Danh mục

BỆNH HỌC NỘI KHOA part 4

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 342.11 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 15,000 VND Tải xuống file đầy đủ (20 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

- IgE trong máu tăng. 4. PHÂN LOẠI HEN PHẾ QUẢN 4.1. Hen ngoại sinh (hen dị ứng) có đặc điểm - Bệnh xảy ra ở trẻ em và người trẻ. - Có tiền sử gia đình. - Tiền sử bản thân có mắc bệnh dị ứng (chàm...). - Cơn hen có liên quan với dị nguyên đặc hiệu. - Test da: dương tính. - IgE trong máu tăng. - Điều trị bằng giải mẫn cảm có hiệu quả. - Tiên lượng tốt, ít tử vong. 4.2. Hen nội sinh (hen nhiễm khuẩn) có đặc điểm - Bệnh xảy ra...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH HỌC NỘI KHOA part 4 - IgE trong máu tăng. 4. PHÂN LOẠI HEN PHẾ QUẢN 4.1. Hen ngoại sinh (hen dị ứng) có đặc điểm - Bệnh xảy ra ở trẻ em và người trẻ. - Có tiền sử gia đình. - Tiền sử bản thân có mắc bệnh dị ứng (chàm...). - Cơn hen có liên quan với dị nguyên đặc hiệu. - Test da: dương tính. - IgE trong máu tăng. - Điều trị bằng giải mẫn cảm có hiệu quả. - Tiên lượng tốt, ít tử vong. 4.2. Hen nội sinh (hen nhiễm khuẩn) có đặc điểm - Bệnh xảy ra ở người lớn thường trên 35 tuổi. - Không có tiền sử gia đình. - Tiền sử bản thân không mắc bệnh dị ứng. - Cơn hen liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp. - Test da: âm tính. - Điều trị bằng giải mẫn cảm không kết quả. - Tiên lượng không tốt hay có biến chứng. 4.3. Phối hợp giữa hen dị ứng và nhiễm khuẩn Bệnh nhân ho kéo dài, khạc đờm đặc. 4.4. Hen ác tính có đặc điểm Cơn hen kéo dài hơn 24 giờ, có suy hô hấp nặng, dùng các thuốc thông thường không có kết quả, có thể tử vong. 4.5. Các thể hen khác - Viêm phế quản mạn thể hen: vừa viêm phế quản mạn, vừa có cơn hen. - Hen do gắng sức. 5. CHẨN ĐOÁN 5.1. Chẩn đoán xác định. Dựa vào: - Cơn hen phế quản. - Cơn hen xảy ra trong những điều kiện giống nhau: ban đêm, khi thay đổi thời 59 tiết. - Chứng kiến được cơn hen. - Thời gian: có các cơn hen xuất hiện trong 2 năm. Như vậy có thể chẩn đoán xác định được cơn hen phế quản từ tuyến cơ sở. 5.2. Chẩn đoán phân biệt - Hen tim: bệnh nhân có cơn khó thở kịch phát, khó thở hai thì, khó thở nhanh, nghe phổi có ran ẩm nhỏ hạt ở đáy phổi lan nhanh lên đỉnh phổi. Chiếu hoặc chụp phổi thấy phổi mờ do ứ huyết. Có thể xảy ra ở người bị bệnh hẹp van 2 lá, tăng huyết áp. - Viêm phế quản mạn đợt cấp: thường ở người lớn tuổi, người già, người có viêm phế quản nặng, có cơn khó thở giống như hen, có biểu hiện nhiễm khuẩn đường hô hấp. - Khối u và polyp khí phế quản: bệnh nhân khó thở liên tục, cò cử. Cần soi phế quản để xác định. - Dị vật phế quản: cần khai thác tiền sử kết hợp soi phế quản để xác định. - Hạch trung thất và khối u trung thất: chèn ép vào khí phế quản gây khó thở, nghe phổi có ran rít. Cần chụp phổi, chụp phế quản để xác định. - Cơn khó thở do gắng sức: nghỉ ngơi sẽ hết. 5.3. Chẩn đoán mức độ 5.3.1. Trước đây - Cơn hen mức độ nhẹ: bệnh nhân khó thở nhẹ, nghe phổi thấy có ran rít lan toả. - Cơn hen mức độ trung bình: bệnh nhân khó thở nhanh, nghe phổi có ran rít rõ, có biểu hiện suy hô hấp nhẹ. PaO2 giảm, PaCO2 tăng. - Cơn hen mức đô nặng: biểu hiện suy hô hấp rõ, rì rào phế nang mất. Tinh thần lú lẫn, mạch đảo ngược. PaO2 giảm nhiều, PaCO2 tăng nhiều, pH máu giảm. 60 5.3.2. Hiện nay (theo Tổ chức Y tế thế giới) Triệu chứng Lưu lượng Dao động lưu Bậ c Triệu chứng về đêm đỉnh lượng đỉnh 1. Nhẹ < 2 lần/ tuần. cách - Không triệu chứng và bình thường các < 2 lần/ tháng ≥ 80% < 20% quãng cơn đột phát. - Các cơn đột phát ngắn. 2. Nhẹ ≥ 2 lần/ tuần. dai dẳng - Các cơn đột phát có thể ảnh hưởng đến ≥ 2 lần/ tháng ≥ 80% 20 - 30% sinh hoạt 3. Trung - Triệu chứng xảy ra hàng ngày. bình dai - Sử dụng thuốc cắt cơn hàng ngày. dẳng - Các cơn đột phát ảnh hưởng đến sinh > 1 lần 1 tuần > 60-80% > 30% hoạt. - Cơn đột phát > 2 lần/ tuần và kéo dài cả ngày. 4. Nặng - Triệu chứng xảy ra liên tục. Thường dai dẳng - Giới hạn hoạt động hàng ngày. ≤ 60% > 30% xuyên - Các cơn đột phát xảy ra thường xuyên. 5.4. Chẩn đoán nguyên nhân Có nhiều nguyên nhân gây hen phế quản nhưng hay gặp là do dị ứng và do nhiễm khuẩn. 5.4.1. Dị ứng: (chiếm 50 - 60%). - Hít phải những chất và mùi gây kích thích như: phấn hoa, bụi nhà, lông da cầm, bụi bông, bụi gỗ, bụi kim loại, xăng dầu, khói thuốc lá, hóa chất, nấm mốc, vi khuẩn... - Thức ăn: tôm, cua, cá, trứng... - Thuốc: Aspirin, penicillin, vacxin... còn gọi hen dị ứng và hen ngoại sinh (Atopi). 5.4.2. Nhiễm khuẩn Nguyên nhân nhiễm khuẩn làm khởi phát cơn hen được nói đến nhiều mặc dù cơ chế còn chưa rõ gồm virus, vi khuẩn, các ổ nhiễm khuẩn mạn tính như: viêm xoang, viêm amydal, đợt nhiễm khuẩn đường hô hấp làm bệnh nặng thêm. 5.4.3. Do yếu tố vật lý Thay đổi thời tiết, nhiệt độ, gió mùa, độ ẩm... 5.4.4. Do gắng sức 61 Sau gắng sức (chạy...) xuất hiện ...

Tài liệu được xem nhiều: