Thông tin tài liệu:
Với câu hỏi “Cháu hay bị đau ở đâu?”, các nhà khoa học đã khảo sát các em bé ở độ tuổi sơ sinh đến mẫu giáo và nhận được câu trả lời là: Các bé hay bị đau bụng nhất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bé hay bị đau ở đâu nhất? Bé hay bị đau ở đâu nhất?Với câu hỏi “Cháu hay bị đau ở đâu?”, các nhà khoa học đãkhảo sát các em bé ở độ tuổi sơ sinh đến mẫu giáo và nhậnđược câu trả lời là: Các bé hay bị đau bụng nhất.Chú ý vấn đề ăn uống giúp giảm thiểu chứng đau bụng củabé (google image)Đau bụng ở bé sơ sinhBiểu hiện:Sau sinh khoảng 2 - 3 tuần, các bé sơ sinh có thể bị đaubụng, sủi bụng. Lúc đó, bé sẽ có các biểu hiện sau: độtnhiên co chân vào phía bụng, bé cáu gắt, mặt bé tái đi, rồiđột ngột đỏ lên kèm theo tiếng khóc thét.Biện pháp:Khi bé có biểu hiện bị đau bụng, bạn hãy áp dụng một sốbiện pháp sau để giảm cơn đau cho bé:+ Đặt 1 chiếc khăn ấm lên bụng bé.+ Thay đổi vị trí của bé để bé cảm thấy dễ chịu hơn.Thay đổi tư thế giúp bé sơ sinh dễ chịu hơn (google image)Phòng tránh:* Chế độ ăn uống của mẹ: Bạn nên nhớ, những gì mình ănhàng ngày sẽ theo nguồn sữa và ảnh hưởng đến cơ thể bé.Vì vậy, mẹ không nên ăn những thực phẩm có thể hìnhthành nên chất khí như: rau cải bắp, quả nho,…* Cho bé bú đúng cách: Bạn hãy vệ sinh đầu vú sạch sẽtrước khi cho bé bú. Nếu bé ăn phải lượng sữa thừa cònđọng lại trên đầu vú có thể bị đau bụng vì lượng sữa này đãnhiễm khuẩn. Cho bé ngậm hết quầng thâm quanh đầu vúđể rít được lượng sữa cần thiết.Trẻ độ tuổi mẫu giáo:Nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ trong độ tuổi này thườngdo các bé ăn phải thực phẩm kém chất lượng, nói cách kháclà bị ngộ độc thức ăn. Bé dễ dàng bị ngộ độc nếu uốngnước chưa đun sôi, uống các loại sữa để quá lâu ngoàikhông khí, sữa chua, trứng để lâu, thực phẩm đóng hộphoặc các loại rau quả chưa được rửa sạch.Biểu hiện:Sau khi ăn một thực phẩm gì đó, trẻ cảm thấy khó chịu,buồn nôn, nôn mửa, đau quặn vùng bụng, đi ngoài sốngphân 6 - 7 lần/1 ngày. Phân của bé lỏng, có nhiều thức ănchưa tiêu hết kèm dịch nhầy màu xanh lục.Biện pháp:+ Lúc này, việc đầu tiên là bạn hãy cho bé uống một cốcnước ấm.+ Dùng 2 ngón tay ấn vào gốc lưỡi của bé để làm bé nôn ranhững gì vừa ăn.+ Đưa bé đến bệnh viện nếu bé tiếp tục bị tiêu chảy kéodài.Chú ý khâu vệ sinh khi chế biến thức ăn cho bé là cách hữu hiệu để tránh đau bụng (google image)Phòng tránh:+ Xây dựng một thực đơn có tính “trung lập” bao gồm cảnhững đồ ăn quen thuộc và đồ ăn lạ để dạ dày bé làm quendần.+ Chú ý đến hạn sử dụng và điều kiện bảo quản của nhữngthực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn.+ Không nên cho bé ăn đồ ăn để quá lâu, rau quả chưa rửasạch.+ Nếu có thể, hãy dùng nước đã lọc để nấu thức ăn cho bé.Như vậy, đau bụng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không phải làmột căn bệnh mà là sự rối loạn trong hệ tiêu hoá của bé dothức ăn gây ra. Chú ý đến vấn đề ăn uống của bé hàng ngàysẽ giúp giảm thiểu được đáng kể chứng đau bụng ở trẻ. Hà Anh