Danh mục

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - ÁP XE PHỔI

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 175.22 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Áp xe phổi là trạng thái phổi có mủ. . Chứng trạng lâm sàng rõ nhất là sốt, ho kèm ngực tức, có khi ho ra mủ, máu. . Chương thứ 8 ‘Phế Nuy, Phế Ung, Khái Nghịch Mạch Chứng Tịnh Trị’ (Kim Qũy Yếu Lược) ghi: "Ho mà ngực đau, rét run, mạch Sác, họng khô, không khát, ói ra đàm đục, hôi thối, lâu lâu lại ói ra mủ như nước cháo, đó là chứng Phế Ung". Theo YHHĐ, chứng Phế Ung thường gặp trong các chứng Phế lở loét, có mủ, Phế viêm hóa mủ, Ung...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH HỌC THỰC HÀNH - ÁP XE PHỔI BỆNH HỌC THỰC HÀNH ÁP XE PHỔI ( PHẾ UNG - LUNGS ABCESS) Đại Cương . Áp xe phổi là trạng thái phổi có mủ. . Chứng trạng lâm sàng rõ nhất là số t, ho kèm ngực tức, có khi ho ramủ, máu. . Chương thứ 8 ‘Phế Nuy, Phế Ung, Khái Nghịch Mạch Chứng TịnhTrị’ (Kim Qũy Yếu Lược) ghi: Ho mà ngực đau, rét run, mạch Sác, họngkhô, không khát, ói ra đàm đục, hôi thối, lâu lâu lại ói ra mủ như nước cháo,đó là chứng Phế Ung. Theo YHHĐ, chứng Phế Ung thường gặp trong các chứng Phế lở loét,có mủ, Phế viêm hóa mủ, Ung thư phổi, Phế quản dãn, Phế quản viêm mạn... Theo sách ‘Thiên Kim Phương’, có thể dùng Đậu nành (Hoàng đậu)để kiểm tra và theo dõi diễn tiến chứng Phế Ung như sau: . Kiểm Tra: cho người bệnh nhai Đậu nành, nếu cả m thấy có vị thơmngọt thường là bị áp xe phổi, nếu người bệnh cảm thấ y có vị tanh hôi thìthường không phả i là bệnh áp xe phổi. . Theo dõi diễn tiến bệnh: Sau khi được điều trị một thời gian, nếungười bệnh nhai Đậu nành mà cảm thấy tanh không thể nuốt được là bệnh đãdiễn biến tốt, có thể cho ngừng thuốc được rồi. Trái lạ i nếu vẫn cảm thấy vịthơm ngọt thì bệnh chưa hết, phả i điều chỉnh lại phương pháp điều trị chothích hợp. Nguyên Nhân Nguyên nhân chủ yếu do cả m nhiễm ngoạ i tà. Phong nhiệt độc, phonghàn hóa nhiệt uất kết lạ i ở Phế, nung nấu Phế khiến Phế khí không thông,nhiệt ủng, huyết ứ kết lại thành ung. Thiên ‘Phế Nuy Phế Ung Khái Thấu Thượng Khí Bệnh Mạch ChứngTịnh Trị’ (Kim Quỹ Yếu Lược) viết: “Phong vào phần Vệ thì thở ra được,không hít vào được. Nhiệt nhiều ở phần Vinh thì hít vào được nhưng thở rakhông được. Phong làm tổn thương bì mao, nhiệt làm tổn thương huyếtmạch. Phong lưu ở Phế, ngườ i bệnh ho, miệng khô, suyễn đầy, họng khô,không khát, khạc ra nhiều đàm đặc, thường bị rét run. Nóng quá huyếtngưng trệ chứa kết lạ i thành mủ”... Cho thấy chứng Phế ung do phong nhiệtlàm tổn thương Phế. Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ viết: “ “Chứng Phế ung, dophong hàn làm tổn thương Phế, khí kế t tụ lại gây nên... Khí bị hư, hàn thừacơ hư làm tổn thương Phế, hàn làm cho huyết ngưng trệ, uẩn kết lại thànhung, nhiệt tăng lên, nhiệt tích không tan đi huyết b ị bại hóa thành mủ”. Sách ‘Loạ i Chứng Trị Tài’viết: “Chứng Phế ung, do cảm phải phonghàn...”. Sách ‘Y Học Cương Mục q 19’ viết: “Chứng Phế ung, do ăn uốngthức ăn cay, nóng, thức ăn nướng, hoặc uống rượu nóng, táo nhiệt làm tổnthương Phế gây nên bệnh, cần trị sớm”. Sách ‘Thọ Thế bảo Nguyên’ viết: “ Do điều lý thấ t thường, lao nhọclàm tổn thương chính khí, phong hàn thừa cơ lấn lên, phong sinh nhiệt, uẩntích lại không tan gây nên chứng Phế ung”. Nguyên Tắc Điều Trị Phế ung là bệnh đàm nhiệt ủng trệ, thuộc thực chứng, vì vậy đa sốdùng phép Thanh Phế giải độc làm chính, không nên dùng thuốc bổ q uá sớm. Nếu đã thành mủ, nên dùng phép thanh nhiệt giả i độc, tiêu mủ, tán kết. Nếu có khó thở, khan tiếng, lượng mủ máu nhiều mà hôi, móng taychân tím tái... đó là chứng rất nặng, nên phối hợp với y học hiện đại để điềutrị tích cực. Nếu ho nôn ra máu lượng ít, kéo dài không d ứt, sốt về chiều, tâmphiền, miệng họng khô, mồ hôi trộ m hoặc tự ra mồ hôi, hơi thở ngắn, gầyốm, chất lưỡi đỏ tía, lưới ít rêu, mạch Hư, Sác là dấu hiệu khí âm quá haotổn, nhiệt độc chưa dứt. Điều tr ị nên phù chính, khu tà. Trong phép dường Phế, tư âm, nên phối hợp các vị thuốc tiêu mủ, giảiđộc. Có thể chọn dùng bài Cát Cánh Hạnh Nhân Tiễn gia giảm. Nếu tà khí hư, chính khí khôi phục dần dần, chuyển sang thời kỳ hồiphục, cơ thể bớt nóng, ho giảm nhẹ , đờm ít... mạch Tế không lực, nên dùngphép dưỡng khí âm, thanh đờm nhiệt, trừ dư tà. Triệu Chứng Lâm Sàng Trên lâm sàng, bệnh thường phát triển theo ba giai đoạn như sau: I- Giai Đoạn Mới Phát: a- Chứng: Ho đàm dính, vùng ngực đau tức, sợ lạnh, sốt, có khi honhiều, khó thở , miệng khô, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Phù Hoạt mà Sác( NKT.Hả i), mạch Sác Thực (NKT.Đô). b- Biện Chứng: .Sợ lạnh, phát sốt: do phong nhiệt xâm nhập vào Phế, tà khí và chínhkhí tranh nhau gây ra. . Ho, ngực đau, khó thở: do nhiệt độc nung nấu Phế làm cho Phế mấtchức năng tuyên thanh. . Đàm dính, miệng khô, mạch Sác dấu hiệu của nhiệt độc. . Rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Phù là dấu hiệu phong nhiệ t từ phần biểuvào phần lý. c- Nguyên Nhân: Do phong nhiệt xâm nhập vào Phế, làm tổ n thươnghuyết mạch, huyết bị nhiệt nung đốt gây ra thối thịt, kết lại thành mủ. d- Điều trị: + NKT.Hải: Sơ tán phong nhiệt, thanh Phế, hóa đàm. Dùng bài NgânKiều Tán (Ôn Bệnh Điều Biện ) gia giảm: Bạc hà 8g, Cát cánh 8g, Cam thảo4g, Đậu xị 8g, Kim ngân hoa 12g, Kinh giới huệ 6 g, Liên kiều 8g, Lô căn 8g,Ngưu bàng tử 12g, Trúc diệp 6g. (Kim ngân hoa, Liên kiều, để sơ tán phong nhiệt; Bạc hà, Cát cánh,Đậu xị, Kinh giới, Ngưu bàng tử để tuyên thông Phế khí, Lô căn, Trúc diệpđể thanh nhiệt, sinh tân dịch). -Đầ u đau thêm Cúc hoa, Mạn kinh tử, Thanh diệp để giả i phong nhiệt,làm nhẹ đầu, sáng mắ t. Ho nhiều, đàm nhiều: thêm Bối mẫu, Hạnh nhân,Qua lâu để giả m ho, hóa đàm. Nhiệt làm tổn thương tân dịch: thêm Sa sâm(Huyền sâm), Thiên môn (Thạch hộc), Thiên hoa phấn để nhuận Phế, sinhtân. Ngực đau nhiều: thêm Uất kim, Đào nhân để thông kinh, tán ứ, giảmđau. + Sách ‘Trung Quốc Đương Đại Danh Y Nghiệ m Phương Đạ i Toàn’dùng bài: 1- Ngư Tinh Thảo Kê Áp Phương: Ngư tinh thảo 30g, Kê áp (trứnggà) 1 trái. Ngư tinh thả o sắc trước, lọc bỏ bã, cho Kê áp vào quậy đề u uống.Chia 2 lần uống trong ngày. Uống liên tục 15-20 ngày. 2- Phế Nùng Thang Hợp Tễ: Hàn băng thạch 10g, Nha tạo 6g, Nhũhương 10g, Thiên trúc hoàng 10g, Tử thảo 10g. Sắc, chia 2 lần uống. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: