pháp này chỉ dùng khi phương pháp trên không thành công vì nó kém hiệu quả và có thể đưa đến hội chứng Nelson (u tuyến của tuyến yên tăng thể tích sau khi cắt tuyến thượng thận 2 bên). 1.1.3. Các thuốc ức chế tiết cortisol: - Ketoconazol được sử dụng nhiều, có tác dụng trên hầu hết bệnh nhân, ít tác dụng phụ. Liều hiệu quả 400-500 mg/ngày chia 2 lần uống. Thuốc có thể gây độc cho gan nhưng ít khi nặng. - Metyparon 2 g/ngày cùng với Aminoglutethimide 1 g/ngày (uống chia 4 lần). Hai thuốc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh học nội tiết part 8pháp này chỉ dùng khi phương pháp trên không thành công vì nó kém hiệu quả và có thể đưađến hội chứng Nelson (u tuyến của tuyến yên tăng thể tích sau khi cắt tuyến thượng thận 2bên).1.1.3. Các thuốc ức chế tiết cortisol:- Ketoconazol được sử dụng nhiều, có tác dụng trên hầu hết bệnh nhân, ít tác dụng phụ. Liềuhiệu quả 400-500 mg/ngày chia 2 lần uống. Thuốc có thể gây độc cho gan nhưng ít khi nặng.- Metyparon 2 g/ngày cùng với Aminoglutethimide 1 g/ngày (uống chia 4 lần). Hai thuốc nàyđắt, có thể làm rối loạn tiêu hóa và làm tăng ACTH sau khi dùng lâu.- Mitotan 3-6 g/ngày. Đáp ứng chậm sau hàng tuần, hàng tháng; có thể gây buồn nôn, nôn, tiêuchảy, buồn ngủ, mẫn đỏ da, suy thượng thận.- Reserpin, Bromocriptin, Cyproheptadin, Valproat natri trước đây cũng được dùng để ức chếACTH nhưng chỉ một số ít bệnh nhân đáp ứng.1.2. U tiết ACTH lạc chỗ:Điều trị tận gốc là cắt bỏ u, nếu u ác tính và đã di căn xa không thể mổ được thì dùng các thuốckể trên để ngăn sự gia tăng cortisol.1.3. U tuyến thượng thận:Chủ yếu là phẫu thuật. Trường hợp K biểu mô tuyến thượng thận, nếu còn sót lại sau mổ thìdùng Mitotan để ức chế sự tổng hợp cortisol.2. Cường Aldosteron nguyên phát:2.1. U tuyến tiết aldosteron:Cắt bỏ thượng thận 1 bên nơi có u tuyến.Cần điều trị tình trạng hạ kali máu trước phẫu thuật bằng Spironolacton.Tốt hơn là cắt bỏ thượng thận qua nội soi.2.2. Tăng sản thượng thận nguyên phát một bên:Cũng đáp ứng tốt với điều trị phẫu thuật như trường hợp u tuyến.2.3. Cường aldosteron vô căn:Tăng huyết áp không giảm sau điều trị phẫu thuật tuy hạ kali máu có thể cải thiện, do đóphương pháp điều trị thích hợp trong trường hợp này là nội khoa:- Ăn lạt < 100 mEq Na+ mỗi ngày.- Giữ cân nặng l{ tưởng, cữ rượu, tập thể dục đều đặn.- Spironolacton: điều trị tăng huyết áp, liều đầu 200-300 mg/ngày; giảm dần đến 100 mg/ngàykhi huyết áp và kali máu cải thiện.- Amiloride cũng có hiệu quả nếu bệnh nhân không dung nạp Spironolacton. Nếu huyết ápkhông giảm sau khi dùng liều đầy đủ, có thể dùng thêm thuốc ức chế calci, ức chế men chuyểnhoặc lợi tiểu.2.4. Cường aldosteron đáp ứng với corticoid:Glucocorticoid với thay đổi liều từ liều sinh l{ đến liều dược lý có thể kiểm soát được huyết ápvà tình trạng hạ kali. Tuy nhiên Spironolacton cũng có hiệu quả tương tự và về lâu dài an toànhơn glucocorticoid.2.5. K biểu mô thượng thận tiết aldosteron:- Điều trị phẫu thuật. Nếu sau phẫu thuật còn sót lại tổ chức K thì điều trị bằng Mitotan.- Nếu u tiết cortisol có thể dùng Ketoconazol.- Nếu u tiết qúa nhiều aldosteron có thể dùng Spironolacton.3. Cường vỏ thượng thận sinh dục:3.1. K biểu mô thượng thận:Phẫu thuật. Nếu không thực hiện được thì dùng Mitotan.3.2. Tăng sản tuyến thượng thận:Hydrocortison liều gấp 1-1,5 lần lượng hydrocortison tiết ra mỗi ngày (10-13mg) cho mỗi métvuông cơ thể. Hoặc có thể ước lượng 10-26 mg Hydrocortison/ngày; hoặc Dexamethason 0,5-1mg/ngày.Liều được chỉnh theo 17-cetosteroid trong nước tiểu, DHEA trong huyết tương và nồng độ cáctiền chất của cortisol.Nếu có triệu chứng mất muối: Syncortyl 1 mg/kg tiêm bắp hoặc liều duy trì 9α-Fluorohydrocortison 25-50μg/ngày. 42. VIÊM TUYẾN GIÁP1. Đại cương:Viêm tuyến giáp là một nhóm bệnh gây tổn thương tuyến giáp có thể do nhiễm trùng hoặc quátrình viêm xảy ra trên tuyến giáp bình thường. Bệnh cảnh lâm sàng cận lâm sàng, diễn tiến khácnhau tuz theo nguyên nhân gây bệnh. Viêm tuyến giáp xơ hoá có thể diễn tiến rất nặng, viêmtuyến giáp lympho thường dẫn đến suy giáp, viêm tuyến giáp bán cấp luôn luôn lành hẳn.2. Các loại viêm tuyến giáp:2.1. Viêm tuyến giáp cấp:Bệnh ít gặp, xảy ra do nhiễm trùng tuyến giáp, với vi khuẩn như: tụ cầu vàng, liên cầu, E.Coli, vikhuẩn kỵ khí, samonella... có khi với cả BK, với nấm như actinomyces, cá biệt với ký sinh trùngnhư Echinococcus.+ Lâm sàng: Trường hợp do vi trùng thường, gây hội chứng nhiễm trùng, tại giáp có biểu hiệnnhư một abces với nóng, đỏ, sưng, đau, đau có thể lan lên tai, chẩm, hàm.+ Cận lâm sàng:Công thức máu có bạch cầu tăng cao, đa nhân chiếm ưu thế.Siêu âm giáp thấy vùng giảm âm (hypoechogene).Xạ hình giáp thấy vùng không bắt giữ iode.Chọc dò thấy mủ.T3, T4, TSH bình thường.Không có kháng thể.2.2. Viêm tuyến giáp bán cấp (De Quervain hoặc Crile):Nguyên nhân do virus như virus quai bị, Coxsacki, E.C.H.O, adenovirus. Bệnh thường xảy ra trênngười có HLA BW 35.+ Lâm sàng: Thường có triệu chứng cảm cúm trước đó.Chẩn đoán dựa trên các triệu chứng đau từ giáp lan ra, tuyến giáp lớn, ban đầu một bên sau đólan ra toàn giáp, sờ thấy mật độ tuyến giáp chắc, đau, hạch không lớn.Toàn thân có sốt nhẹ, đau cơ, suy nhược. Có 1/2 số trường hợp có biểu hiện nhiễm độc giáp.+ Cận lâm sàng:Hội chứng viêm khi xét nghiệm, với VS tăng, bach cầu bình thường hoặc tăng nhẹ.Xạ hình thấy giảm hoặc mất tập trung iode.Hormon giáp bình thường hoặc tăng nhẹ (phóng thích do mô giáp bị huỷ hoại).TSH bình thường hoặc thấp.Không có kháng thể.+ Tiến triển: Thường lui bệnh tự nhiên sau 6 tuần, có khi lâu lơn. Cũng có trường hợp gặp suygiáp thoáng qua.2.3. Viêm tuyến giáp không đau (viêm tuyến giáp im lặng):Khá thường gặp, nhất là ở phụ nữ sau sinh (5-7% các trường hợp thai nghén).+ Lâm sàng: Bướu giáp chắc, không đau. Dấu nhiễm độc giáp vừa, không có lồi mắt.+ Cận lâm sàng:VS bình thường hoặc tăng nhẹ.Hiện diện kháng thể kháng giáp với chuẩn độ thấp.Hormone giáp tăng, TSH giảm.Xạ hình giáp không bắt giữ iode.+ Tiến triển: Lành tự nhiên sau 2-4 tháng, ít khi chậm hơn. Suy giáp thoáng qua khá thường gặp.Có thể tái phát một nhiễm độc giáp rất lâu sau đó. Bướu giáp có thể tồn tại lâu dài.+ Ghi chú: Viêm tuyến giáp không đau rất giống với viêm tuyến giáp bán cấp, chỉ khác nhautriệu chứng đau, một điểm khác nữa viêm tuyến giáp im lặng là tự miễn bệnh. Lạm dụng idoecó thể gây biểu hiện tương tự, phân biệt dựa vào iode máu, iod ...