa hè nên ăn mát, mùa đông nên ăn ấm. Người hay sợ lạnh, tạng hàn, không nên ăn chua, đắng, lạnh quá, người hay nóng nhiệt không nên ăn cay mặn và nóng quá. Người đã mập, thừa cân không nên ăn bổ béo quá... Thứ tư là bộ thốn, nghĩa là tấc - thước đo chừng mực... Ý chữ: sống thọ thường là người biết ăn uống, lao động, sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ, giờ giấc... Thực tế cho thấy, những người ăn bữa nhiều bữa ít, có hôm thức khuya, hôm ngủ sớm, người như vậy thường sống không thọ. Thứ năm là bộ nhị, nghĩa là hai. Ý chữ: người thọ thường là người có bạn, có đôi, có vợ có chồng... Thực tế cho thấy, người có bạn, có đôi thường vui vẻ, đời sống về tinh thần được vui hơn, còn những người lẻ loi cô đơn, thiếu bạn bè dễ bị bệnh trầm cảm, stress mà thọ không lâu. Có thể nói, người sống thọ là người có học hành, hiểu biết, có kiến thức kinh nghiệm sống để phòng tránh bệnh tật, luôn sớm quan tâm đến ăn uống và đời sống tinh thần, lao động trí óc cũng như chân tay và sinh hoạt nghỉ ngơi phải hài hòa, điều độ, hợp lý, còn nếu ngược lại không thực hiện theo ý nghĩa chữ thọ là người hay bệnh, thọ yểu.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bảo vệ sức khỏe y học cổ truyền thuốc nam quý hiếm bài thuốc nam kinh nghiệm trị bệnh dân gian y học dân gian tốt nhấtGợi ý tài liệu liên quan:
-
thường thức bảo vệ sức khỏe mùa đông: phần 1 - nxb quân đội nhân dân
111 trang 256 0 0 -
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 224 0 0 -
92 trang 204 0 0
-
120 trang 166 0 0
-
6 trang 161 0 0
-
Đề tài tiểu luận: Tổng quan về cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị ho
83 trang 160 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 145 0 0 -
Tài liệu học tập Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền
1503 trang 143 5 0 -
97 trang 122 0 0
-
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 116 0 0