Thông tin tài liệu:
Sau khi được điều trị bằng tim nhân tạo ngoài lồng ngực trong suốt 120 ngày – lâu nhất từ trước đến nay trên thế giới, một bé trai Anh 13 tháng tuổi đã bình phục và xuất viện trong tình trạng sức khỏe tốt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bé trai 13 tháng được cứu sống bằng tim nhân tạo Bé trai 13 tháng được cứu sống bằng tim nhân tạoSau khi được điều trị bằng tim nhân tạo ngoài lồngngực trong suốt 120 ngày – lâu nhất từ trước đến naytrên thế giới, một bé trai Anh 13 tháng tuổi đã bìnhphục và xuất viện trong tình trạng sức khỏe tốt.Bé trai may mắn đó là Jack Vellam, ở Pitsford,Northamptonshire, Anh. Cách đây 5 tháng, bé đột ngột bịviêm cơ tim. Sau khi được chuyển qua nhiều bệnh việntrong tình trạng nguy kịch, cuối cùng bé đã được cứu sốngbằng tim nhân tạo Berlin Heart” tại bệnh viện Freeman ởNewcastle.Mẹ bé là chị Danielle Hastings cho biết vào tháng 3, Jack –khi đó mới 8 tháng tuổi – đã bất thình lình ngã bệnh và cơthể bị xám ngắt. Gia đình đã đưa bé đến một bệnh viện ởNorthampton, tại đây bé đã lên cơn đau tim.Sau đó, bé được chuyển đến một bệnh viện ở Leicester vàđược đưa vào khoa săn sóc đặc biệt trong nhiều ngày,nhưng tình trạng sức khỏe của Jack ngày càng nguy kịch,đến mức gia đình và các bác sĩ đều nghĩ rằng bé khó có thểqua khỏi.Còn nước còn tát, gia đình đã đưa Jack sang bệnh việnFreeman ở Newscattle, tại đây bé được chẩn đoán là viêmcơ tim. Các bác sĩ cho biết Jack là bệnh nhân trẻ nhất từtrước đến nay bị bệnh này.Tại đây, Jack được điều trị bằng hệ thống ECMO (cung cấpoxy bên ngoài cơ thể), một thiết bị có vai trò như tim vàphổi tạm thời, dành cho những bệnh nhân chờ cấy ghéptim.Vì biết rằng có khoảng 1/3 trẻ em tự hồi phục từ viêm cơtim, nên các bác sĩ quyết định sử dụng tim nhân tạo BerlinHeart cho Jack trong niềm hy vọng bé sẽ vượt qua được màkhông cần phải ghép tim.Robin Martin, một chuyên gia tim của bệnh viện Bristol,cho biết Berlin Heart thường được sử dụng để duy trì sựsống cho trẻ em trong khi chờ cấy ghép tim.Ông nói: “Đây là loại thiết bị được sử dụng khi tim đã bịviêm, không còn đủ sức bơm máu đi khắp cơ thể một cáchbình thường. Việc sử dụng Berlin Heart là một cách đốiphó trong thời gian chờ có tim để ghép cho bệnh nhân”.Với Berlin Heart hoạt động bên ngoài cơ thể, máu của Jackđược bơm qua 4 ống dẫn được nối với lồng ngực bằng 60mũi khâu cho mỗi ống. Tim nhân tạo này đã được duy trìtrong suốt 120 ngày trước khi được tháo ra cách đâykhoảng nửa tháng, khi Jack đã bình phục và có sức khỏe ổnđịnh.Cha mẹ bé đã hết sức vui mừng khi đón bé xuất viện trở vềnhà vào ngày 24/8 vừa qua.Trong niềm hạnh phúc lớn lao khi con mình được cứusống, chị Hastings đã bày tỏ lòng tri ân vô hạn đối với cácbác sĩ ở bệnh viện Freeman. Chị xúc động nói: “Đó là mộttập thể rất nhiệt tình, rất tuyệt vời. Tôi mong rằng các bậccha mẹ khác có con bị bệnh nặng nên nghĩ rằng con mìnhvẫn còn có cơ hội được cứu sống”.Trong khi đó, tiến sĩ Richard Kirk, chuyên gia cố vấn timmạch trẻ em, nói: “Đây là ngày vui nhất trong đời chúngtôi. Đó là thành quả của chúng tôi trong thời gian qua. Jackcó thể đã không qua khỏi nếu không có sự hỗ trợ của timnhân tạo Berlin Heart”.Ông Kirk cũng gửi lời cám ơn đến đội ngũ y tế khoảng 100người của bệnh viện Freeman đã tích cực tham gia vào việcđiều trị cho bé Jack.Ông cho biết: “Với sự hồi phục này, Jack đã trở thành bệnhnhân trẻ nhất thế giới bị viêm cơ tim và được điều trị bằngtim nhân tạo trong một thời gian dài nhất từ trước đến nay”.