BỆNH HỌC THỰC HÀNH - SỎI MẬT (Cholecystolithiasis)
Số trang: 21
Loại file: pdf
Dung lượng: 144.72 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Sỏi mật là bệnh đường mật có sỏi, phát sinh ở bất kỳ bộ phận nào ở hệ thống túi mật (túi mật, ống mật). Bệnh nhân thường từ tuổi trung niên trở lên, phụ nữ bị bệnh nhiều hơn nam giới. Triệu chứùng lâm sàng chủ yếu là đau ở vùng hạ sườn bên phải. Sỏi mật thường kèm theo viêm túi mật hoặc ống mật. Theo y học cổ truyền thì nguyên nhân cơ chế bệnh và biện chứng luận trị cơ bản không khác với Viêm Túi Mật. Đông y gọi là Đởm Thạch Chứng. Triệu Chứng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH HỌC THỰC HÀNH - SỎI MẬT (Cholecystolithiasis) BỆNH HỌC THỰC HÀNH SỎI MẬT (Cholecystolithiasis) Đại Cương Sỏùi mật là bệnh đường mật có sỏi, phát sinh ở bất kỳ bộ phận nào ởhệ thống túi mật (túi mật, ống mật). Bệnh nhân thường từ tuổi trung niên trở lên, phụ nữ bị bệnh nhiều hơnnam giới. Triệu chứùng lâm sàng chủ yếu là đau ở vùng hạ sườn bên phải. Sỏimật thường kèm theo viêm túi mật hoặc ống mật. Theo y học cổ truyền thìnguyên nhân cơ chế bệnh và biện chứng luận trị cơ bản không khác vớiViêm Túi Mật. Đông y gọi là Đởm Thạch Chứng. Triệu Chứng Triệu chứng lâm sàng của sỏi mật tùy thuộc vào vị trí, tính chất, kíchthước to nhỏ và biến chứng của bệnh. Có thể do trạng thái tinh thần kíchđộng, chế độ ăn uống (ăn nhiều chất nóng, uống rượu...), thời tiết thay đổi,nóng lạnh thất thường ảnh hưởùng nhiều đến cơn đau tái phát. Diễn tiếnbệnh có thể chia làm 2 thời kỳ: phát cơn đau và ổn định. 1-Thời kỳ phát cơn đau: bệnh phát đột ngột, rất đau vù ng hạ sườnphải, cơn đau thắt kéo dài từng cơn nặng lên, đau xuyên lên vùng vai hoặcbả vai bên phải, ấn vào đau nhiều hơn (cự án). Người bệnh sốt cao hoặc vừahoặc kèm cơn rét, miệng đắng, họng khô, nôn, buồn nôn, hoặc da mắt vàng,nước tiểu vàng, táo bón, lưỡi đỏ, rêu vàng hoặc vàng nhầy, mạch Huyền,Hoạt, Sác, điểm Murphy (+) hoặc cơ vùng bụng trên bên phải căng tức. Ganvà túi mật to, đau nhiều sốt cao, hôn mê nói sảng, ngoài da có nốt ứ huyết,chảy máu cam... (thường kèm theo viêm túi mật). 2. Thời kỳ ổn định: vùng hạ sườn phải ấn đau nhẹ, cảm giác đau âm ỉcó thể xuyên lên vai lưng từng cơn nhẹ rồi hết hoặc bụng trên đầy, chán ăn,miệng đắng, sợ mỡ, không sốt, không vàng da, rêu lưỡi mỏng trắng hoặc hơivàng, mạch Huyền. Thời kỳ này không có triệu chứng viêm nhiễm hoặc tắcmật. Sỏi mật theo thành phần có thể chia ra sỏi Cholesteron và sỏi Sắc tốmật. Sỏi Cholesteron thường do ăn nhiều mỡ động vật, nồng độCholesteron trong máu cao có quan hệ với sự hình thành sỏi. Sỏi sắc tố mậtphần lớn do tế bào thượng bì rơi rụng trong viêm nhiễm đường mật, vikhuẩn, giun đũa hoặc trứng giun hình thành hạch tâm của sỏi. Chẩn Đoán Chủ yếu dựa vào: - Đau tức vùng bụng trên: thời kỳ phát cơn đau dữ dội vùng hạ sườnphải xuyên lên vai hoặc xuống bả vai, cơn đau kéo dài vài giờ đến vài bangày và có thể tái phát. - Đau sườn: Triệu chứng rối loạn tiêu hóa, ăn vào đầy bụng, khó tiêu,ợ hơi, nôn, buồn nôn, nôn ra mật hoặc thức ăn. - Khám ấn đau vùng túi mật, điểm Murphy dương tính. - Nếu có tắc nghẽn thì da sẽ vàng, tiểu vàng, nếu nhiễm khuẩn thì sốtcao. Siêu âm: có giá trị xác định chẩn đoán kích thước túi mật, số lượngsỏi, chính xác trên 90%. Điều Trị Biện Chứng Luận Trị Về căn bản giống như viêm túi mật cấp và mạn tính. Phép trị chủ yếu là: Sơ can, lợi đởm, hành khí, hoạt huyết, thanh lợithấp nhiệt, kiện tỳ, hòa vị. Tùy theo bệnh tình mà chọn bài thuốc và gia giảmbài thuốc thích hợp. Bài thuốc cơ bản: Uất kim, Hoàng cầm, Kê nội kim, Sinh đại hoàng(cho sau) đều 10g, Chỉ xác, Quảng Mộc hương, Nhân trần, Hổ trượng đều15g, Kim tiền thảo 30g, Hải kim sa 20g, Sinh cam thảo 6g sắc uống ngàymột thang. Gia giảm: Vùng mạn sườn phải đau nhiều thêm Xuyên luyện tử, Diênhồ sách. Hạ sườn có cục ấn đau thêm Tam lăng, Nga truật, Xích thược. Nôn,buồn nôn thêm Trúc nhự, Khương Bán hạ. Nhiệt thịnh thêm Kim ngân hoa,Chi tử, Bồ công anh. Táo bón tăng lượng Sinh Đại hoàng. Có triệu chứnghàn thấp bỏ Nhân trần, Hổ trượng, thêm Phụ phiến, Thương truật, Hậu phác,Trần bì. Trường hợp sỏi to, điều trị nội khoa đông tây y kết hợp không khỏi,tái phát nhiều lần nên chuyển sang điều trị ngoại khoa. Kinh Nghiệm Điều Trị Của Nhật Bản + Đại Sài Hồ Thang điều trị sỏi mật kèm ngục đau, nôn khan, nôn, vaiđau, táo bón nơi người béo, khoẻ. Dùng bài này lâu ngày sẽ cải thiện tình trạng cơ thể, trừ đau ngực vàphòng tái phát sỏi mật. + Sài Hồ Quế Chi Thang: trị sỏi mật nơi người thể trạng trung bìnhkèm đau bụng nhẹ; dùng trong trường hợp sỏi túi mật và viêm túi mật. + Giải Lao Tán: trị sỏi mật mạn nơi người cơ thể suy yếu. + Tiểu Sài Hồ Thang: trị sỏi mật mạn nếu các chứng trạng kéo dài vàsốt không dứt. + Thược Dược Cam Thảo Thang: làm giảm đau tại chỗ. + Đại Hoàng Phụ Tử Thang: làm giảm đau nặng. Bài thuốc này, vừađiều trị hàn vừa có tác dụng như thuốc nhuận trường. Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm Trị Sỏi Mật + Hoàng Kim Linh Thang (Tứ Xuyên Trung Y (8) 1986): Đại hoàng 5~ 30g, Hoàng cầm 15g, Khương hoàng 10 ~ 20g, Uất kim 20 ~ 60g, Kimtiền thảo 20 ~ 40g, Kim ngân hoa 15 ~ 30g, Kê nội kim (tán nhuyễn uốngvới nước thuốc sắc) 12g, Uy linh tiên 20 ~ 60g. Sắc uống. TD: Thanh nhiệt, lợi thấp, hóa ứ, bài thạch. Trị sỏi mật Đã trị 34 ca, khỏi 24,chuyển biến tốt 9, không kết quả 1. Đạt tỉ lệ97,1%. + Lợi Đởm Bài Thạch Thang (Tứ Xuyên Trung Y (8) 1986): Sài hồ15g, Hoàng cầm, Liên kiều đều 10g, Hổ trượng căn 15g, Kim tiền thảo 30g,Nguyên minh phấn 10g (uống với nước thuốc sắc), Đan sâm 15g, Hồng hoa10g, Hoạt thạch 20g, Sơn tra 15g. Sắc uống lúc đói. Trị sỏi mật, túi mậtviêm mạn. Đã trị 10 ca, một số uống 3 ~ 5 thang đã ra sỏi, uống hơn 10 thang, sỏira hết, các triệu chứng đều khỏi. + Đởm Kinh Thang (Tứ Xuyên Trung Y (12) 1987): Giáp châu (uốngriêng) 6g, Uất kim 20g, Sài hồ, Bạch thược, Mộc hương, Huyền hồ sách đều12g, Chỉ xác, Chi tử đều 10g, Mạch nha, Cốc nha, Thần khúc, Kim tiền thảo,Hoa tiêu (uống với nước thuốc) đều 31g. Sắc uống. TD: Thanh Can, lợi Đởm, trục ứ bài thạch. Trị sỏi mật, túi mật đauquặn. Đã trị 281 ca. Sau khi uống hết đau 251 ca (thường trong lúc bài tiếtsỏi ra 97), khô ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH HỌC THỰC HÀNH - SỎI MẬT (Cholecystolithiasis) BỆNH HỌC THỰC HÀNH SỎI MẬT (Cholecystolithiasis) Đại Cương Sỏùi mật là bệnh đường mật có sỏi, phát sinh ở bất kỳ bộ phận nào ởhệ thống túi mật (túi mật, ống mật). Bệnh nhân thường từ tuổi trung niên trở lên, phụ nữ bị bệnh nhiều hơnnam giới. Triệu chứùng lâm sàng chủ yếu là đau ở vùng hạ sườn bên phải. Sỏimật thường kèm theo viêm túi mật hoặc ống mật. Theo y học cổ truyền thìnguyên nhân cơ chế bệnh và biện chứng luận trị cơ bản không khác vớiViêm Túi Mật. Đông y gọi là Đởm Thạch Chứng. Triệu Chứng Triệu chứng lâm sàng của sỏi mật tùy thuộc vào vị trí, tính chất, kíchthước to nhỏ và biến chứng của bệnh. Có thể do trạng thái tinh thần kíchđộng, chế độ ăn uống (ăn nhiều chất nóng, uống rượu...), thời tiết thay đổi,nóng lạnh thất thường ảnh hưởùng nhiều đến cơn đau tái phát. Diễn tiếnbệnh có thể chia làm 2 thời kỳ: phát cơn đau và ổn định. 1-Thời kỳ phát cơn đau: bệnh phát đột ngột, rất đau vù ng hạ sườnphải, cơn đau thắt kéo dài từng cơn nặng lên, đau xuyên lên vùng vai hoặcbả vai bên phải, ấn vào đau nhiều hơn (cự án). Người bệnh sốt cao hoặc vừahoặc kèm cơn rét, miệng đắng, họng khô, nôn, buồn nôn, hoặc da mắt vàng,nước tiểu vàng, táo bón, lưỡi đỏ, rêu vàng hoặc vàng nhầy, mạch Huyền,Hoạt, Sác, điểm Murphy (+) hoặc cơ vùng bụng trên bên phải căng tức. Ganvà túi mật to, đau nhiều sốt cao, hôn mê nói sảng, ngoài da có nốt ứ huyết,chảy máu cam... (thường kèm theo viêm túi mật). 2. Thời kỳ ổn định: vùng hạ sườn phải ấn đau nhẹ, cảm giác đau âm ỉcó thể xuyên lên vai lưng từng cơn nhẹ rồi hết hoặc bụng trên đầy, chán ăn,miệng đắng, sợ mỡ, không sốt, không vàng da, rêu lưỡi mỏng trắng hoặc hơivàng, mạch Huyền. Thời kỳ này không có triệu chứng viêm nhiễm hoặc tắcmật. Sỏi mật theo thành phần có thể chia ra sỏi Cholesteron và sỏi Sắc tốmật. Sỏi Cholesteron thường do ăn nhiều mỡ động vật, nồng độCholesteron trong máu cao có quan hệ với sự hình thành sỏi. Sỏi sắc tố mậtphần lớn do tế bào thượng bì rơi rụng trong viêm nhiễm đường mật, vikhuẩn, giun đũa hoặc trứng giun hình thành hạch tâm của sỏi. Chẩn Đoán Chủ yếu dựa vào: - Đau tức vùng bụng trên: thời kỳ phát cơn đau dữ dội vùng hạ sườnphải xuyên lên vai hoặc xuống bả vai, cơn đau kéo dài vài giờ đến vài bangày và có thể tái phát. - Đau sườn: Triệu chứng rối loạn tiêu hóa, ăn vào đầy bụng, khó tiêu,ợ hơi, nôn, buồn nôn, nôn ra mật hoặc thức ăn. - Khám ấn đau vùng túi mật, điểm Murphy dương tính. - Nếu có tắc nghẽn thì da sẽ vàng, tiểu vàng, nếu nhiễm khuẩn thì sốtcao. Siêu âm: có giá trị xác định chẩn đoán kích thước túi mật, số lượngsỏi, chính xác trên 90%. Điều Trị Biện Chứng Luận Trị Về căn bản giống như viêm túi mật cấp và mạn tính. Phép trị chủ yếu là: Sơ can, lợi đởm, hành khí, hoạt huyết, thanh lợithấp nhiệt, kiện tỳ, hòa vị. Tùy theo bệnh tình mà chọn bài thuốc và gia giảmbài thuốc thích hợp. Bài thuốc cơ bản: Uất kim, Hoàng cầm, Kê nội kim, Sinh đại hoàng(cho sau) đều 10g, Chỉ xác, Quảng Mộc hương, Nhân trần, Hổ trượng đều15g, Kim tiền thảo 30g, Hải kim sa 20g, Sinh cam thảo 6g sắc uống ngàymột thang. Gia giảm: Vùng mạn sườn phải đau nhiều thêm Xuyên luyện tử, Diênhồ sách. Hạ sườn có cục ấn đau thêm Tam lăng, Nga truật, Xích thược. Nôn,buồn nôn thêm Trúc nhự, Khương Bán hạ. Nhiệt thịnh thêm Kim ngân hoa,Chi tử, Bồ công anh. Táo bón tăng lượng Sinh Đại hoàng. Có triệu chứnghàn thấp bỏ Nhân trần, Hổ trượng, thêm Phụ phiến, Thương truật, Hậu phác,Trần bì. Trường hợp sỏi to, điều trị nội khoa đông tây y kết hợp không khỏi,tái phát nhiều lần nên chuyển sang điều trị ngoại khoa. Kinh Nghiệm Điều Trị Của Nhật Bản + Đại Sài Hồ Thang điều trị sỏi mật kèm ngục đau, nôn khan, nôn, vaiđau, táo bón nơi người béo, khoẻ. Dùng bài này lâu ngày sẽ cải thiện tình trạng cơ thể, trừ đau ngực vàphòng tái phát sỏi mật. + Sài Hồ Quế Chi Thang: trị sỏi mật nơi người thể trạng trung bìnhkèm đau bụng nhẹ; dùng trong trường hợp sỏi túi mật và viêm túi mật. + Giải Lao Tán: trị sỏi mật mạn nơi người cơ thể suy yếu. + Tiểu Sài Hồ Thang: trị sỏi mật mạn nếu các chứng trạng kéo dài vàsốt không dứt. + Thược Dược Cam Thảo Thang: làm giảm đau tại chỗ. + Đại Hoàng Phụ Tử Thang: làm giảm đau nặng. Bài thuốc này, vừađiều trị hàn vừa có tác dụng như thuốc nhuận trường. Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm Trị Sỏi Mật + Hoàng Kim Linh Thang (Tứ Xuyên Trung Y (8) 1986): Đại hoàng 5~ 30g, Hoàng cầm 15g, Khương hoàng 10 ~ 20g, Uất kim 20 ~ 60g, Kimtiền thảo 20 ~ 40g, Kim ngân hoa 15 ~ 30g, Kê nội kim (tán nhuyễn uốngvới nước thuốc sắc) 12g, Uy linh tiên 20 ~ 60g. Sắc uống. TD: Thanh nhiệt, lợi thấp, hóa ứ, bài thạch. Trị sỏi mật Đã trị 34 ca, khỏi 24,chuyển biến tốt 9, không kết quả 1. Đạt tỉ lệ97,1%. + Lợi Đởm Bài Thạch Thang (Tứ Xuyên Trung Y (8) 1986): Sài hồ15g, Hoàng cầm, Liên kiều đều 10g, Hổ trượng căn 15g, Kim tiền thảo 30g,Nguyên minh phấn 10g (uống với nước thuốc sắc), Đan sâm 15g, Hồng hoa10g, Hoạt thạch 20g, Sơn tra 15g. Sắc uống lúc đói. Trị sỏi mật, túi mậtviêm mạn. Đã trị 10 ca, một số uống 3 ~ 5 thang đã ra sỏi, uống hơn 10 thang, sỏira hết, các triệu chứng đều khỏi. + Đởm Kinh Thang (Tứ Xuyên Trung Y (12) 1987): Giáp châu (uốngriêng) 6g, Uất kim 20g, Sài hồ, Bạch thược, Mộc hương, Huyền hồ sách đều12g, Chỉ xác, Chi tử đều 10g, Mạch nha, Cốc nha, Thần khúc, Kim tiền thảo,Hoa tiêu (uống với nước thuốc) đều 31g. Sắc uống. TD: Thanh Can, lợi Đởm, trục ứ bài thạch. Trị sỏi mật, túi mật đauquặn. Đã trị 281 ca. Sau khi uống hết đau 251 ca (thường trong lúc bài tiếtsỏi ra 97), khô ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
sỏi mật bệnh học các bệnh thuờng gặp bệnh trong dân gian y học cổ truyềnGợi ý tài liệu liên quan:
-
thường thức bảo vệ sức khỏe mùa đông: phần 1 - nxb quân đội nhân dân
111 trang 275 0 0 -
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 232 0 0 -
6 trang 180 0 0
-
120 trang 173 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 167 0 0 -
Đề tài tiểu luận: Tổng quan về cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị ho
83 trang 164 0 0 -
Tài liệu học tập Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền
1503 trang 151 5 0 -
97 trang 125 0 0
-
Bài tiểu luận Triết học: Học thuyết âm dương, ngũ hành và vận dụng trong y, dược học cổ truyền
18 trang 125 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 124 0 0