Danh mục

BỆNH HỌC NỘI KHOA part 3

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 353.35 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

* Chống chỉ định: - Bệnh nhân lớn tuổi 50 tuổi. - Chưa có rối loạn cơ năng. - Phối hợp với hở van động mạch chủ rõ. - Suy tim - Tắc động mạch vành. * Các trường hợp: - Phối hợp với hẹp van 2 lá. - Nhiễm vôi các van không phải là những trường hợp chống chỉ định. 8. PHÒNG BỆNH - Ở tuyến cơ sở việc quan trọng nhất đặt ra là phát hiện bệnh sớm để có hướng điều trị. - Phòng thấp tim: đặc biệt ở người trẻ tuổi có tiền sử...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH HỌC NỘI KHOA part 3 * Chống chỉ định: - Bệnh nhân lớn tuổi > 50 tuổi. - Chưa có rối loạn cơ năng. - Phối hợp với hở van động mạch chủ rõ. - Suy tim - Tắc động mạch vành. * Các trường hợp: - Phối hợp với hẹp van 2 lá. - Nhiễm vôi các van không phải là những trường hợp chống chỉ định.8. PHÒNG BỆNH - Ở tuyến cơ sở việc quan trọng nhất đặt ra là phát hiện bệnh sớm để có hướngđiều trị. - Phòng thấp tim: đặc biệt ở người trẻ tuổi có tiền sử thấp rõ. Dùng Penicillinchậm 2.400.000 UI/1 tháng. - Điều trị triệt để viêm họng liên cầu. - Phải có chế độ ăn uống, sinh hoạt, theo dõi rất sát để đề phòng các biến chứngnhư suy tim trái, Osler... 39 ĐIỀU TRỊ SUY TIM1. NHẮC LẠI PHẦN CHẨN ĐOÁN Muốn chẩn đoán được một bệnh nhân suy tim thông thường người ta dựa vào:lâm sàng - Xquang - Điện tâm đồ - Siêu âm và một số thăm dò phụ trợ khác, nhưngthông thường ở tuyến cơ sở chủ yếu dựa vào lâm sàng. Để dễ dàng nhớ lại chúng tôinhắc lại những triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng chính theo cách phân loại mà đãnói ở phần trước. - Suy tim phải: + Triệu chứng cơ năng đầu tiên là khó thở với tính chất khó thở từ từ tăng dầnkhông có những cơn kịch phát, tuỳ theo giai đoạn mà khó thở có thể nhiều hoặc ít. + Triệu chứng cơ năng tiếp theo là phù với tính chất phù tim nghĩa là phù ở chântrước, phù tím ấn lõm, phù buổi chiều nhiều hơn buổi sáng, ăn nhạt có bớt phù. + Triệu chứng thực thể tại tim: diện đục tương đối của tim to về bên phải, có dấuhiệu Harzer, nghe thấy tiếng thổi tâm thu do hở van ba lá cơ năng. + Triệu chứng ở ngoại vi: huyết áp tối đa bình thường huyết áp tối thiểu tăng. Gan to với tính chất gan tim: bờ tù, mặt nhẵn, phản hồi gan - tĩnh mạch cổ (+). + Triệu chứng XQ: tim phải to đẩy mỏm tim lên cao và sang trái, phổi ứ huyết. + Điện tâm đồ: trục điện tim lệch phải, dày thất phải. - Suy tim trái: + Triệu chứng cơ năng cũng là khó thở nhưng thường là khó thở từng cơn xuấthiện sau gắng sức hoặc nửa đêm về sáng. + Triệu chứng thứ hai là ho và ho ra máu trong cơn hen tim và phù phổi cấp. + Triệu chứng thực thể tại tim: tim to về bên trái, có thể có tiếng ngựa phi trái,nghe thấy tiếng thổi tâm thu do hở van hai lá cơ năng. + Ngoại vi: huyết áp tối đa giảm, huyết áp tối thiểu bình thường. + Xquang: tim to chủ yếu bên trái đẩy mỏm tim chúc xuống, phổi ứ huyết chủyếu là vùng rốn phổi. + Điện tâm đồ: trục điện tim lệch trái - dày thất trái. - Suy tim toàn bộ: có thể nói đây là bản bệnh án tổng hợp của cả suy tim phải vàsuy tim trái nhưng để dễ nhớ chúng tôi tập hợp thành năm triệu chứng chính. + Một là: khó thở thường xuyên với tính chất khó thở của suy tim. Mức độ khóthở phụ thuộc vào mức độ suy tim.40 + Hai là: tim to toàn bộ trên cả lâm sàng và X quang. + Ba là: gan to với tính chất gan to do ứ máu, mức độ cũng phụ thuộc vào mứcđộ suy tim. + Bốn là: phù với tính chất của phù tim. + Năm là: ứ trệ tiểu tuần hoàn thể hiện trên lâm sàng là ran ẩm ở phổi và Xquang là phổi ứ huyết. Trên đây chúng tôi đã nhắc lại những triệu chứng chính trên lâm sàng.và cận lâmsàng giúp ích cho chẩn đoán để điều trị có hiệu quả.2. PHÂN GIẢI ĐOẠN SUY TIM THEO NYHA Cho đến nay có rất nhiều cách phân giai đoạn suy tim nhưng theo chúng tôi phânloại NYHA là cách đơn giản dễ nhớ dễ sắp xếp từ đó sẽ thống nhất để giúp cho côngtác điều tra quản lý và điều trị tất hơn. NYHA phân suy tim làm 4 giai đoạn. - Giai đoạn 1 là giai đoạn suy tim tiềm tàng nghĩa là không rõ rệt, triệu chứng chỉxuất hiện khi gắng sức mà triệu chứng hay được kể đến nhất là khó thở, nghĩa là khóthở chỉ xuất hiện khi bệnh nhân gắng sức cho dù đó là suy tim phải hay suy tim trái. - Giai đoạn 2 là giai đoạn suy tim rõ rệt nhưng không toàn bộ, nghĩa là tác nhânđánh vào tim nào trước thì biểu hiện của suy tim đó rõ rệt còn tâm thất kia bìnhthường, ví dụ hẹp van hai lá mới chỉ biểu hiện suy tim phải. - Giai đoạn 3 là giai đoạn suy tim toàn bộ cho dù chỉ có tác nhân đánh vào mộttâm thất, ví dụ hẹp van hai lá đã có suy tim toàn bộ nhưng khi điều trị suy tim đúng thìsuy tim hồi phục. - Giai đoạn 4: là giai đoạn suy tim toàn bộ điều trị không hồi phục. Với cách phân giai đoạn như trên chúng ta thấy khi nói đến giai đoạn nào của suytim thì ta liền hiểu ngay người bệnh đang ở trong tình trạng như thế nào và có thái độxử trí đúng mức.3. ĐIỀU TRỊ SUY TIM3.1. Những nguyên tắc chung Làm tăng cung lượng tim bằng thuốc trợ tim hoặc những thuốc có tác dụng làmtăng cung lượng tim. Làm giảm ứ trệ tuần hoàn bằng ăn nhạt, lợi tiểu, kiểm soát lượng nước đưa vàocơ thể.3.2. Những biện pháp chung Là những biện pháp có thể áp dụng cho suy tim do bất cứ nguyên nhân nào, ở bấtcứ giai đoạn nào, có chă ...

Tài liệu được xem nhiều: