Danh mục

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - PHÙ LÚC CÓ THAI

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 98.21 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Là trạng thái đàn bà có thai mà cơ thể bị phù thũng. Sách phụ khoa còn gọi là Tử Khí, Tử Thủng, Tử Mãn, Quỷ Cước, Sô Cước, Nhâm Thần Thủng Trướng. Theo sách ‘Y Tông Kim Giám’: + Phù từ đầu gối đến bàn chân, nước tiểu nhiều, gọi là Tử Khí. + Đầu mắt, một nửa cơ thể phù, nước tiểu ít, ngắn gọi là Tử Thủng. + Toàn thân đều phù, bụng trướng, thở khó vào tháng thứ sáu gọi là Tử Mãn. + Hai chân phù mà da bụng căng dầy thuộc về thấp,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH HỌC THỰC HÀNH - PHÙ LÚC CÓ THAI BỆNH HỌC THỰC HÀNH PHÙ LÚC CÓ THAI Là trạng thái đàn bà có thai mà cơ thể bị phù thũng. Sách phụ khoa còn gọi là Tử Khí, Tử Thủng, Tử Mãn, Quỷ Cước, SôCước, Nhâm Thần Thủng Trướng. Theo sách ‘Y Tông Kim Giám’: + Phù từ đầu gối đến bàn chân, nước tiểu nhiều, gọi là Tử Khí. + Đầu mắt, một nửa cơ thể phù, nước tiểu ít, ngắn gọi là Tử Thủng. + Toàn thân đều phù, bụng trướng, thở khó vào tháng thứ sáu gọi làTử Mãn. + Hai chân phù mà da bụng căng dầy thuộc về thấp, gọi là Sô Cước(Trứu Cước). + Da mỏng, thuộc thủy, gọi là Quỷ Cước. Chứng Sô Cước và Quỷ Cước là một loại, có thai 3 tháng mà bị phù,tuy tên khác nhau nhưng cùng một chứng bệnh với Tử Mãn. Sách ‘Sản Bảo Tâm Pháp’ viết: “Nói là Tử mãn, có thai 5~6 tháng,ngực bụng đầy trướng, bụng to khác thường hoặc nửa người sưng phù, ngựcvà hông sườn khó chịu, khí nghịch không yên, tiểu sít, gọi là ‘Tử Mãn’. Nếu có thai 7-8 tháng mà chỉ bị phù ở chân, không có chứng gì khác,đó là hiện tượng thường có trong thời kỳ cuối của thai nghén, không cầnđiều trị, sau khi sinh sẽ khỏi. YHHĐ gọi là chứng ‘Nhiễm độc thai nghén’, ‘Phù lúc có thai’. Nguyên Nhân + Nguyên nhân chính do Tỳ Hư Không Ức Chế Được Thủy. Sách ‘Sản Bảo’ viết: “Chứng có thai bị phù là do tạng khí hư yngựccó thai lại kèm hư yếu, thổ khí không chế ngực được thủy khí”. Sách ‘Thánh Tế Tổng Lục’ viết: “Lúc có thai thì Tỳ Vị hư yếu, kinhnguyệt bế tắc, thủy khí không hóa được”. Sách ‘Phụ Nhân Lương Phương’ viết: “Trong thai có nước, nước vàhuyết giống nhau”. + Do Khí Trệ Thấp Uất: Cơ thể vốn có nhiều uất tà, khi có thai, thailớn quá làm ngăn trở khí, khí không thông được, khí bị trệ, thấp bị uất, tíchlại ở bào cung khiến cho thai bị ứ nước, sưng phù. Điều Trị Nên chú trọng việc kiện Tỳ, táo thấp, thuận khí, an thai làm chính. + Nếu Tỳ hư, dùng bài Bạch Truật Tán, Ngũ Bì Ẩm, Thiên Kim LýNgư Thang... + Thủy thấp: dùng Quỳ Tử Phục Linh Tán, Phục Linh Đạo ThủyThang... + Khí trệ dùng bài Thiên Kim Đằng Tán, Thúc Thai Ẩm... Trên lâm sàng thường gặp các loại sau: + Tỳ Khí Suy Yếu: Lúc có thai, nước thai quá nhiều, bụng sưng tokhác thường, da bụng căng to lên, chân và bộ phận sinh dục sưng to, bị nặngthì toàn thân sưng phù, ăn ít, bụng trướng, tinh thần uể oải, tay chân mềmyếu, sắc mặt vàng nhạt, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Hoạt khônglực. Điều trị: Kiện Tỳ thấm thấp, dưỡng huyết, an thai. Dùng bài Lý NgưThang (Thiên Kim Yếu Phương): Lý ngư (cá Chép), Bạch truật, Bạch thược,đương quy, Phục linh, Sinh khương. (Lý ngư tăng tác dụng đẩy nước ở bào thai để làm bớt sưng phù; Bạchtruật, Phục linh, Sinh khương kiện Tỳ, lý khí, thấm thấp, hành thủy; Đươngquy, Bạch thược dưỡng huyết, an thai, làm cho nước tiêu đi không làm tổnthương thai). Nếu dương hư, sợ lạnh, tay chân lạnh, phối thêm Hoàng kỳ, Quế chiđể ôn dương, hóa khí, hành thủy. Bụng đau, thêm Đỗ trọng, Tục đoạn, Thỏty tử để cố Thận, an thai (Trung Y Phụ Khoa Học). + Khí Trệ Thấp Uất: Có thai mà thai nhiều nước quá, bụng to khácthường, ngực đầy trướng, khó thở, không nằm được, tay chân và cơ thể sưngphù, mầu da không thay đổi, ấn vào lõm sâu, lưỡi nhạt, bệu, mạch Huyền,Hoạt. Điều trị: Lý khí, hành trệ, lợi thủy, trừ thấp. Dùng bài Phục Linh ĐạoThủy Thang bỏ Binh lang. (Phục linh, Trư linh, Bạch truật, Trạch tả kiện Tỳ, hành thủy; Mộchương, Sa nhân, Tô diệp tỉnh Tỳ, lý khí; Đại phúc bì, Tang bạch bì tiêutrướng, hành thủy; Mộc qua hành khí, trừ thấp (Trung Y Phụ Khoa Học). Bụng trướng, thêm Chỉ xác để lý khí, tiêu trướng mãn. Khó thở(suyễn) không nằm được, thêm Đình lịch tử để tiết Phế, hành thủy, hạ khí,định suyễn. Chân ưng phù thêm Phòng kỷ để trừ thấp, tiêu thủng (Trung YPhụ Khoa Học). Hoặc dùng bài Thiên Tiên Đằng Tán (Phụ Nhân Đại Toàn LươngPhương): Thiên tiên đằng, Hương phụ, Trần bì, Cam thảo, Ô dược, Sinhkhương, Mộc qua, Tử tô diệp. (Thiên tiên đằng, Hương phụ lý khí, hành trệ; Trần bì, Sinh khươngôn trung, hành khí; Tuqr tô diệp làm thông khí trệ ở thượng tiêu; Ô dượckhai khí uất ở hạ tiêu; Mộc qua hành khí, trừ thấp, thư cân hoạt lạc; Camthảo điều hòa các vị thuốc). + Thận Hư: Có thai. Mặt phù, chân tay sưng, ấn vào lõm sâu, đầuváng, tai ù, lưng đau, chân mỏi, chân lạnh, hồi hộp, hơi thở ngắn, tiểu khôngthông, da mặt sạm tối, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng hoạt, mạch Trầm Trì. Điều trị: Bổ Thận ôn dương, hóa khí, hành thủy. Dùng bài Chân VũThang hoặc Phục Linh Tán (Thương Hàn Luận): Quế chi, Bạch truật, Phụclinh, Trư linh, Trạch tả. Thêm Sơn dược, Thỏ ty tử (Trư linh, Phục linh, Trạch tả lợii thủy, thấm thấp; Bạch truật kiện Tỳ,vận hóa thủy thấp; Quế chi ôn dương, hóa khí, giú ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: