Danh mục

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - ÂM DƯƠNG DỊCH

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 141.54 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Là trường hợp chuyển bệnh từ người nam sang người nữ và ngược lại (âm dương dịch). Từ đời nhà Hán (thế kỷ thứ 2) trong sách ‘Thương Hàn Luận’ đã ghi: “Thương hàn âm dương dịch, người bệnh cơ thể nặng nề, hơi thở ngắn, bụng dưới đau hoặc đau rút đến giữa âm đạo, nhiệt bốc lên ngực, đầu nặng, không nhấc lên được, mắt mờ đi, chân, gối co rút, dùng bài Thiêu Côn Tán làm chính”. Về nghĩa của âm dương dịch, các y gia sau này cắt nghĩa không thống nhất. Cách chung có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH HỌC THỰC HÀNH - ÂM DƯƠNG DỊCH BỆNH HỌC THỰC HÀNH ÂM DƯƠNG DỊCH Là trường hợp chuyển bệnh từ n gười nam sang người nữ và ngược lại(âm dương dịch). Từ đời nhà Hán (thế kỷ thứ 2) trong sách ‘Thương Hàn Luận’ đã ghi:“Thương hàn âm dương dịch, người bệnh cơ thể nặng nề, hơi thở ngắn, bụngdướ i đau hoặc đau rút đến giữa âm đạo, nhiệt bốc lên ngực, đầu nặng, khôngnhấc lên được, mắt mờ đ i, chân, gối co rút, dùng bài Thiêu Côn Tán làmchính”. Về nghĩa của âm dương dịch, các y gia sau này cắt nghĩa không thốngnhất. Cách chung có hai cách giả i thích: + Mộ t cho là chứng bệnh nam truyền cho nữ, nữ truyền cho nam, chữdịch ở đây được giả i thích là giao dịch. + Nhóm khác cho rằng đó là chứng nữ lao phục, do sau khi giao hợpthì phát bệnh, do tinh khí b ị hư tổn, nên bệnh sinh ra. Ch ữ d ịch ở đây đượchiểu là biến d ịch. Sách ‘Loạ i Chứng Hoạt Nhân Thư’ dùng bài Quát Lâu Căn Trúc NhựThang, Trúc Bì Thang, Đương Quy Bạch Truật Tán. Sách ‘Âm Chứng Lược Lệ’ dùng bài Đương Quy Tứ Nghịch Thanghoặc Thông Mạch Tứ Nghịch Thang. Sách ‘Chứng Trị Chuẩn Thằng’ dùng bài Độc Sâm Thang uống vớiThiêu Côn Tán... Các dẫn chứng trên cho thấy ch ứng bệnh này đã được Đông Y nhắcđến từ rất lâu. Nếu do thận tinh hư tổn, chính khí suy bạ i, nguyên tắc điều trị là phảiphù chính, cố bản. Nế u do âm hư nội nhiệt cần bổ Thận, ích tinh, tư âm,thanh nhiệt làm chính. Nếu do dương suy hàn ngưng phả i bổ Thận, chấn tinh, đạ i bổ nguyênkhí. Nguyên nhân: Bệnh nhân vừa bị bệnh nặng xong, chính khí chưa hồiphục, tà khí chưa ra hết đã giao hợp, hai khí âm dương truyền sang lẫn nhau.Đàn ông bệnh truyền sang đàn bà, đàn bà bệnh truyền sang đàn ông. Sách‘Đạ i Chúng Vạn Bệnh Cố Vấn’ viết: “Người mắc bệnh thương hàn vừa mớikhỏi, khí huyết chưa hòa, vội giao hợp, hai khí âm dương cảm nhau, độc dưcủa người bệnh liền truyền sang cho người khỏe mạnh”. Thường do ba nguyên nhân chính sau: + Âm Hư Nội Nhiệt: Bị bệnh ôn nhiệt, nhiệt thiêu đốt tân dịch hoặcphần âm bị tổn thương, mới b ị bệnh nặng khỏi, phần âm và tân dịch chưaphục hồi, vẫn còn d ư nhiệt mà đã giao hợp, thận tinh tiết ra, chân âm bị haotổn. Âm d ịch suy yếu sẽ s inh ra hư nhiệt. Thận chủ cốt, sinh tủy, là biển tủycủa não, nếu thận tinh bị tổn hại thì biển tủy sẽ trống rỗng sẽ gây nên âm hưnội nhiệt. Tinh kiệt tủy hư là nguyên nhân chính gây nên chứng âm dươngdịch. + Dương Suy Hàn Ngưng: Bị bệnh thương hàn, hàn tà làm tổn thươngphần dương hoặc mồ hôi ra nhiều làm hại phần dương, mới b ị bệnh nặngkhỏi, dương khí chưa phục hồi, hàn tà vẫn còn mà đã giao hợp làm hao tổntinh và dương khí. Tinh kiệt thì d ương khí không sinh ra được, thận dươngsẽ bất túc, mệnh môn hỏa sẽ suy, hàn tà thừa cơ xâm nhập và hãm lại ở bêntrong khiến cho âm hàn vượng ở bên trong, hàn ngưng ở kinh mạch sẽ gâynên âm dương dịch. + Tinh Kiệt Khí Suy: Phần khí của cơ thể vốn bị suy yếu, bị thươnghàn, ôn bệnh lâu ngày khiến cho chính khí bị tổn thương, bệnh lâu ngàychưa khỏi, hàn nhiệt chưa hết, chính khí chưa hồi phục mà đã vội giao hợpthận tinh bị hao tổn, suy kiệt, tinh không hóa được khí, nguyên khí bị yếu sẽkhiến cho thận tinh và nguyên khí suy kiệt gây nên âm dương dịch. Triệu chứng: Người bệnh thấ y nặng nề, khó thở, bụng dưới nặng, rungiật các khủ y tay, chân, mắt mờ, đầu nặng. Đàn bà thì bụng dưới và lưng đau thắt. Đàn ông thì d ương vật sưng dần lên (khi chết dương vật vẫn sưng). Trên lâm sàng thường gặp một số trường hợp sau: 1- Âm Hư Nội Nhiệt: Tinh thần mỏi mệt, gầy ốm, sốt về chiều, mồhôi trộm, ngũ tâm phiề n nhiệt, họng khô, gò má đỏ, đầu váng, tai ù, hoa mắt,mất ngủ, hay mơ, lưng đau, chân yếu, tự cảm thấy hơi nóng từ bụng dướibốc lên đến ngực, lưỡ i đỏ, ít nước miếng, mạch Tế Sác không lực. Điều tr ị: Bổ Thận, ích tinh, tư âm, thanh nhiệt. Dùng bài Tả Quy Hoàn hợp với bài Thiêu Côn Tán (Thương HànLuận): Dùng âm mao (lông mu) một mớ ( 6-8g), đàn ông dùng của dàn bà,đàn bà dùng của đàn ông, đốt thành tro, hòa nước cho uống hoặc uống vớiTrúc Bì Thang. Ngày uống 3 lần. Uố ng xong đi tiểu sẽ dễ, đầu âm hành hơisưng thì có công hiệu). (Trong bài dùng Thục địa, Sơn thù, Sơn dược, Câu kỷ, Quy bản giao,Thỏ ty tử để bổ Thận, ích tinh, dưỡng Can huyết, thanh hư nhiệt; Lộc giácgiao chấn bổ tinh tủy; Địa cốt bì, Bạch vi, Ngân sài hồ để thanh hư nhiệt.Thiêu Côn Tán để thông tán dẫn tà ra khỏi bộ phận sinh dục. Gia giảm: Tiểu không thông thêm Bạch mao căn; Mồ hôi trộm thêmLong cốt, Mẫu lệ, Ngũ vị tử; Hơi thở ngắn thêm Nhân sâm, Tử hà xa. 2- Âm Suy Hàn Ngưng: Chân tay lạ nh, lưng và chân lạnh đau, bụngdướ i đau thắt lan đến âm đạo, thích ấ m, thích xoa bóp, đầu nặng không nhấclên nổi, mờ mắt, tiểu không thông hoặc tiểu không tự chủ, tiêu lỏng, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: