Danh mục

BỆNH HỌC NỘI KHOA part 2

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 334.40 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

- Dày thất phải: RVI + SV5 - tham, R/s (ở Vl) 6.3. Tâm thanh đồ Xác định các tiếng tim trên lâm sàng. 6.4. Siêu âm tim: 2D - TM - Doppler. Phương pháp này nhạy cảm và đặc hiệu nhất để chẩn đoán bệnh. - Lá trước mất hình M, lá sau di chuyển về trước, 2 lá van song song thì tâm trương. - Độ dốc EF giảm. - Lá trước mở có dạng phình gối. - Dày lá van và hệ dây chằng dưới van. - Đo được diện tích lỗ van 2 lá, kích thước...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH HỌC NỘI KHOA part 2 - Dày thất phải: RVI + SV5 >- tham, R/s (ở Vl)6.3. Tâm thanh đồ Xác định các tiếng tim trên lâm sàng.6.4. Siêu âm tim: 2D - TM - Doppler. Phương pháp này nhạy cảm và đặc hiệu nhất để chẩn đoán bệnh. - Lá trước mất hình M, lá sau di chuyển về trước, 2 lá van song song thì tâmtrương. - Độ dốc EF giảm. - Lá trước mở có dạng phình gối. - Dày lá van và hệ dây chằng dưới van. - Đo được diện tích lỗ van 2 lá, kích thước các buồng tim. - Đo áp lực mạch phổi thì tâm thu. - Phát hiện huyết khối trong tâm nhĩ trái.6.5. Thông tim - Đo áp lực buồng như trái tăng, áp lực mao mạch phổi, động mạch phổi, thấtphải, như phải tăng.7. CHẨN ĐOÁN7.1. Chẩn đoán xác định7.1.1. Lâm sàng: các triệu chứng điển hình. - Nghe tim: T1 đanh, gọn, rung tâm trương. Về mặt lâm sàng ở tuyến cơ sở có thể dựa vào tiếng rung tâm trương và T1 đanh.Khi có hai dấu hiệu này có thể chẩn đoán gần như chắc chắn hẹp van 2 lá. Đây là triệuchứng phổ biến, dễ phát hiện.7.1.2. Cận lâm sàng: ECG + Xquang + siêu âm, trong đó siêu âm là phương phápchẩn đoán có giá trị nhất.7.2. Chẩn đoán phân biệt7.2.1. U nhầy nhĩ trái: lâm sàng giống hẹp van 2 lá, tuy nhiên tiếng rung tâm trươngthay đổi theo tư thế người bệnh, không có T1 đanh. Chẩn đoán xác định dựa vào siêuâm.7.2.2. Cuồng giáp: tăng trương lực thần kinh với nhịp tim nhanh, cung lượng tim tăngcao có thể làm giả triệu chứng hẹp 2 lá. Hình thái lâm sàng và siêu âm cho phép chẩnđoán.7.2.3. Nhĩ trái 2 buồng (nhĩ trái lớn) và thông trên nhĩ lỗ lớn (làm giãn động mạch 19phổi): giống hẹp van hai lá trên X quang: chẩn đoán dựa vào siêu âm Doppler, thôngtim, chụp buồng tim.7.2.4. Tiếng rung Flint trong hở van động mạch chủ. Không có T1 đanh, nghe rungtâm trương ngắn hơn.7.3. Chẩn đoán mức độ hẹp Dựa vào:7.3.1. Lâm sàng: có hay không có hội chứng gắng sức.7.3.2. Siêu âm: dốc tâm trương < 15mm/s là hẹp khít. - Trên siêu âm 2D cho phép đo diện tích lỗ van 2 lá, nếu < 1 cm2 là hẹp khít cầnphải can thiệp phẫu thuật. - Trên Doppler đánh giá mức độ hẹp dựa vào độ chèn ép thông qua đo thời giannửa đỉnh (Sm < 1 cm2 nếu T1/2 > 220 m/s). - Thăm dò huyết động: cho phép tính được áp lực mao mạch phổi, động mạchphổi, phân định được kiểu tăng áp lực động mạch phổi.7.4. Chẩn đoán thể7.4.1. Hẹp 2 lá đơn thuần - Thể phù phổi (hẹp 2 lá khít < 1 cm2). Triệu chứng nổi bật ở phổi: khó thở, ho ramáu. - Thể hẹp 2 lá nhẹ (diện tích > 2cm2): không có triệu chứng cơ năng. - Thể hẹp 2 lá câm: không có triệu chứng trên lâm sàng. Chẩn đoán bằng điệntâm đồ, siêu âm tim.7.4.2. Hẹp 2 lá phối hợp - Hở van 2 lá: thêm vào triệu chứng của hẹp van 2 lá là nghe tiếng thổi tâm thu ởmỏm cường độ mạnh, lan theo đường nách ra sau lưng. Nếu hở là chủ yếu thì tiếng thổi tâm thu nghe to, lan rõ ra sau lưng, có dấu hiệugiãn và dày thất trái - nếu hở là thứ yếu thì tiếng thổi tâm thu cường độ nhẹ, ít hoặckhông lan có T1 đanh, rung tâm trương lớn. - Hở van động mạch chủ: có thêm tiếng thổi tâm trương ở ổ ecbotkin, ngoài ra cóhội chứng ngoại vi. - Hẹp van động mạch chủ: tiếng thổi tâm thu ở ổ van động mạch chủ lan sangphải, có rung mếu tâm thu. T2 mờ. - Hở van 3 lá cơ năng: nghe tiếng thổi tâm thu ở sụn sườn VI cạnh mũi ức haibên, cường độ tăng khi hít vào, gan đập. - Bệnh tim bẩm sinh: hẹp 2 lá + thông liên nhỏ gọi là hội chứng Lutembacher, có20thêm tiếng thổi tâm thu ở liên sườn II bên trái.7.5. Chẩn đoán giai đoạn hẹp7.5.1. Theo phân loại của Mỹ dựa vào triệu chứng cơ năng - Giai đoạn I: không có khó thở - Giai đoạn II: khó thở khi gắng sức - Giai đoạn III: khó thở khi làm việc nhẹ - Giai đoạn IV: khó thở khi nghỉ ngơi7.5.2. Phân loại theo Liên Xô (cũ) phân làm 5 giai đoạn dựa vào cả cận lâm sàng - Giai đoạn I: không khó thở, tim không to, ECG bình thường - Giai đoạn II: khó thở khi gắng sức, ho khạc máu, nhĩ trái to, phổi mờ, ECG códày nhĩ trái. - Giai đoạn III: khó thở nhiều hơn, ho khạc ra máu, gan to, nhĩ trái thất phải to,ECG có dày thất phải. - Giai đoạn IV: suy tim rõ hơn, phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi rõ, điều trị còn hồiphục. - Giai đoạn V: suy tim không hồi phục7.6. Chẩn đoán biến chứng7.6.1. Rối loạn nhịp nhĩ như Rung nhĩ, cuồng động nhĩ, ngoại tâm thu nhĩ. Sự xuất hiện của rung nhĩ gây hậuquả xấu dễ hình thành cục máu đông trong tim.7.6.2. Suy tim phải - Hay xảy ra cơn hen tim, phù phổi cấp ở hẹp van 2 lá khít. - Hội chứng suy tim phải tiến triển không thể tránh khỏi.7.6.3. Tắc mạch - Cục máu đông được hình thành ở nhĩ trái làm tắc mạch não, thận, chi. - Cục máu đông hình thành ở tĩnh mạch chủ dưới gây tắc mạch phổi.7.6.4. Nhiễm trùng - Viêm phế quản - phổi do vi trùng, viêm phổi, áp xe phổi. - Viêm nội tâm mạc bán cấp (Osler).7.6.5. Một số thể lâm sàng đặc biệt - Thai sản: người bệnh hẹp van hai lá có thai sẽ làm nặng thêm tình trạng huyếtđộng do tăng cung lượng tim và thể tích máu khi mang thai. Do đó người bệnh có 21nguy cơ cao bị phù phổi cấp. - Tái hẹp van: sau khi mổ tách van hai lá kín. Nguyên nhân có thể là do dai dẳngquá trình thấp tim hoặc là tái bị thấp tim. Thông thường kèm theo hở hai lá (do phẫuthuật).8. ĐIỀU TRỊ8.1. Nội khoa Tránh lao động nặng, tìm nghề thích hợp không đòi hỏi hoạt động thể lực nhiều.8.1.1. Khi có hội chứng gắng sức thì phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trên, có thể canthiệp ngoại khoa cho người bệnh trong lúc chờ đợi, ở tuyến cơ sở có thể cho bệnhnhân dùng lợi tiểu như: Furosemid 40mg x l-2viên/ngày. Thuốc giãn mạch Nitrat như Risordan 10 80 mg/ngày. Thuốc trợ tim hay được dùng khi bệnh nhân có rung nhĩ với tần số thất nhanh.8.1.2. Phòng ngừa thấp ti ...

Tài liệu được xem nhiều: