Danh mục

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - THẦN KINH SINH BA ĐAU

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 162.68 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 11,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dây thần kinh Sinh Ba (Tam Thoa) đau là chứng đau từng cơn kèm co rút ở vùng dây thần kinh tam thoa ở mặt. Thường đau 1 bên mặt. Thường gặp ở phụ nữ trung niên. Thuộc phạm vi chứng Diện Thống, Đầu Phong, Đầu Thống, Thiên Đầu Thống, Quyết Nghịch của YHCT. Phân Loại Sách ‘Châm Cứu Học Thượng Ha?i’ phân làm 2 loại: + Nguyên Phát: có liên hệ với việc bị lạnh, bệnh độc hoặc răng bị nhiễm trùng, một số bệnh truyền nhiễm.+ Kế Phát: Thường có quan hệ với bệnh ở mắt, mũi, răng.......
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH HỌC THỰC HÀNH - THẦN KINH SINH BA ĐAUBỆNH HỌC THỰC HÀNH - THẦN KINH SINH BA ĐAU ……….., tháng … năm ……. BỆNH HỌC THỰC HÀNH THẦN KINH SINH BA ĐAU (Tam Thoa Thần Kinh Thống - Nevralgie Trijumeau - Nevralgia Trigeminal) Đại Cương Dây thần kinh Sinh Ba (Tam Thoa) đau là chứng đau từng cơn kèm corút ở vùng dây thần kinh tam thoa ở mặt. Thường đau 1 bên mặt. Thườnggặp ở phụ nữ trung niên. Thuộc phạm vi chứng Diện Thống, Đầu Phong, Đầu Thống, ThiênĐầu Thống, Quyết Nghịch của YHCT. Phân Loại Sách ‘Châm Cứu Học Thượng Ha?i’ phân làm 2 loại: + Nguyên Phát: có liên hệ với việc bị lạnh, bệnh độc hoặc răng bịnhiễm trùng, một số bệnh truyền nhiễm. + Kế Phát: Thường có quan hệ với bệnh ở mắt, mũi, răng.... Thần kinh tam thoa gồm 3 nhánh: . Nhánh ở mắt . Nhánh ở hàm trên. . Nhánh ở hàm dưới. Trên lâm sàng, nhánh thứ 1 ít khi bị đau, chỉ thấy nhánh 2 và 3 cùngđau nhức một lúc. Nguyên Nhân - Do phong tà xâm nhập các kinh dương ở mặt. Chủ yếu do phong hànhoặc phong nhiệt xâm nhập vào các kinh dương ở mặt, nhất là kinh Đạitrường và kinh Vị, làm cho khí huyết bị bế tắc không thông gây nên. Thườnggặp nhất là do Tỳ khí hư do tuổi già, nhân đó tà khí dễ xâm nhập vào. - Do ứ huyết làm khí huyết bị bế tắc. Tà khí xâm nhập, nếu khôngđược điều trị, lâu ngày sẽ làm cho khí huyết bị đình trệ không thông được,gây nên bệnh. - Do tình chí bị uất ức, không thoải mái, giận dữ… làm tổn thươngCan, khiến cho Can mất chức năng sơ tiết, hoá thành hoả. Hoả là dương,Can là âm, vì vậy dương hoả sẽ dẫn tà khí vào kinh Dương. Nhiệt tà ở Thiếudương sẽ xâm nhập vào các kinh dương gây nên bệnh. - Ở lứa tuổi 40, phần âm đã bị giảm đi phân nửa, huyết không cònnuôi dưỡng được Can, Can mất chức năng sơ tiết. Âm suy không kềm chếđược dương, Can dương bốc lên. Ngoài ra, Can hoạt động nhờ Thận dươngôn dưỡng, tuổi già, chức năng này cũng bị suy giảm, đây là lý do tại saochứng Can uất gặp nhiều ở tuổi già. Hai chứng này thường gặp nơi phụ nữđang hành kinh, có thai và cho con bú. Khí hư, khí trệ, âm hư hoặc dương hư sẽ làm cho huyết ứ, trong khiđó Tỳ khí hư, dinh dưỡng suy kém hoặc khí trệ làm cho đờm ngừng trệ lại ởtrong kinh mạch gây nên bệnh. Triệu Chứng - Loại Nguyên Phát: đau nhức từng cơn như thiêu đốt hoặc như kimđâm, mỗi lần lên cơn đau vài giây hoặc 1-2 phút. Mỗi ngày có thể lên cơnnhiều lần, có khi kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng. Cơn đau có thể kèm theoco rút, da đo? ư?ng, cha?y nước mắt, nước miếng. Sờ ấn vào một số điểmđau ở mặt như hố trên mắt (Dương bạch), lỗ dưới mắt (Tứ Bạch), lỗ cằm(Thừa tương), 2 bên cánh mũi (Nghênh hương), mép miệng (Địa thương)....có thể làm cơn đau phát ra. - Loại Kế Phát: đau liên tục, da mặt cảm thấy tê bì, mất pha?n xạ, cơthái dương và cơ nhai bị tê, co rút. Tuy nhiên, trên lâm sàng, cần lưu ý đến biện chứng bệnh: . Nếu bị bệnh mà kèm chứng trạng ngoại cảm là do phong tà xâmnhập. . Nếu kèm phiền táo, hay giận, miệng khát, táo bón là do Tỳ Vị cóthực Hoả. . Nếu cơ thể vốn suy yếu, gầy ốm, gò má đo?, mạch Tế Sác, mỗi khimệt nhọc thì bệnh phát nhiều hơn, là do âm hư dương vượng, hư Hoả bốclên. Trên lâm sàng thường gặp các loại sau: + Phong Nhiệt Đờm Trở Kinh Mạch: Có cảm giác đau, rát, nóngkhông chịu được ở một bên đầu hoặc mặt, da mặt đỏ, lúc đau thì ra mồ hôi,gặp nóng khó chịu hơn, thích chườm mát, kèm theo sốt, miệng khô, nướctiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác. Nếu Đờm nhiệt ngăn trở trong kinh mạch thì thấy chóng mặt, ngựcđầy,tay chân tê, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền, Hoạt, Sác. Điều trị: Khu phong, tiết nhiệt, khoát đờm, thông kinh hoạt lạc. Dùngbài Khung Chỉ Thạch Cao Thang gia vị: Thạch cao 20g, Xuyên khung, Cátcăn, Bạch chỉ đều 15g, Bạch phụ tử, Nam tinh, Bán hạ, Cương tằm, Kinhgiới, Cúc hoa, Khương hoạt, Cảo bản, Kim ngân hoa đều 9g. (Xuyên khung, Thạch cao là hai vị thuốc đặc hiệu dùng trị đau ở đầumặt do phong nhiệt gây nên. Xuyên khung khu phong, hoạt huyết, chỉ thống.Ngoài ra, nó dẫn Thạch cao và các vị thuốc khác đi lên đầu và mặt. Thạchcao còn thanh nhiệt, nhất là ở vùng cơ và tấu lý, giúp cho Bạch chỉ khuphong ở vùng mặt, nhất là ở kinh Đại trường và Vị. Một số thầy thuốc chorằng Bạch chỉ cũng có tác dụng khai khiếu, thông kinh mạch. Kinh giới,Cương tằm, Cúc hoa, Khương hoạt, Cảo bản hỗ trợ tác dụng khu phong.Kinh giới giải cơ do ngoại phong gây nên; Cương tằm hoá phong đờm, giảicơ, trị đau lâu ngày; Cúc hoa trừ phong nhiệt ở mặt; Khương hoạt trị phongở phần trên cơ thể, chỉ thống; Cảo bản trừ phong thấp, chỉ thống; Kim ngânhoa hỗ trợ thuốc để khu phong nhiệt, ngăn không cho nhiệt hoá thành độc;Cương tằm, Bạch phụ tử, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: