Danh mục

Bé không thích sữa mẹ

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 265.92 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bé không thích sữa mẹMẹ nên hỏi hướng dẫn của bác sỹ để bé có thể bú ở tư thế dễ chịu nhất, không bị đauSữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh, nhưng nếu bé từ chối sữa mẹ, bạn phải làm sao?Sữa mẹ là nguồn thức ăn cung cấp kháng thể, chất dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ ở giai đoạn đầu đời.Thế nhưng, có một số trẻ ngay từ khi sinh ra đã từ chối bú mẹ. Một số bé khác tự nhiên không bú sữa mẹ dù chưa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bé không thích sữa mẹ Bé không thích sữa mẹMẹ nên hỏi hướng dẫn của bác sỹ để bé có thể bú ở tư thế dễ chịu nhất, không bị đau Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh, nhưng nếu bé từ chốisữa mẹ, bạn phải làm sao? Sữa mẹ là nguồn thức ăn cung cấp kháng thể, chất dinh dưỡng tốt nhất chosự phát triển của trẻ ở giai đoạn đầu đời. Thế nhưng, có một số trẻ ngay từ khi sinh ra đã từ chối bú mẹ. Một số békhác tự nhiên không bú sữa mẹ dù chưa đến thời điểm cai sữa. Dù với lý do gì, người mẹ cũng không khỏi cảm thấy bất lực và lo lắng. Hỏi: Bé bú mẹ là bản năng của các bé sau khi chào đời, nhưng con gái tôi nhấtđịnh không chịu bú mẹ ngay từ đầu. Tôi đã cố gắng đưa bầu sữa vào miệng bénhiều lần nhưng bé vẫn không chịu ngậm và bú. Vì sao lại như vậy? Đáp: Bé từ chối bú sữa mẹ có thể là do gặp phải một số trở ngại, chẳng hạn như: - Bé bị đau: Trong trường hợp sinh khó hoặc sinh non, trẻ có thể còn bị đau,chấn thương sau khi lọt lòng mẹ. Các chấn thương thường gặp ở những đối tượngtrẻ này là chấn thương xương đòn, bị bầm, trật khớp…Khi được mẹ bế để cho bú,bé sẽ càng đau hơn và phản ứng bằng cách quấy khóc, không chịu bú. Khi này, mẹ nên nhờ bác sĩ thăm khám cho bé. Bác sĩ sẽ có cách điều trị vàhướng dẫn bạn cho bé bú ở tư thế giúp bé cảm thấy dễ chịu nhất, không bị đau. -Ác cảm với “cái ti”: Một số trẻ cứ ngậm chặt miệng khi mẹ cố gắng đưabầu sữa vào miệng bé. Có thể những lần trước mẹ đã cho bé ngậm đầu vú sâu quákhiến bé gặp khó khăn khi bú và thở. Để khắc phục, trước khi cho con bú, mẹ nên chạm nhẹ đầu vú vào môi đểkích thích bé mở miệng. Sau đó, mẹ mới đưa đầu ngực vào miệng bé. Hãy để bé tựngậm sao cho phù hợp nhất với mình. Sau vài lần, bé sẽ bú bình thường trở lại. Cũng có những bé lúc đầu rất thích bú sữa mẹ, nhưng vì sữa mẹ xuống ít,không đủ cho nhu cầu của bé nên bé không còn hứng thú nữa. Nếu là do núm vúthụt, núm vú không co giãn, người mẹ cần tập se đầu vú và kéo dãn núm vú theohướng dẫn của bác sĩ. Trường hợp có ít sữa, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn về dinhdưỡng. - Vấn đề hô hấp: Một số trẻ gặp khó khăn khi xoay xở với việc mút, nuốtsữa và thở lúc bú mẹ. Dần dần, bé sẽ không thích thú với việc bú mẹ. Khi cảm thấy sữa xuống nhiều, mẹ hãy dùng tay đặt lên bầu ngực, ngón taytrỏ phía trên quầng vú, ngón tay giữa ở dưới quầng vú rồi ấn nhẹ ngực từ trước rasau để giảm bớt lượng sữa đang phun, giúp bé không bị ngộp, sặc sữa. Sau một thời gian, bé sẽ thích nghi được với việc bú mẹ. Hỏi: Con tôi được 5 tháng tuổi, dạo này bé có vẻ thích bú sữa bình hơn. Vìsao vậy? Đáp: Khi mẹ đi làm trở lại, bé được quen với việc bú bình. Không được bébú thường xuyên, sữa mẹ sẽ không còn tiết nhiều như trước, từ đó dẫn đến việc bécó xu hướng thích sữa bình hơn. Việc mẹ ăn thực phẩm cay, dùng thuốc, gây ảnh hưởng đến mùi sữa có thểkhiến bé bỏ bú. Khi mẹ ngưng ăn những loại thực phẩm đó hoặc hết uống thuốc,trẻ sẽ quay lại bú mẹ. Những thay đổi của cơ thể trong quá trình phát triển như nứt nướu răng,sốt, viêm tai…cũng là nguyên nhân khiến trẻ bỏ ngang việc bú mẹ. Tuy nhiên, tìnhtrạng này chỉ là tạm thời. Khi cơ thể trở lại trạng thái bình thường, trẻ sẽ bú mẹ trởlại.

Tài liệu được xem nhiều: