Danh mục

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - THOÁI HOÁ ĐỐT SỐNG CỔ

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 126.88 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Gặp ở lứa trên 50 (25-50%), trên 75 tuổi (75%)., chứng viêm tuỷ xám chỉ chiếm 5-10%. Dựa theo triệu chứng lâm sàng, Đông y xếp bệnh này vào loại Tý Chứng, Nuy Chứng, Đầu Thống, Cảnh Cường, Cảnh Cường Thống, Huyễn Vựng, Cảnh Cân Cơ (Ji)? Nguyên Nhân . Do phong hàn thấp bên ngoài xâm nhập vào làm cho khí huyết trong kinh lạc bị bế tắc gây nên đau, cử động khó khăn. Gặp nhiều nơi những người cơ thể suy yếu, lớn tuổi. . Do dinh dưỡng không tốt làm tổn thương Tỳ Vị, Tỳ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH HỌC THỰC HÀNH - THOÁI HOÁ ĐỐT SỐNG CỔ BỆNH HỌC THỰC HÀNH THOÁI HOÁ ĐỐT SỐNG CỔ Gặp ở lứa trên 50 (25-50%), trên 75 tuổi (75%)., chứng viêm tuỷ xámchỉ chiếm 5-10%. Dựa theo triệu chứng lâm sàng, Đông y xếp bệnh này vào loại TýChứng, Nuy Chứng, Đầu Thống, Cảnh C ường, Cảnh Cường Thống, HuyễnVựng, Cảnh Cân Cơ (Ji)? Nguyên Nhân . Do phong hàn thấp bên ngoài xâm nhập vào làm cho khí huyết trongkinh lạc bị bế tắc gây nên đau, cử động khó khăn. Gặp nhiều nơi nhữngngười cơ thể suy yếu, lớn tuổi. . Do dinh dưỡng không tốt làm tổn thương Tỳ Vị, Tỳ thống huyết, Tỳsuy yếu, huyết không chuyển vận được đến vùng bệnh gây nên. Thấp tà xâmnhập vào cơ thể những người Tỳ hư do ăn uống suy kém. Thấp kéo dài sẽbiến thành đờm, đờm và thấp cùng đưa lên vùng cổ, vai sẽ làm cho khí huyếtbị ngăn trở gây nên đau. . Do hư yếu của tuổi già. Càng lớn tuổi, xương và các đốt ít được nuôidưỡng hơn gây nên đau, khó cử động. Gặp nhiều trong chứng Can huyết hư,Thận âm hư. . Do chấn thương làm ảnh hưởng đến gân cơ và khớp vùng cổ gáy. Các nguyên nhân trên, nếu không được chữa trị sẽ làm cho khí huyếtbị ngưng trệ gây nên bệnh. Biện Chứng Luận Trị + Do Phong Hàn: Đầu, gáy, vai và lưng trên đau, gáy cứng, có nhiềuđiểm đau ở cổ, có cảm giác như nhịp đập ở cổ, cử động khó khăn, tay chântê, đau, mỏi, chi trên có cảm giác nặng, không có sức, thích ấm, sợ lạnh, lưỡimỏng, trắng nhạt, mạch Phù, Hoãn hoặc Khẩn. Điều trị: Khứ phong, tán hàn, thông kinh hoạt lạc. Dùng bài Quế ChiGia Cát Căn Thang gia giảm: Cát căn 15g, Quế chi, Bạch thược, Đương quy,Xuyên khung, Thương truật, Mộc qua đều 9g, Cam thảo 6g, Tam thất 3g,Sinh khương 3 lát, Đại táo 3 trái. (Cát căn, Quế chi, Xuyên khung, Thương truật khu phong. Cát căngiải cơ ở phần biểu, có tác dụng trị đau cơ ở vùng vai lưng, cổ, làm chủdược. Quế chi tán hàn; Bạch thược hoà doanh, vệ để ngăn không cho tà khíxâm nhập vào phần biểu. Ngoài ra, Bạch thược có tác dụng thư cân, giúpcho Cát căn để giảm đau ở cổ. Xuyên khung và Thương truật khu phongthấp, trị đau nhức, đặc biệt ở vùng trên của cơ thể. Xuyên khung và Tam thấtthông kinh, hoá ứ, chỉ thống. Đương quy, Bạch thược dưỡng huyết, hoạthuyết để ngăn chận không cho hàn tà xâm nhập vào vùng cổ. Mộc qua táothấp, thông kinh, thư cân, làm mềm các đốt sống. Kết hợp với Cát căn đểlàm dãn cơ ở cổ. Đại táo, Sinh khương, Cam thảo hỗ trợ Quế chi và Bạchthược để khu phong, tán hàn, điều hoà doanh vệ). Cử động khó thêm Thân cân thảo và Lạc thạch đằng đều 9g. Đaunhiều thêm Nhũ hương, Một dược đều 6g. Nếu có biểu hiện thấp nhiều, có cảm giác như cái bao đè lên đầu thayQuế Chi Gia Cát Căn Thang gia giảm bằng bài Khương Hoạt Thắng ThấpThang gia vị: Cát căn 12g, Khương hoạt, Độc hoạt, Quế chi đều 9g, Cảobản, Phòng phong, Xuyên khung, Uy linh tiên, Thương truật đều 6g, Camthảo 3g. Nếu có biểu hiện phong nhiều, đau nhiều chỗ, sợ gió, thay bài QuếChi Gia Cát Căn Thang gia giảm bằng bài Phòng Phong Thang giagiảm:Phòng phong, Cát căn đều 12g, Tần giao, Uy linh tiên, Khương hoạtđều 9g, Phục linh, Đương quy, Quế chi đều 6g, Ma hoàng 3g. Châm Cứu Hậu khê, Phong trì, Đại chuỳ, Liệt khuyết. Châm tả. (Hậu khê là huyệt giao hội của mạch Đốc, chi phối vùng cột sống.Đây là một trong các huyệt hiệu quả nhất để trị gáy cứng đau; Liệt khuyết,Đại chuỳ, Phong trì khu phong, tán hàn. Ngoài ra, Liệt khuyết là Lục tổnghuyệt trị vùng cổ gáy; Đại chuỳ là huyệt Hội của 6 đường kinh dương vớimạch Đốc; Phong trì là huyệt hôị của kinh Đởm và kinh Tam tiêu vớiDương kiều mạch và Dương duy mạch. Vì vậy, phối hợp các huyệt này cótác dụng thông kinh, chỉ thống vùng bệnh). Có biểu hiện phong thấp, bỏ Liệt khuyết, Đại chuỳ, thêm Âm lăngtuyền, Đại trử. Gáy đau dọc theo đường kinh Bàng quang, bỏ Phong trì,thêm Thiên trụ, Côn lôn. Đau dọc theo đường kinh Đại trường, thêm Túctam lý. Đau vùng kinh Tiểu trường, thêm Thiên song, Khúc viên. Đau vùngkinh Tam tiêu thêm Thiên liêu, Thiên dũ, bỏ Liệt khuyết, thêm Trung chử.Đau theo mạch Đốc, thêm Á môn, Phong phủ. Ngửa cổ đau, thêm Thầnđường. Cúi cổ xuống đau, thêmNhân trung. Đau lan xuống vai thêm Thiênliêu, Kiên ngung hoặc Kiên tam châm hoặc châm Kiêng ngung, Kiên liêu vàKiên trinh. Đau lan xuống gáy, cơ thang, xương đòn, có thể theo cách sau:Trước hết châm ‘Thiên Ngũ Huyệt’ gồm Thiên trụ, Thiên dũ, Thiên tỉnh,Thiên liêu và Thiên song. Sau đó chọn 1-3 huyệt gần chỗ đau. Nếu đau ởmạch Đốc, dùng Hậu khê hoặc Trường cường. Đau vùng kinh Bàng quang,dùng Côn lôn, Thân mạch. Đau trên đường kinh Đởm chọn Khâu khư hoặcHuyền chung. Đau trên đường kinh Tiểu trường chọn Hậu khê hoặc Dưỡnglão. Đau liên hệ đường kinh Tam tiêu, chọn Trung chử hoặc Chi câu. Đây lànhững huyệt có hiệu quả tốt. + Đờm Thấp Ngăn Trở Kinh Mạch: Đầu, gáy, vai, vai lưng đau, váng ...

Tài liệu được xem nhiều: