Danh mục

Bệnh Celiac (Kỳ 2)

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 220.79 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sửa soạn cho việc khám bệnh Bác sĩ gia đình có thể giới thiệu bạn đến một chuyên viên về bệnh tiêu hóa (gastroenterologist) để thử nghiệm và chữa trị. Hãy sửa soạn những câu hỏi, những điều cần thiết về việc chẩn bệnh, chữa trị trước khi đi khám bệnh:• Hỏi về những điều cần làm để sửa soạn cho việc thử nghiệm: Đừng tự kiêng khem trước khi khám bệnh vì các dấu hiệu có thể biến mất khiến việc chẩn đoán trở nên khó khăn.• Ghi chép các chi tiết về triệu chứng của mình, bất...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh Celiac (Kỳ 2) Bệnh Celiac (Kỳ 2) Bác sĩ Trần Lý Lê Sửa soạn cho việc khám bệnh Bác sĩ gia đình có thể giới thiệu bạn đến một chuyên viên về bệnh tiêu hóa(gastroenterologist) để thử nghiệm và chữa trị. Hãy sửa soạn những câu hỏi, nhữngđiều cần thiết về việc chẩn bệnh, chữa trị trước khi đi khám bệnh: • Hỏi về những điều cần làm để sửa soạn cho việc thử nghiệm: Đừng tựkiêng khem trước khi khám bệnh vì các dấu hiệu có thể biến mất khiến việc chẩnđoán trở nên khó khăn. • Ghi chép các chi tiết về triệu chứng của mình, bất kể các triệu chứng kiacó liên quan đến tiêu hóa hay không. • Ghi chép những dữ kiện cá nhân kể cả áp lực, các thay đổi trong đời sống. • Lập danh sách các món thuốc đang dùng kể cả sinh tố, thực phẩm phụ,các món mua tự do không cần toa bác sĩ. • Ghi chép những câu muốn hỏi. Một số điều nên hỏi như: • Nguyên nhân nào gây các triệu chứng tôi gặp? • Có nguyên nhân nào khác không? • Tôi sẽ cần loại thử nghiệm nào? Tôi có cần sửa soạn gì cho các loại thửnghiệm này không? • Thử máu là đủ hay tôi sẽ cần đi nội soi? • Căn bệnh của tôi cấp thời hay sẽ mãn tính? • Bệnh celiac chữa trị ra sao? • Có cách chữa trị nào cho căn bệnh này không? • Làm thế nào để tôi biết thức ăn nào chứa gluten? Tôi có cần gặp chuyênviên về dinh dưỡng không? • Tôi có thể ăn loại thực phẩm nào? • Có sách vở nào để tôi đọc và tìm hiểu thêm về bệnh trạng? • Nếu tôi bị bệnh celiac, có cần thử nghiệm để tìm tiểu đường, nhiễu tuyếngiáp trạng hay viêm ruột già không? Bác sĩ sẽ muốn biết những điều gì? Khi lập bệnh sử, bác sĩ có thể hỏi những câu sau đây: • Triệu chứng bắt đầu từ khi nào? • Các triệu chứng này xuất hiện liên tục hay thỉnh thoảng, lúc có lúc không? • Triệu chứng nặng / nhẹ ra sao? • Có thể làm gì để giảm triệu chứng kể trên? Tiết giảm thức ăn nào thì cảmthấy dễ chịu hơn? • Khi làm gì thì triệu chứng nặng hơn? Loại thức ăn nào khiến triệu chứnggia tăng? • Trong gia đình có ai bị bệnh celiac không? • Có bị chứng bệnh tự đề kháng nào không (autoimmune disease)? • Trong gia đình có ai bị bệnh tự đề kháng không? • Đã chịu giải phẫu ở bụng bao giờ chưa? • Đã bị chứng bệnh liên quan đến tụy tạng bao giờ chưa, chẳng hạn nhưviêm tụy tạng? • Đã bị chứng da nổi ngứa với những bong bóng bao giờ chưa? • Đã bị thiếu máu bao giờ chưa và cần dùng thêm sắt? Thử nghiệm và chẩn đoán Hiện nay ta có một số thử nghiệm máu giúp chẩn đoán bệnh celiac ở nhữngngười bị bệnh nhẹ (triệu chứng nhẹ) và cả những người chưa có triệu chứng nào. Người bị celiac có một số kháng thể trong máu như anti-gliadin, anti-endomysium và anti-tissue transglutaminase. Kháng thể (antibody) là một loạiprotein đặc biệt do hệ đề kháng của cơ thể tạo thành để hủy diệt vật lạ xâm nhậpvào cơ thể. Trong cơ thể người bị celiac, hệ đề kháng xem gluten là vật lạ nêntạo kháng thể để chống lại gluten. Thử máu để tìm kiếm và đo lường mức kháng thể kể trên và kết quả giúpbác sĩ chẩn đoán bệnh tật. Để khẳng định căn bệnh, bác sĩ có thể cần làm nội soi(endoscopy) và trích mô, xem xét mức hư hại của villi trong màng ruột non. Việc thử dùng cách ăn uống tránh gluten có thể giúp xác định căn bệnh; tuynhiên không nên thử cách ăn uống này trước khi đi khám bệnh. Ngưng dùng thựcphẩm chứa gluten có thể thay đổi kết quả thử máu và sinh thiết; do đó, bác sĩ khólòng chẩn bệnh một cách chính xác. Trị liệu Bệnh celiac không có cách chữa trị nào hữu hiệu hơn việc ngưng ăn uốngthực phẩm chứa gluten. Khi ngưng gluten, phản ứng viêm tại màng ruột non sẽngưng, và trong vòng nhiều tuần lễ, triệu chứng sẽ tiết giảm và ngừng hẳn. Nếu bịsuy dinh dưỡng, bạn sẽ cần dùng thêm sinh tố và khoáng chất theo lời chỉ dẫn củabác sĩ và chuyên viên dinh dưỡng. Màng ruột non sẽ hồi phục, villi sẽ mọc trở lạisau nhiều tháng. Người trẻ tuổi phục hồi nhanh hơn so với người lớn tuổi (ở tuổivàng, sự phục hồi có thể cần 2-3 năm). Nguyên tắc chính là tránh gluten Để duy trì sức khỏe và ngăn biến chứng, bạn cần tránh hẳn gluten. Mộtlượng gluten cũng đủ tạo triệu chứng và biến chứng; do đó tránh tất cả thực phẩmchứa hoặc chế tạo bởi hạt ngũ cốc như wheat, barley và rye. Tránh tất cả mọi loạiwheat kể cả farina, graham flour, semolina và durum, barley, rye, bulgur, Kamut,kasha, matzo meal, spelt và triticale. Amaranth, buckwheat và quinoa là những món không chứa gluten, nhưngcó thể bị tạp nhiễm bởi các loại hạt khác khi thu hái hoặc chế biến tại xưởng máy.Vì vậy, nên đọc nhãn hiệu có nhan đề rõ ràng như gluten-free hoặcmanufactured in a gluten-fr ...

Tài liệu được xem nhiều: