Danh mục

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - THẬN NANG PHONG

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 112.58 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thận nang phong là tình trạng âm nang khô, ngứa, hoặc sưng đỏ, chảy nước vàng… Trần Thực Công trong sách ‘Ngoại Khoa Chính Tông’ có nêu ra một số tên như ‘Âm Nang Phong’, ‘Thấu Cầu Phong’, ‘Bào Lậu Phong’, ‘Thận Tạng Phong Dưỡng’ cho thấy trước đó đa số đều dùng tên ‘Âm Lậu Dưỡng’, ‘Âm Dưỡng’. Thuộc loại Thận Nang Ung, Áp Xe Dịch Hoàn. Bệnh này chủ yếu do thấp tà dồn xuống phía dưới, thận hư hợp với phong ta bên ngoài xâm nhập vào dịch hoàn gây nên. Vì vậy, khi điều trị,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH HỌC THỰC HÀNH - THẬN NANG PHONG BỆNH HỌC THỰC HÀNH THẬN NANG PHONG Thận nang phong là tình trạng âm nang khô, ngứa, hoặc sưng đỏ, chảynước vàng… Trần Thực Công trong sách ‘Ngoại Khoa Chính Tông’ có nêu ra mộtsố tên như ‘Âm Nang Phong’, ‘Thấu Cầu Phong’, ‘Bào Lậu Phong’, ‘ThậnTạng Phong Dưỡng’ cho thấy trước đó đa số đều dùng tên ‘Âm Lậu Dưỡng’,‘Âm Dưỡng’. Thuộc loại Thận Nang Ung, Áp Xe Dịch Hoàn. Bệnh này chủ yếu do thấp tà dồn xuống phía dưới, thận hư hợp vớiphong ta bên ngoài xâm nhập vào dịch hoàn gây nên. Vì vậy, khi điều trị,dùng trừ thấp, chỉ dưỡng (giảm ngứa) làm chính. Nếu thấp nhiệt, phongnhiệt không đều, thêm loại thuốc thanh nhiệt, sơ phong. Bên ngoài có thểdùng thuốc đắp. Nguyên Nhân Theo sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận – mục Hư Lao Âm Hạ ThấpDưỡng Hậu’ viết:’’Quá hư lao tổn, thận khí bất túc, vì vậy gây ra chứng âmlãnh mồ hôi tự tiết ra, phong tà thừa cơ xâm nhập gây nên sưng, ngứa’’.Chương ‘Hư Lao Âm Dưỡng Hậu’ viết: «Hư thì phong tà sẽ thừa cơ xâmnhập, tà khí trú ở phần phu, lý, chính khí không đẩy tà ra được, tà chính chọinhau tụ lại ở phần phu (da thịt) gây nên ngứa» cho thấy Thận hư yếu, tànhân cơ hội xâm nhập gây nên bệnh. Chương ‘Ngoại Khoa Tâm Pháp – Thận Nang Phong’ (Y Tông KimGiám) cho rằng chứng Thận nang phong liên hệ với kinh Can, do phongthấp xâm nhập vào dịch hoàn gây nên bệnh. Đời nhà Thanh, Thẩm KimNgao trong sách ‘Thẩm Thị Tôn Sinh Thư’ cho rằng do phòng lao quá mức,tinh huyết bất túc, bệnh sinh ra ở trong gân cơ của dịch hoàn. Sách ‘Tạp Bệnh Nguyên Lưu Tê Chúc – mục Tiền Âm Bệnh’ viết:«Chưnga âm nang ngứa vì thấp, do tinh bị ứ, huyết bất túc, phòng dục gâynên hao tổn, bên ngoài phong hàn thừa cơ hư yếu xâm nhập vào bên dướidịch hoàn gây nên ngứa». Tổng kết quan điểm của người xưa có thể thấy, nguyên nhân gây nênchứng Thận nang phong do: 1- Phong Nhiệt Ngoại Ủng: Cơ thể vốn có sẵn nhiều dương, lại cảmphải phong nhiệt, lưu lại tại Can kinh, phong và nhiệt chống nhau, phongthịnh thì bị táo, uất lại ở vùng bìu dái gây nên chứng Thận nang phong. 2- Can Kinh Cou Thaap Nhiệt dồn xuống dưới. Thấp nhiệt làm tổnthương Can Đởm hoăc bình thường ăn những thức ăn tanh sống gây nên.Thức ăn béo, ngọt quá làm tổn thương Tỳ Vị, làm cho chức năng vận hoá bịrối loạn, thấp tụ lại sinh ra nhiệt, lại cảm phải phong tà bên ngoài hợp chungvới thấp nhiệt, dồn vào vùng âm bộ gây nên bệnh. Hoặc nằm ngồi chỗ cóthấp tà, thấp bên ngoài xâm nhập vào, tụ lại lâu ngày hoá thành nhiệt, thấpnhiệt hợp với tà khí dồn xuống vùng âm bộ, vào vùng bìu dái gây nên chứngThận nang phong. 3- Huyết Hư Phong Táo: Do cơ thể vốn bị âm hư hoặc âm huyết bị tổnthương hoặc tức uất không giải làm tổn hại phần âm huyết hoặc phong tàbên ngoài xâm nhập vào lâu ngày không tiêu trừ được, hoặc do uống các loạithuốc quá đắng, lạnh hoá thành táo gây tổn thương phần âm hoặc do có vếtthương lại dầm nước lâu ngày làm tổn hại âm huyết, âm huyết bất túc, phầncơ phu không được nuôi dưỡng gây nên lở ngứa. 4- Do Thận Hư, phong thừa cơ xâm nhập hoặc do lao thương thận khí,thận dương hư tổn, thuỷ xâm nhập vào âm nang, trú tại cơ phu, gây nênbệnh. Điều Trị: Trên lâm sàng thường gặp các loại sau: 1- Phong Nhiệt Xâm Nhập: Âm nang khô, ngứa, thường thích rửabằng nước nóng, dịch hoàn đỏ, nóng, chảy nước vàng, rêu lưỡi vàng nhạt,mạch Huyền Sác. Điều trị: Thanh nhiệt, sơ phong, chỉ dưỡng. Dùng bài Thanh PhongTán gia giảm: Sinh địa, Xích thược, Đương quy, Phòng phong, Thuyềnthoái, Ngưu bàng tử, Bạch tật lê, Cúc hoa, Khổ sâm, Liên kiều, Thạch cao,Tri mẫu, Mộc thông, Long đởm thảo, Sài hồ. (Đây là bài Tiêu Phong Tán trong sách Ngoại Khoa Chính Tông, bỏHồ ma, Kinh giới, Thương truật, Cam thảo, thêm Xích thược, Bạch tật lê,Cúc hoa, Liên kiều, Long đởm thảo và Sài hồ. (Trong bài dùng Sinh địa, Đương quy để hoạt huyết, lương huyết, theoý ‘Trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tự hành’, Phòng phong, Ngưubàng tử, Thuyền thoái, Bạch tật lê để khứ phong, chỉ dưỡng, tán phong,thanh nhiệt; Cúc hoa, Liên kiều, Khổ sâm thanh nhiệt, giải độc; Thạch cao,Tri mẫu thanh nhiệt tiết hoả: Mộc thông dẫn nhiệt đi xuống; Thêm Sài hồ đểphát tán uất nhiệt ở kinh Can; Long đởm thảo thanh tả Can hoả (Trung YCương Mục). 2- Thấp Nhiệt Hạ Chú: Âm nang lở ngứa, có khi s ưng nóng đau,ngứa, vùng da chỗ bệnh hâm hấp nóng, sau đó chảy nước vàng, sưng to lên,vỡ ra lở loét, nước vàng trở nên dính, miệng khô, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ,rêu lưỡi vàng nhạt hoặc vàng bệu, mạch Hoạt Sác. Điều trị: Thanh nhiệt, trừ thấp, chỉ dưỡng. Dùng bài Đương Quy NiêmThống Thang gia giảm: Khương hoạt, Phòng phong, Thăng ma, Trư linh,Trạch tả, Nhân trần, Hoàng cầm, Cát căn, Thương truật, Khổ sâm, Tri mẫu,Hoạt thạch, Cam thảo. (Đây là bài Đương Quy Niêm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: