BỆNH AMÍP (Kỳ 3)
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 219.15 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đến nay, chúng ta đã có thuốc diệt amíp minuta (ở lòng ruột) và amíp Histolytica (tại các mô). Các thuốc mới rất ít độc, dẫn xuất của Metronidazole, đã cho phép ngừng sử dụng dẫn chất của Asen và ít dùng các dẫn chất của Iốt hoặc Émétine.Các thuốc diệt amíp minuta (ở lòng ruột):Mixiode: Tên khác: Yatren, Chiniofon.Viên 0,25g. (Có 25 - 26% iốt).Cách dùng: uống, thụt hoặc xen kẽ. Liều dùng: uống 1,5 - 2 g/ngày, chia 2 - 3 lần trong 7 ngày, nghỉ 7 ngày dùng tiếp 1 đến 2 đợt nữa. Thuốc gây...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH AMÍP (Kỳ 3) BỆNH AMÍP (Kỳ 3) CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐẶC HIỆU VÀ CÁCH DÙNG: Đến nay, chúng ta đã có thuốc diệt amíp minuta (ở lòng ruột) và amípHistolytica (tại các mô). Các thuốc mới rất ít độc, dẫn xuất của Metronidazole, đãcho phép ngừng sử dụng dẫn chất của Asen và ít dùng các dẫn chất của Iốt hoặcÉmétine. Các thuốc diệt amíp minuta (ở lòng ruột): Mixiode: Tên khác: Yatren, Chiniofon. Viên 0,25g. (Có 25 - 26% iốt). Cách dùng: uống, thụt hoặc xen kẽ. Liều dùng: uống 1,5 - 2 g/ngày, chia 2 - 3 lần trong 7 ngày, nghỉ 7 ngàydùng tiếp 1 đến 2 đợt nữa. Thuốc gây đầy bụng, ỉa lỏng, rất ít độc với gan. Direxiode: Tên khác: Diiodoquine. Viên 0,2g chứa 63,9% iốt. Liều dùng: 5 - 10 viên chia 2 lần/ngày trong 20 ngày. Tác dụng hơn hẳn Mixiode. Các thuốc diệt amíp tại mô (trong niêm mạc ruột, tại các tạng gan, phổi,não …) Émétine Chlohydrate: Ống 3 - 4 cg Émetine. Cách dùng: tiêm dưới da hay bắp thịt. Liều dùng: 1cg/1kg cân nặng cho tổng liều điều trị. Thường dùng cho người lớn 1 ống 4cg, TB trong 5 - 7 ngày, không quá 10ngày trong 1 đợt. Nếu cần dùng thêm, quãng cách giữa 2 đợt phải 45 ngày vìÉmetine thải ra rất chậm, tích lũy trong cơ tim, gan. Không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi. Liều TE 1mg/kg/ngày. Tai biến nhiễm độc nhiều. Déhydro Émétine: là thuốc tổng hợp dạng tiêm. Ống 6 cg, có thể dùng 2 cg/kg cơ thể cho một đợt điều trị. Giảm độc 2 lần so với Émétine, tác dụng gấp 2 lần. Quãng cách giữa 2 đợt: 15 - 20 ngày. Dạng uống: 1 viên 1 cg nhưng chưa chứng minh được tác dụng như trên. Tai biến như Émétine Chlorhydrate. Thận trọng với bệnh nhân có tổn thương cơ tim, thận, phụ nữ mang thaihoặc TE. Chloquine diphosphate: Tên khác: Nivaquine, Délagil. Viên 0,25g Chloroquine. Có chỉ định trong thể gan, phổi (tập trung cao độ ở gan). Không có chỉ định trong thể amíp ruột. Liều dùng 1g chia 2 lần/ngày, trong 2 ngày đầu. 0,5g tiếp hàng ngày trong 2- 3 tuần lễ. Dùng lâu dài có thể gây buồn nôn, nôn, nhức đầu, ù tai, rối loạn thị lực,điều tiết mắt, viêm dạ dày. Khi đó, giảm liều hoặc ngừng. Ngày nay không còndùng. Các thuốc diệt cả 2 thể amíp tại lòng ruột và các mô: Metronidazole: Tên khác: Flagyl, Klion. Viên 0,25g Liều dùng cho người lớn: 1 - 1,5 g/ngày, chia 2 - 3 lần, trong 5 - 7 ngày (lỵamíp), trong 7 - 10 ngày (bệnh amíp gan). Nếu cần, dùng đợt 2 sau 15 ngày. Ảnh hưởng và tai biến: gây nôn khi bệnh nhân dùng rượu trong đợt điều trị. Có khả năng gây quái thai, nên cân nhắc cách dùng với phụ nữ mang thaitrong 3 tháng đầu. Secnidazole: Tên khác: Flagentyl. Viên 0,5g. Liều dùng: 3 viên/ngày, chia 3 lần trong 4 - 5 ngày. Tác dụng ngang Métronidazole dùng trong 5 - 7 ngày. Tinidazol: Tên khác: Fasigyne. Viên 0,5g. Liều dùng: 3 viên/ngày, chia 3 lần trong 4 - 5 ngày. Tác dụng như Métronidazole. Ghi chú: Đối với lỵ nặng tối cấp, cần phối hợp điều trị đặc hiệu mạnh bằngDéhydro Émétine + Metronidazol, với điều trị kháng sinh phổ rộng liều cao (tốtnhất chống vi khuẩn phát hiện được bằng kháng sinh đồ), nhỏ giọt tĩnh mạch. Ví dụ: Ampicilline 100mg/kg/ngày hoặc Tetracycline 30 - 40mg/kg/ngày. Kết hợp với hồi sức tích cực, chuẩn bị cho can thiệp ngoại khoa bằng cácdịch truyền ngọt, mặn, điện giải, albumin, huyết tương, truyền máu. Các biện pháp điều trị phối hợp: - Chống đau bụng, rát hậu môn: chườm nóng bụng, ngâm nóng vào bônước ấm 30 phút. Dùng viên Belladone 5mg 1 - 2 viên mỗi lần, 1 - 2 lần/ngày. Nếu cần, tiêm Atropine ¼ mg (0,25 mg) dưới da or dùng Belladone đạn đặthậu môn. Có thể kết hợp với Seduxen 5mg 1 - 2 viên/ngày. Chế độ ăn: ăn nhẹ, dễ tiêu, không kích thích đại tràng trong 1-2 ngày đầu,sau đó trở lại chế độ ăn gần như bình thường, thêm Vitamin nhóm B, C. Dự phòng: - Cần có biện pháp điều trị bệnh nhân, điều trị người lành mang amíp. - Khi xảy ra bệnh lỵ, bệnh ỉa chảy ở một nơi nào đó, cần sớm chẩn đoánlabô, đồng thời điều tra nguồn bệnh, phương thức lây truyền … để sớm chốngbệnh. - Tiến hành các biện pháp vệ sinh, phòng bệnh như bảo vệ nguồn nướcuống công cộng, chống ô nhiễm phân, rác rưởi, lọc nước qua cát và qua bình lọcđể loại trừ được bào nang, bảo vệ thức ăn, chống ô nhiễm ruồi nhặng từ gốc. Giáodục giữ vệ sinh công cộng và cá nhân, ăn sạch, ở sạch … xây dựng nếp sống vănminh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH AMÍP (Kỳ 3) BỆNH AMÍP (Kỳ 3) CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐẶC HIỆU VÀ CÁCH DÙNG: Đến nay, chúng ta đã có thuốc diệt amíp minuta (ở lòng ruột) và amípHistolytica (tại các mô). Các thuốc mới rất ít độc, dẫn xuất của Metronidazole, đãcho phép ngừng sử dụng dẫn chất của Asen và ít dùng các dẫn chất của Iốt hoặcÉmétine. Các thuốc diệt amíp minuta (ở lòng ruột): Mixiode: Tên khác: Yatren, Chiniofon. Viên 0,25g. (Có 25 - 26% iốt). Cách dùng: uống, thụt hoặc xen kẽ. Liều dùng: uống 1,5 - 2 g/ngày, chia 2 - 3 lần trong 7 ngày, nghỉ 7 ngàydùng tiếp 1 đến 2 đợt nữa. Thuốc gây đầy bụng, ỉa lỏng, rất ít độc với gan. Direxiode: Tên khác: Diiodoquine. Viên 0,2g chứa 63,9% iốt. Liều dùng: 5 - 10 viên chia 2 lần/ngày trong 20 ngày. Tác dụng hơn hẳn Mixiode. Các thuốc diệt amíp tại mô (trong niêm mạc ruột, tại các tạng gan, phổi,não …) Émétine Chlohydrate: Ống 3 - 4 cg Émetine. Cách dùng: tiêm dưới da hay bắp thịt. Liều dùng: 1cg/1kg cân nặng cho tổng liều điều trị. Thường dùng cho người lớn 1 ống 4cg, TB trong 5 - 7 ngày, không quá 10ngày trong 1 đợt. Nếu cần dùng thêm, quãng cách giữa 2 đợt phải 45 ngày vìÉmetine thải ra rất chậm, tích lũy trong cơ tim, gan. Không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi. Liều TE 1mg/kg/ngày. Tai biến nhiễm độc nhiều. Déhydro Émétine: là thuốc tổng hợp dạng tiêm. Ống 6 cg, có thể dùng 2 cg/kg cơ thể cho một đợt điều trị. Giảm độc 2 lần so với Émétine, tác dụng gấp 2 lần. Quãng cách giữa 2 đợt: 15 - 20 ngày. Dạng uống: 1 viên 1 cg nhưng chưa chứng minh được tác dụng như trên. Tai biến như Émétine Chlorhydrate. Thận trọng với bệnh nhân có tổn thương cơ tim, thận, phụ nữ mang thaihoặc TE. Chloquine diphosphate: Tên khác: Nivaquine, Délagil. Viên 0,25g Chloroquine. Có chỉ định trong thể gan, phổi (tập trung cao độ ở gan). Không có chỉ định trong thể amíp ruột. Liều dùng 1g chia 2 lần/ngày, trong 2 ngày đầu. 0,5g tiếp hàng ngày trong 2- 3 tuần lễ. Dùng lâu dài có thể gây buồn nôn, nôn, nhức đầu, ù tai, rối loạn thị lực,điều tiết mắt, viêm dạ dày. Khi đó, giảm liều hoặc ngừng. Ngày nay không còndùng. Các thuốc diệt cả 2 thể amíp tại lòng ruột và các mô: Metronidazole: Tên khác: Flagyl, Klion. Viên 0,25g Liều dùng cho người lớn: 1 - 1,5 g/ngày, chia 2 - 3 lần, trong 5 - 7 ngày (lỵamíp), trong 7 - 10 ngày (bệnh amíp gan). Nếu cần, dùng đợt 2 sau 15 ngày. Ảnh hưởng và tai biến: gây nôn khi bệnh nhân dùng rượu trong đợt điều trị. Có khả năng gây quái thai, nên cân nhắc cách dùng với phụ nữ mang thaitrong 3 tháng đầu. Secnidazole: Tên khác: Flagentyl. Viên 0,5g. Liều dùng: 3 viên/ngày, chia 3 lần trong 4 - 5 ngày. Tác dụng ngang Métronidazole dùng trong 5 - 7 ngày. Tinidazol: Tên khác: Fasigyne. Viên 0,5g. Liều dùng: 3 viên/ngày, chia 3 lần trong 4 - 5 ngày. Tác dụng như Métronidazole. Ghi chú: Đối với lỵ nặng tối cấp, cần phối hợp điều trị đặc hiệu mạnh bằngDéhydro Émétine + Metronidazol, với điều trị kháng sinh phổ rộng liều cao (tốtnhất chống vi khuẩn phát hiện được bằng kháng sinh đồ), nhỏ giọt tĩnh mạch. Ví dụ: Ampicilline 100mg/kg/ngày hoặc Tetracycline 30 - 40mg/kg/ngày. Kết hợp với hồi sức tích cực, chuẩn bị cho can thiệp ngoại khoa bằng cácdịch truyền ngọt, mặn, điện giải, albumin, huyết tương, truyền máu. Các biện pháp điều trị phối hợp: - Chống đau bụng, rát hậu môn: chườm nóng bụng, ngâm nóng vào bônước ấm 30 phút. Dùng viên Belladone 5mg 1 - 2 viên mỗi lần, 1 - 2 lần/ngày. Nếu cần, tiêm Atropine ¼ mg (0,25 mg) dưới da or dùng Belladone đạn đặthậu môn. Có thể kết hợp với Seduxen 5mg 1 - 2 viên/ngày. Chế độ ăn: ăn nhẹ, dễ tiêu, không kích thích đại tràng trong 1-2 ngày đầu,sau đó trở lại chế độ ăn gần như bình thường, thêm Vitamin nhóm B, C. Dự phòng: - Cần có biện pháp điều trị bệnh nhân, điều trị người lành mang amíp. - Khi xảy ra bệnh lỵ, bệnh ỉa chảy ở một nơi nào đó, cần sớm chẩn đoánlabô, đồng thời điều tra nguồn bệnh, phương thức lây truyền … để sớm chốngbệnh. - Tiến hành các biện pháp vệ sinh, phòng bệnh như bảo vệ nguồn nướcuống công cộng, chống ô nhiễm phân, rác rưởi, lọc nước qua cát và qua bình lọcđể loại trừ được bào nang, bảo vệ thức ăn, chống ô nhiễm ruồi nhặng từ gốc. Giáodục giữ vệ sinh công cộng và cá nhân, ăn sạch, ở sạch … xây dựng nếp sống vănminh.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bệnh amíp bệnh học nội khoa bệnh truyền nhiễm cách phòng trị bệnh bài giảng bệnh truyền nhiễm lỵ ở đại tràng abcès ganTài liệu liên quan:
-
7 trang 193 0 0
-
Tài liệu học tập Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền
1503 trang 151 5 0 -
Đề cương ôn thi hết học phần: Bệnh nội khoa thú y 1
36 trang 116 0 0 -
88 trang 88 0 0
-
Bài giảng Nhiễm HIV: Điều gì bác sỹ đa khoa cần biết? - Howard Libman, M.D
48 trang 82 0 0 -
7 trang 76 0 0
-
5 trang 68 1 0
-
Giáo trình Điều trị học nội khoa: Phần 1 - NXB Quân đội Nhân dân
385 trang 63 0 0 -
Điều trị học nội khoa - châu ngọc hoa
403 trang 60 0 0 -
143 trang 54 0 0