Giun móc hút máu ở tá tràng và tiết ra độc tố ức chế cơ quan tạo máu, dẫn đến thiếu máu kéo dài. Ký sinh trùng này xâm nhập cơ thể qua da. Trứng giun móc theo phân ra đất, gặp điều kiện thuận lợi về nhiệt độ, độ ẩm và loại đất sẽ nở thành ấu trùng, sống ở đất nhiều tuần lễ. Gặp người, ấu trùng chui qua da, thường ở mu bàn chân, kẽ ngón chân, gây ra những nốt mẩn đỏ, ngứa, có khi bị viêm thành nốt mọng nước. Triệu chứng này diễn biến...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh giun móc gây thiếu máu nặng Bệnh giun móc gây thiếu máu nặngGiun móc hút máu ở tá tràng và tiết ra độc tố ức chế cơquan tạo máu, dẫn đến thiếu máu kéo dài. Ký sinh trùng nàyxâm nhập cơ thể qua da.Trứng giun móc theo phân ra đất, gặp điều kiện thuận lợi vềnhiệt độ, độ ẩm và loại đất sẽ nở thành ấu trùng, sống ở đấtnhiều tuần lễ. Gặp người, ấu trùng chui qua da, thường ở mu bànchân, kẽ ngón chân, gây ra những nốt mẩn đỏ, ngứa, có khi bịviêm thành nốt mọng nước. Triệu chứng này diễn biến 3-4 ngàyrồi tự hết. Ấu trùng qua da vào bạch huyết và máu rồi lên phổi,chui vào phế nang, di động lên phế quản và hầu họng rồi đượcnuốt vào ruột non. Khi ấu trùng lên phổi, bệnh nhân thường cósốt nhẹ hoặc khi sốt khi không.Thời gian từ khi ấu trùng vào cơ thể đến lúc thành giun trưởngthành gây bệnh là khoảng 6-7 tuần. Giun ký sinh ở tá tràng, ruộtnon, gây nên những cơn đau ở vùng thượng vị, kèm theo cảmgiác cồn cào, đầy bụng, buồn nôn. Giun móc hút máu ở tá tràng,ngoài ra nó còn tiết ra độc tố gây ức chế cơ quan tạo máu, gâychứng thiếu máu kéo dài, lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng thiếusắt, thiếu máu nhược sắc. Bệnh nhân bị giảm protein máu kèmtheo rối loạn tim mạch: da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, mạchthường nhanh, chóng mặt khó thở, kèm theo phù nhẹ ở mặt vàchi.Cần điều trị giun kết hợp với điều trị thiếu máu. Loại thuốc vàliều điều trị giống như với giun đũa: levammisol, mebendazol,albendazol... Thuốc didakên chỉ dùng cho người lớn và trẻ em từ16 tuổi trở lên, liều dùng 0,1 ml/kg (không quá 4 ml), uống vàolúc sáng sớm lúc đói, cứ 5 phút uống 1 ml, sau khi uống lần cuốicùng thì dùng thêm một liều thuốc tẩy muối.Để phòng bệnh, cần quản lý và xử lý nguồn phân bảo đảm vệsinh, làm sạch ngoại cảnh, diệt ấu trùng bằng cách rắc vôi bột ởnhững nơi ô nhiễm nặng (quanh hố xí, vườn rau...). Tránh ấutrùng nhiễm vào người bằng cách hạn chế tiếp xúc với đất. Đốivới người lao động có nguy cơ cao ô nhiễm giun móc (làm việcdưới hầm lò, hay tiếp xúc với phân đất...), cần có phương tiệnbảo vệ: đi ủng, đeo găng tay cao su.