Thông tin tài liệu:
Nói đến Bát Tràng ai cũng nghĩ ngay đến một chữ duy nhất: GỐM! Đó là một làng nghề được hình thành từ rất lâu đời, tính đên nay cũng đã tròm trèm 500 tuổi. Gốm Bát Tràng là gốm bàn xoay (vì cách chuốt, nặn gốm đều thực hiện trên một cái mâm luôn được đạp cho xoay tròn) do cha ông ta từ thuở xưa truyền lại. Đến bây giờ thì Bát Tràng đã là một làng nghề cổ truyền rất nổi tiếng ở nước ta nằm tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bát Tràng – Đặc sắc men GỐM
Bát Tràng – Đặc sắc men GỐM
Nói đến Bát Tràng ai cũng nghĩ ngay đến một chữ duy nhất: GỐM!
Đó là một làng nghề được hình thành từ rất lâu đời, tính đên nay cũng đã tròm trèm 500
tuổi. Gốm Bát Tràng là gốm bàn xoay (vì cách chuốt, nặn gốm đều thực hiện trên một cái
mâm luôn được đạp cho xoay tròn) do cha ông ta từ thuở xưa truyền lại. Đến bây giờ thì
Bát Tràng đã là một làng nghề cổ truyền rất nổi tiếng ở nước ta nằm tại xã Bát Tràng,
huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Nói cho bạn nghe một xíu về trình hình thành nên một sản phẩm gốm Bát Tràng nhé!
Đầu tiên, những người thợ phải trải qua khâu chọn, xử lý và pha chế đất rồi sau đó là tạo
dáng, tạo hoa văn, phủ men và cuối cùng là cho vô lò nung. Tùy theo từng quy trình mà
sẽ có những người đảm đương thích hợp. Bởi có người là bậc thầy về tạo dáng, có người
là chuyên gia về tráng men, còn có người thì là thợ vẽ… chứ không phải là một người
làm tất tần tật từ đầu đến cuối đâu nhé!
Sau khi đã tạo ra hình dạng của một sản phẩm thì người thợ vẽ sẽ có trách nhiệm trang trí
hoa văn lên những bình gốm mộc này.
Trên nền đất của các hình dạng gốm, người thợ vẽ sẽ dùng bút lông vẽ hoa văn trực tiếp
lên đó. Thợ vẽ gốm phải có đôi tay khéo léo, bởi vẽ trên gốm không phải là vẽ trên giấy
mà có thể bôi đi xóa lại nhiều lần được. Người thợ vẽ lành nghề thường vẽ rất nhanh các
họa tiết, đường nét khoáng đạt, chính xác và chỉ vẽ một lần, không chỉnh sửa.
Hoa văn đã xong thì đến những
người thợ phủ men ra tay, họ sẽ khoác cho các sản phẩm gốm mộc ấy một lớp áo men rất
đẹp rồi mới cho vào lo nung. Nhưng đôi khi, gốm được nung sơ rồi mới được tráng men
lên bề mặt. Để đánh giá một sản phẩm gốm sứ, người ta chỉ gói gọn trong câu “nhất dáng,
nhì men”, đủ để hiểu tầm quan trọng từ chiếc áo men của gốm như thế nào. Có rất nhiều
áo men cho gốm, nào men tro, nào men nâu, nào men lam, men rạn…
Gốm Bát Tràng có 5 dòng men
đặc trưng:
Men lam: là dòng men rất nổi tiếng của gốm Bát Tràng, xuất hiện từ thế kỷ 14, có sắc độ
từ xanh chì đến xanh thẫm.
Men nâu: là dòng men truyền thống. Men nâu không bóng, thường có vết sần, có màu
giống như màu bã trầu.
Men trắng: đây là một loại men mỏng, bóng, màu trắng ngà, thường thấy dùng để phủ
lên các họa tiết trang trí của men lam và men nâu.
Men xanh rêu: Ở thế kỷ 16 – 17, xuất hiện dòng Tam thái trong gốm Bát Tràng, ấy là kết
quả của sự kết hợp giữa men xanh rêu cùng men trắng ngà và men nâu.
Men rạn: đầu thế kỷ 17, người ta dùng vôi sống, tro trấu và cao lanh chùa Hội màu hồng
nạt để tạo ra một loại men mới, gọi là men rạn. Đây là một loại men độc đáo do sự chênh
lệch về độ co giữa xương gốm* và men.
* Xương gốm (còn gọi là cốt gốm): phần cốt bằng đất sét của một sản phẩm gốm đã
được định hình.