Thông tin tài liệu:
Có bao giờ bạn tự hỏi là tại sao bé lại thích nói leo? Thật là bực mình khi đang nói giữa chừng thì bé cắt ngang, với vẻ chống đối, nó cứ thao thao bất tuyệt, chẳng thèm để ý phản ứng của bạn như thế nào. Nó tỏ ra rất quả quyết, mặt đỏ bừng bừng và lông mày thì nhíu lại. Có phải chúng đang cố nói át hoặc chống đối ý kiến của bạn? Nói leo: Một đứa trẻ hay cướp lời người lớn thường bị gán cho tội hỗn láo, vô lễ và cứng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bé nói leo (7-9 tuổi)
Bé nói leo (7-9 tuổi)
Có bao giờ bạn tự hỏi là tại sao bé lại thích nói
leo? Thật là bực mình khi đang nói giữa chừng
thì bé cắt ngang, với vẻ chống đối, nó cứ thao
thao bất tuyệt, chẳng thèm để ý phản ứng của
bạn như thế nào. Nó tỏ ra rất quả quyết, mặt đỏ
bừng bừng và lông mày thì nhíu lại. Có phải chúng đang cố
nói át hoặc chống đối ý kiến của bạn?
Nói leo: Một đứa trẻ hay cướp lời người lớn thường bị gán
cho tội hỗn láo, vô lễ và cứng đầu; nhưng động cơ thật sự
của bé có lẽ là không nghiêm trọng đến vậy.
1. Bé đã lớn và hiểu được được nhiều khái niệm trừu tượng
như sự công bằng, đạo đức và sự bình đẳng. Lập luận của
trẻ tất nhiên là không thể phức tạp như của người lớn
nhưng lập luận của trẻ thật sự chín chắn hơn, được xây
dựng trên nhiều những nguyên tắc cơ bản hơn là những gì
bé thể hiện khi bé được 5 tuổI, và vì thế bé hình thành quan
điểm của mình về những vấn đề mà bé quan tâm. Bé quá
háo hức, lần đầu tiên trong đời, trẻ có cảm giác là chúng có
đủ khả năng để tham dự vào đề tài của “người lớn”.
2. Trẻ nhận thấy rằng mặc dù chúng có thể “nói như người
lớn” nhưng chắc chắn là chẳng thể nào bì lại được với cha
mẹ trong bất cứ tình huống nào. Khi còn ở tuổi tập đi, bé
thường giải quyết “sự mất cân bằng về quyền lực” bằng
cách nổi giận và khóc lóc ầm ĩ, buộc người lớn phảI
nhượng bộ. Nhưng bây giờ thì trẻ lại thích sử dụng “sức
mạnh của lời nói” để khẳng định sự có mặt của mình. Đó là
lý do tại sao bé bắt đầu nói leo thay vì nổi giận như trước
đây.
3. Động cơ thứ 3 lại ít được cha mẹ để ý đến nhưng lại thật
quan trọng đối với trẻ như chúng muốn sang nhà bạn chơi,
muốn được cho thêm tiền tiêu vặt và muốn xem chương
trình ti vi mà chúng thích. Trẻ muốn cha mẹ hiểu những gì
chúng thật sự muốn làm và cách duy nhất là phải bày tỏ và
thuyết phục.
Vì vậy, khi trẻ cướp lời thì không hẳn đó là thái độ vô lễ
hoặc tật xấu. Đơn giản đó chỉ phản ảnh một giai đoạn phát
triển của trẻ. Cha mẹ không nên la mắng mà phải dạy cho
trẻ cách nói sao cho người khác hiểu ý mình nói nhưng
không hề tỏ ra đối kháng.
Thái độ của người lớn khi trẻ nói leo:
Khi thấy trẻ nói leo thì đừng giành nói với trẻ. Vì như thế
thì chẳng ai nghe ai nói và cả hay cứ cố gân cổ, hét cho to,
cho át tiếng của người kia. Cố gắng nói với giọng và nhịp
điệu bình thường bất dù bé có lớn tiếng đến đâu đi nữa.
Một khi trẻ cướp lời thì hãy tạm ngưng câu nói của mình và
lắng nghe xem chúng muốn gì, khi nào thì chúng muốn
thực hiện ý tưởng đó… và khi trẻ vừa kết thúc ý kiến của
chúng thì bạn tiếp tục ý kiến của mình. Rất có thể tiến trình
này sẽ được lặp nếu bé lại có ý kiến. Trẻ sẽ hiểu rằng chúng
không thể dừng được dòng suy nghĩ của bạn dù chúng
không muốn nghe.
Bắt trẻ phải nghe những gì bạn nói bằng cách nhắc nhở
rằng chúng đã được nói những gì chúng nghĩ và bây giờ
đến lượt chúng phải nghe bạn nói. Ví dụ: “Mẹ đã hiểu
những gì con muốn nói và bây giờ để cho công bằng thì
con phải nghe mẹ giải thích”. Chỉ một lời nhắc nhở ngắn
gọn và nhẹ nhàng nhưng có thể làm cho trẻ tự suy nghĩ về
thái độ của chúng, hình thành ý thức về sự công bằng.
Cho trẻ biết là bạn đã hiểu suy nghĩ của chúng sau khi lắng
nghe những gì chúng nói; nếu không chúng cứ nghĩ là bạn
chẳng để tâm chuyện của chúng và rồi chúng sẽ lặp lại cho
mà xem. Tốt nhất là hãy nói: “Mẹ biết là con đã suy nghĩ
về chuyện này rất nhiều, chắc hẳn vấn đề này rất quan
trọng đối với con”.
Bạn đừng quên áp dụng chiến thuật trên khi lần sau bé lại
cướp lời nạn.