Danh mục

Bảo vệ tài liệu giấy tránh những hư hại do ánh sáng gây ra

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 179.94 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 13,000 VND Tải xuống file đầy đủ (23 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ánh sáng là nguyên nhân phổ biến gây hư hại cho các bộ sưu tập ở thư viện và cơ quan lưu trữ. Giấy, bìa sách và các vật phẩm (mực, chất bắt sáng trên mặt tấm ảnh, thuốc nhuộm, chất sắc tố và nhiều vật liệu khác được sử dụng để tạo nên chữ viết và hình ảnh) đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng. ánh sáng gây hư hại bằng nhiều cách. Nó có thể làm giấy phai màu, ố vàng hay xỉn đen; làm yếu và giòn các sợi cellulose cấu tạo nên giấy. Nó khiến...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo vệ tài liệu giấy tránh những hư hại do ánh sáng gây ra Bảo vệ tài liệu giấy tránh những hư hại do ánh sáng gây raTác giả: Beth Lindblom Patkus, Chuyên gia tư vấn bảo tồn,Walpole, MA.Giới thiệuÁnh sáng là nguyên nhân phổ biến gây hư hại cho các bộsưu tập ở thư viện và cơ quan lưu trữ. Giấy, bìa sách và cácvật phẩm (mực, chất bắt sáng trên mặt tấm ảnh, thuốcnhuộm, chất sắc tố và nhiều vật liệu khác được sử dụng đểtạo nên chữ viết và hình ảnh) đặc biệt nhạy cảm với ánhsáng. ánh sáng gây hư hại bằng nhiều cách. Nó có thể làmgiấy phai màu, ố vàng hay xỉn đen; làm yếu và giòn các sợicellulose cấu tạo nên giấy. Nó khiến cho các vật phẩm vàchất nhuộm trong tài liệu, ảnh và các tác phẩm nghệ thuật bịnhạt màu hoặc đổi màu. Hầu hết chúng ta đều nhận thấy sựphai màu là do ánh sáng gây ra, nhưng đó chỉ là dấu hiệu bềngoài của những gì mà ánh sáng gây ra đối với cấu trúc vậtlý và cấu trúc hoá học của những vật thể sưu tập. Ánh sángcung cấp năng lượng cho những phản ứng hoá học có hại.Mọi người đều biết rằng tia cực tím (UV) có tính huỷ hoạiđáng kể, nhưng cũng cần phải nhớ thêm rằng mọi ánh sángđều có tác hại. ảnh hưởng của ánh sáng mang tính tích luỹ vàkhông thể đảo ngược.Bản chất của ánh sángÁnh sáng là một dạng năng lượng điện từ gọi là bức xạ.Những bức xạ chúng ta biết đến trong khoa học nguyên tử ởnhững bước sóng ngắn hơn nhiều so với quang phổ ánhsáng; sóng radio là những bước sóng dài hơn nhiều. Ánhsáng hữu hình (là dạng bức xạ mà chúng ta có thể nhìn thấy)nằm ở phần giữa của bảng quang phổ điện từ.Quang phổ hữu hình nằm trong khoảng 400-700nm(nanomét: là đơn vị đo bức xạ). Tia cực tím nằm ở phầnsóng ngắn ở cuối quang phổ hữu hình (dưới 400nm). Tiahồng ngoại nằm ở phía cận trên của bước sóng dài nhưngmắt thường không thấy được. Loại ánh sáng này cũng gâynguy hiểm cho các bộ sưu tập.Ánh sáng gây huỷ hoại như thế nào?Năng lượng ánh sáng được các phân tử bên trong một vật thểhấp thụ mà sự hấp thụ này có thể gây ra nhiều phản ứng hoáhọc, và tất cả các phản ứng hoá học này đều gây ảnh hưởngxấu đến giấy. Thuật ngữ chỉ quá trình này là suy thoái quanghoá. Mỗi phân tử trong vật thể cần một lượng năng lượng tốithiểu để bắt đầu phản ứng hoá học với các phân tử khác. Nóđược gọi là năng lượng kích hoạt. Các loại phân tử khácnhau có nguồn năng lượng kích hoạt khác nhau.Hình 1: Các bảng quang phổ điện từ (trích từ các tài liệu:“Chiếu sáng hợp lý trong trưng bày: Bảo vệ các bộ sưu tậptránh hư hại” (Proper Exhibition Lighting: ProtectionsCollections from Damage) của Susan E. Weiss, Technology& Conservation xuất bản (Xuân 1977)Nếu như năng lượng ánh sáng tự nhiên hay ánh sáng nhântạo bằng hoặc vượt quá năng lượng kích hoạt cần thiết củamột loại phân tử nhất định thì phân tử đó được kích hoạt vàcó thể tạo ra các phản ứng hoá học. Khi đó, phân tử sẽ hoạtđộng theo nhiều cách khác nhau. Năng lượng vượt trội nàyđược thể hiện dưới dạng nhiệt hoặc ánh sáng; năng lượngnày cũng có thể phá vỡ nhiều mối liên kết bên trong phân tử(điều này sẽ tạo ra các phân tử nhỏ hơn và gây hậu quả xấucho giấy); nó cũng có thể gây ra sự sắp xếp lại các nguyên tửcấu tạo nên phân tử; hoặc là năng lượng này sẽ được chuyểngiao sang một phân tử khác. Một trong những phản ứngquang hoá chính là ôxi hoá, trong đó phân tử được kích hoạtsẽ chuyển giao năng lượng của nó cho một phân tử ôxi, phântử ôxi này sẽ phản ứng với các phân tử khác để bắt đầu cácphản ứng gây hại. Mặc dù các khả năng xảy ra vô cùng đadạng nhưng chúng đều có cùng hậu quả là gây hư hại cho tàiliệu.Những bước sóng ngắn hơn (như tia cực tím) có tần suất dàyhơn (xuất hiện gần nhau hơn) cũng như mang nhiều nănglượng hơn so với các bước sóng dài. Điều này có nghĩa làchúng tấn công vật thể với nhiều năng lượng hơn, trong mộtthời gian ngắn hơn và năng lượng của chúng đạt hoặc vượtquá năng lượng kích hoạt cần thiết đối với nhiều loại phân tửkhác nhau. Do vậy, chúng khiến tác động quang hoá xảy ranhanh hơn và gây hậu quả lớn hơn. Nếu như các bước sóngdài hơn về phía phần màu đỏ của bảng quang phổ thì chúngsẽ có ít năng lượng hơn, tần suất giảm đi và khả năng “kíchhoạt” phân tử cũng suy yếu.Cần ghi nhớ rằng ngay cả những ánh sáng có bước sóng dàicũng gây hại cho giấy và các vật liệu khác. Tia hồng ngoạitạo ra năng lượng làm tăng nhiệt độ của vật thể và điều nàysẽ làm gia tăng tốc độ các phản ứng hoá học gây hại sẵn cótrong giấy.So sánh Tia cực tím và ánh sáng hữu hình>Vì bức xạ cực tím là dạng ánh sáng có nhiều năng lượngnhất và có sức tàn phá lớn nhất nên chúng ta có thể cho rằngnếu loại trừ được tia cực tím thì ánh sáng hữu hình sẽ chỉcòn là vấn đề nhỏ. Điều này không đúng vì ánh sáng ở mọibước sóng đều tạo ra những huỷ hoại đáng kể.Trên thực tế, tia cực tím dễ dàng bị loại trừ khỏi các khu vựclưu trữ hoặc trưng bày do mắt chúng ta không thấy được ánhsáng này. Còn ánh sáng hữu hình thì rắc rối hơn nhiều vàchúng cần phải được loại trừ ra khỏi khu vực lưu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: