BỆNH HỌC THỰC HÀNH - THAI LỆCH (Thai Vị Bất Chính)
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 101.35 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Có thai hơn 32 tuần mà thấy ra nước ối hoặc vị trí thai khác thường, gọi là Thai Lệch (Thai Vị Bất Chính) hoặc Thai Vị Dị Thường. Đây là trường hợp thai nhi sau 30 tuần lễ, không nằm đúng vị trí như bình thường trong tư? cung. Người bệnh thường khó biết vì không có triệu chứng gì rõ rệt, chỉ biết được nhờ khám nghiệm (rõ nhất là bằng phương pháp siêu âm). Thường gặp ơ? các sa?n phụ có vách bụng mềm yếu. Nguyên Nhân + Do Khí Hư: Thai phụ vốn sẵn bị...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH HỌC THỰC HÀNH - THAI LỆCH (Thai Vị Bất Chính) BỆNH HỌC THỰC HÀNH THAI LỆCH (Thai Vị Bất Chính) Có thai hơn 32 tuần mà thấy ra nước ối hoặc vị trí thai khác thường,gọi là Thai Lệch (Thai Vị Bất Chính) hoặc Thai Vị Dị Thường. Đây là trường hợp thai nhi sau 30 tuần lễ, không nằm đúng vị trí nhưbình thường trong tư? cung. Người bệnh thường khó biết vì không có triệuchứng gì rõ rệt, chỉ biết được nhờ khám nghiệm (rõ nhất là bằng phươngpháp siêu âm). Thường gặp ơ? các sa?n phụ có vách bụng mềm yếu. Nguyên Nhân + Do Khí Hư: Thai phụ vốn sẵn bị khí hư, trung khí bất túc, không cósức để điều chuyển thai khiến cho thai bị lệch. + Do Khí Trệ: Thai phụ do Can khí uất kết không thoải mái, khíkhông thông, thai nhi không quay được khiến cho thai bị lệch. Chẩn Đoán Có thai khoảng 32 tuần, có thể chẩn đoán rõ nhờ siêu âm. Triệu Chứng + Khí Hư: Có thai đến thời kỳ cuối, thai không đúng vị trí, tinh thầnuể oải, hơi thở ngắn, không muốn nói, bụng dưới nặng trằn xuống, da mặttrắng, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Hoạt Hoãn. Điều trị: Ích khí, dưỡng huyết, an thai, chuyển thai. Dùng bài Bát TrânThang thêm Hoàng kỳ, Tục đoạn, Chỉ xác. + Khí Trệ: Có thai đến thời kỳ cuối, thai không đúng vị trí, hông sườntrướng đau, lúc nhẹ lúc nặng, tinh thần uất ức, ngực đầy, thở dài, lưỡi nhạt,hơi bệu, mạch Huyền, Hoạt. Điều trị: Lý khí, hành trệ, an thai, chuyển thai. Dùng bài Bảo SảnThần Hiệu Phương (Phó Thanh Chủ Nữ Khoa): Đương quy (toàn), Xuyênkhung, Hậu phác, Thỏ ty tử, Xuyên bối mẫu, Chỉ xác, Khương hoạt, Kinhgiới huệ, Hoàng kỳ, Chích thảo, Bạch thược, Kỳ ngải, Sinh khương. Sắcuống. (Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung bổ huyết, hoà huyết để dưỡngthai; Hoàng kỳ, Thỏ ty tử ôn dưỡng tinh khí để an thai; Kinh giới, Khươnghoạt, Ngải diệp phát tán để thăng thanh; Chỉ xác, Hậu phác, Xuyên bối mẫuthuận khí, giáng trọc; Sinh khương, Cam thảo hoà Tỳ Vị để an trung khí). Châm Cứu + Sinh ngang, thai chết: châm huyệt Thái xung, Hợp cốc, Tam âmgiao. Thai ngang, tay ra trước, cứu đỉnh ngón chân út (Châm Cứu ĐạiThành). + Thai ngược không quay xuống, dùng kim Tam lăng châm ra máucác huyệt Cự khuyết, Hợp cốc, Tam âm giao, Chí âm (Loại Kinh Đồ Dực). + Trị thai nằm ngang khó sinh, uống thuốc không công hiệu, cứuhuyệt Chí âm 3 tráng, mồi ngải to bằng hạt lúa nhỏ, cứu xong thì thai quayvề bình thường, công hiệu như thần (Thần Cứu Kinh Luân). + Điều tiết khí ơ? kinh túc Thiếu Âm và túc Thái Dương. Huyệt dùng: dùng huyệt Tỉnh của kinh túc Thái dương Bàng quang:huyệt Chí Âm (Bq.67). Dùng điếu nga?i cứu khoa?ng 30 phút. Lúc cứu, pha?i nới lo?ng thắtlưng, mỗi ngày cứu 1 lần cho đến khi thai hết lệch thì thôi. Hoặc có thểchâm trước, kích thích vừa pha?i rồi mới cứu như trên. Giải Thích: Mạch của bào cung thuộc Thận, Thận và Bàng quang cóquan hệ Biểu Lý, huyệt Chí Âm được dùng là theo kinh nghiệm (Châm CứuHọc Thượng Hải). + Từ năm 1979 – 1986, Vương Toàn Nhân đã châm huyệt Chí âm,bình bổ bình tả. Trị 246 ca Thai lệch. Kết quả sau khi kiểm tra phụ khoa, tấtcả đều trở lại vị trí bình thường (Trung Quốc Châm cứu Tạp Chí 1986, 3:56). + Dùng Vương bất lưu hành, tán bột, dán vào các huyệt Tử cung,Giao cảm, Bì chất hạ, Can, Tỳ, Bụng. 3~4 ngày thay một lần. Đã trị 169 ca,trong đó bị lần đầu 45 ca, bị nhiều lần 24 ca. kết quả khỏi 81,6% (Giang TôTrung Y Tạp Chí 1986, 8: 31) Nhĩ Châm + Tử cung, Giao cảm, Bì chất hạ, Tỳ, Can, Phúc. Châm hoặc dùng Vương bất lưu hành tán thành bột, hoà với hồ, dánvào huyệt. Cách 3~4 ngày dán thuốc một lần, mỗi lần để 15 phút (Trung YCương Mục). Y Án Trị Thai Lệch (Trích trong ‘Thái Bình Thánh Huệ Phương’) “Trương Văn Trọng cứu một sản phụ sinh ngang, ta y ra trước., đãuống thuốc nhưng không có kết quả. Ông cứu ở đầu ngón chân cái của sảnphụ đó 3 tráng, to bằng hạt lúa lớn, cứu xong thai trở lại bình thường”. Y Án Trị Thai Lệch (Trích trong ‘Hiện Đại Châm Cứu Y Án Tuyển’) Đường X, nữ, 35 tuổi. Có thai đã 8 tháng. Bệnh viện khám thấy thainằm ngang, đã dùng tay nắn sửa nhiều lần cũng như châm nhiều lần màkhông có kết quả. Khám thấy tinh thần thoải mái, phát triển tốt, tim phổibình thường, vùng bụng hơi trệ, mạch hơi Sác, rêu lưỡi trắng nhạt. Chẩnđoán là thai lệch (Thai vị dị thường). Điều trị: điều lý khí huyết ở bào cung. Dùng huyệt Chí âm. Cứu bằngNgải, Quế, mỗi lần cứu 7~15 tráng, mỗi ngày một lần. Sau khi cứu ba lần,khoa sản khám thấy thai quay trở lại vị trí bình thường. Y Án Trị Thai Lệch (Trích trong Hà Nam Trung Y Tạp Chí 1985, 6) Lý X, nữ, 23 tuổi. Nhập viện tháng 3 năm 1984. Người bệnh cho biếttắt kinh đã 7 tháng. Khám thai lần I, bụng cứng, trướng, thai nhi ở giữa, thainằm ngang. Chẩn đoán: Thai lệch (Thai vị bất chính).. châm huyệt Chí âm,bình bổ bình tả, lưu kim 15 phút, dặn người nhà bệnh nhân cứu thêm. Mỗingày châm cứu một lần. 3 ngày sau kiểm tra lại, thai trở lại bình thường.Đến tuần thứ 38, sinh được một cháu gái, mẹ con đều khoẻ mạnh”. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH HỌC THỰC HÀNH - THAI LỆCH (Thai Vị Bất Chính) BỆNH HỌC THỰC HÀNH THAI LỆCH (Thai Vị Bất Chính) Có thai hơn 32 tuần mà thấy ra nước ối hoặc vị trí thai khác thường,gọi là Thai Lệch (Thai Vị Bất Chính) hoặc Thai Vị Dị Thường. Đây là trường hợp thai nhi sau 30 tuần lễ, không nằm đúng vị trí nhưbình thường trong tư? cung. Người bệnh thường khó biết vì không có triệuchứng gì rõ rệt, chỉ biết được nhờ khám nghiệm (rõ nhất là bằng phươngpháp siêu âm). Thường gặp ơ? các sa?n phụ có vách bụng mềm yếu. Nguyên Nhân + Do Khí Hư: Thai phụ vốn sẵn bị khí hư, trung khí bất túc, không cósức để điều chuyển thai khiến cho thai bị lệch. + Do Khí Trệ: Thai phụ do Can khí uất kết không thoải mái, khíkhông thông, thai nhi không quay được khiến cho thai bị lệch. Chẩn Đoán Có thai khoảng 32 tuần, có thể chẩn đoán rõ nhờ siêu âm. Triệu Chứng + Khí Hư: Có thai đến thời kỳ cuối, thai không đúng vị trí, tinh thầnuể oải, hơi thở ngắn, không muốn nói, bụng dưới nặng trằn xuống, da mặttrắng, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Hoạt Hoãn. Điều trị: Ích khí, dưỡng huyết, an thai, chuyển thai. Dùng bài Bát TrânThang thêm Hoàng kỳ, Tục đoạn, Chỉ xác. + Khí Trệ: Có thai đến thời kỳ cuối, thai không đúng vị trí, hông sườntrướng đau, lúc nhẹ lúc nặng, tinh thần uất ức, ngực đầy, thở dài, lưỡi nhạt,hơi bệu, mạch Huyền, Hoạt. Điều trị: Lý khí, hành trệ, an thai, chuyển thai. Dùng bài Bảo SảnThần Hiệu Phương (Phó Thanh Chủ Nữ Khoa): Đương quy (toàn), Xuyênkhung, Hậu phác, Thỏ ty tử, Xuyên bối mẫu, Chỉ xác, Khương hoạt, Kinhgiới huệ, Hoàng kỳ, Chích thảo, Bạch thược, Kỳ ngải, Sinh khương. Sắcuống. (Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung bổ huyết, hoà huyết để dưỡngthai; Hoàng kỳ, Thỏ ty tử ôn dưỡng tinh khí để an thai; Kinh giới, Khươnghoạt, Ngải diệp phát tán để thăng thanh; Chỉ xác, Hậu phác, Xuyên bối mẫuthuận khí, giáng trọc; Sinh khương, Cam thảo hoà Tỳ Vị để an trung khí). Châm Cứu + Sinh ngang, thai chết: châm huyệt Thái xung, Hợp cốc, Tam âmgiao. Thai ngang, tay ra trước, cứu đỉnh ngón chân út (Châm Cứu ĐạiThành). + Thai ngược không quay xuống, dùng kim Tam lăng châm ra máucác huyệt Cự khuyết, Hợp cốc, Tam âm giao, Chí âm (Loại Kinh Đồ Dực). + Trị thai nằm ngang khó sinh, uống thuốc không công hiệu, cứuhuyệt Chí âm 3 tráng, mồi ngải to bằng hạt lúa nhỏ, cứu xong thì thai quayvề bình thường, công hiệu như thần (Thần Cứu Kinh Luân). + Điều tiết khí ơ? kinh túc Thiếu Âm và túc Thái Dương. Huyệt dùng: dùng huyệt Tỉnh của kinh túc Thái dương Bàng quang:huyệt Chí Âm (Bq.67). Dùng điếu nga?i cứu khoa?ng 30 phút. Lúc cứu, pha?i nới lo?ng thắtlưng, mỗi ngày cứu 1 lần cho đến khi thai hết lệch thì thôi. Hoặc có thểchâm trước, kích thích vừa pha?i rồi mới cứu như trên. Giải Thích: Mạch của bào cung thuộc Thận, Thận và Bàng quang cóquan hệ Biểu Lý, huyệt Chí Âm được dùng là theo kinh nghiệm (Châm CứuHọc Thượng Hải). + Từ năm 1979 – 1986, Vương Toàn Nhân đã châm huyệt Chí âm,bình bổ bình tả. Trị 246 ca Thai lệch. Kết quả sau khi kiểm tra phụ khoa, tấtcả đều trở lại vị trí bình thường (Trung Quốc Châm cứu Tạp Chí 1986, 3:56). + Dùng Vương bất lưu hành, tán bột, dán vào các huyệt Tử cung,Giao cảm, Bì chất hạ, Can, Tỳ, Bụng. 3~4 ngày thay một lần. Đã trị 169 ca,trong đó bị lần đầu 45 ca, bị nhiều lần 24 ca. kết quả khỏi 81,6% (Giang TôTrung Y Tạp Chí 1986, 8: 31) Nhĩ Châm + Tử cung, Giao cảm, Bì chất hạ, Tỳ, Can, Phúc. Châm hoặc dùng Vương bất lưu hành tán thành bột, hoà với hồ, dánvào huyệt. Cách 3~4 ngày dán thuốc một lần, mỗi lần để 15 phút (Trung YCương Mục). Y Án Trị Thai Lệch (Trích trong ‘Thái Bình Thánh Huệ Phương’) “Trương Văn Trọng cứu một sản phụ sinh ngang, ta y ra trước., đãuống thuốc nhưng không có kết quả. Ông cứu ở đầu ngón chân cái của sảnphụ đó 3 tráng, to bằng hạt lúa lớn, cứu xong thai trở lại bình thường”. Y Án Trị Thai Lệch (Trích trong ‘Hiện Đại Châm Cứu Y Án Tuyển’) Đường X, nữ, 35 tuổi. Có thai đã 8 tháng. Bệnh viện khám thấy thainằm ngang, đã dùng tay nắn sửa nhiều lần cũng như châm nhiều lần màkhông có kết quả. Khám thấy tinh thần thoải mái, phát triển tốt, tim phổibình thường, vùng bụng hơi trệ, mạch hơi Sác, rêu lưỡi trắng nhạt. Chẩnđoán là thai lệch (Thai vị dị thường). Điều trị: điều lý khí huyết ở bào cung. Dùng huyệt Chí âm. Cứu bằngNgải, Quế, mỗi lần cứu 7~15 tráng, mỗi ngày một lần. Sau khi cứu ba lần,khoa sản khám thấy thai quay trở lại vị trí bình thường. Y Án Trị Thai Lệch (Trích trong Hà Nam Trung Y Tạp Chí 1985, 6) Lý X, nữ, 23 tuổi. Nhập viện tháng 3 năm 1984. Người bệnh cho biếttắt kinh đã 7 tháng. Khám thai lần I, bụng cứng, trướng, thai nhi ở giữa, thainằm ngang. Chẩn đoán: Thai lệch (Thai vị bất chính).. châm huyệt Chí âm,bình bổ bình tả, lưu kim 15 phút, dặn người nhà bệnh nhân cứu thêm. Mỗingày châm cứu một lần. 3 ngày sau kiểm tra lại, thai trở lại bình thường.Đến tuần thứ 38, sinh được một cháu gái, mẹ con đều khoẻ mạnh”. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
thai lệch bệnh học các bệnh thuờng gặp bệnh trong dân gian y học cổ truyềnGợi ý tài liệu liên quan:
-
thường thức bảo vệ sức khỏe mùa đông: phần 1 - nxb quân đội nhân dân
111 trang 256 0 0 -
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 224 0 0 -
120 trang 166 0 0
-
6 trang 162 0 0
-
Đề tài tiểu luận: Tổng quan về cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị ho
83 trang 160 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 146 0 0 -
Tài liệu học tập Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền
1503 trang 143 5 0 -
97 trang 122 0 0
-
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 117 0 0 -
Bài tiểu luận Triết học: Học thuyết âm dương, ngũ hành và vận dụng trong y, dược học cổ truyền
18 trang 115 0 0