Danh mục

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - TIỂU RA MÁU

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 115.01 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Là chứng do nhiều nguyên nhân bệnh ở đường tiết niệu gây ra. Được mô tả trong phạm vi chứng Ngũ Lâm (Huyết Lâm), Niệu Huyết của Đông y. Có thể tiểu ra máu đại thể: mắt thường trông thấy được, máu ra đỏ tươi lẫn cục máu đã đông hoặc nước tiểu mầu hồng. Có thể tiểu ra máu nhẹ, mắt thường không phân biệt được với nước tiểu sẫm mầu. Gọi là tiểu ra máu vi thể vì phải soi kính hiển vi cặn nước tiểu mới phân biệt được. Để xác định là tiểu ra máu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH HỌC THỰC HÀNH - TIỂU RA MÁU BỆNH HỌC THỰC HÀNH TIỂU RA MÁU Là chứng do nhiều nguyên nhân bệnh ở đường tiết niệu gây ra. Được mô tả trong phạm vi chứng Ngũ Lâm (Huyết Lâm), Niệu Huyếtcủa Đông y. Có thể tiểu ra máu đại thể: mắt thường trông thấy được, máu ra đỏtươi lẫn cục máu đã đông hoặc nước tiểu mầu hồng. Có thể tiểu ra máu nhẹ,mắt thường không phân biệt được với nước tiểu sẫm mầu. Gọi là tiểu ra máuvi thể vì phải soi kính hiển vi cặn nước tiểu mới phân biệt được. Để xác địnhlà tiểu ra máu vi thể thì lượng hồng cầu trong nước tiểu phải trên 4 triệu/24giờ. Ở phụ nữ, để chẩn đoán tiểu ra máu phải lấy nước tiểu bằng thôngbàng quang để khỏi lẫn với ra máu do rối loạn kinh nguyệt. Chẩn Đoán + Tiểu Ra Máu Do Các Bệnh Nhiễm Khuẩn, Nhiễm Độc Dị Ứng: . Thường là tiểu ra máu vi thể, ít khi ra máu đại thể. . Trong ngộ độc thuốc chống đông có thể gây tiểu ra máu đại thể. . Bệnh bạch cầu, bệnh gan cũng gây tai biến tiểu ra máu. + Tiểu Ra Máu Dưới Bàng Quang (do niệu đạo, tiền liệt tuyến): Đểxác định rõ, người ta dùng nghiệm pháp 3 ly: Buổi sáng mới thức dậy, bảongười bệnh tiểu vào 3 ly riêng biệt. Nếu ly nước tiểu đầu lẫn nhiều máu hơn2 ly kia, kèm tiểu buốt, tiểu khó thì nguyên nhân do sỏi niệu đạo, ung thưtiền liệt tuyến. + Tiểu Ra Máu Do Bàng Quang: Thường ly cuối cùng lẫn nhiều máuhơn vì bàng quang co bóp tống những căn máu còn đọng ra. Nguyên nhândo sỏi, đa số do ung thư bàng quang. Ở phụ nữ có thể do bàng quang bị viêmloét. + Tiểu Ra Máu do bệnh Thận: N ước tiểu cả 3 ly đều đỏ. Tiểu ra máukèm cơn đau dữ dội từ vùng thận lan xuống đường tiểu, thường do sỏi thậndi chuyển. Cũng có thể chú ý đến: + Nước tiểu đỏ ngay khi bắt đầu tiểu và đỏ suốt thời gian tiểu, nênnghĩ đến: . Sỏi đường tiểu: vì sỏi làm chảy máu và rách màng da trong các ốngdẫn tiểu. Máu chảy ở những chỗ này hòa lẫn với nước tiểu thành mầu vàngsẫm hoặc đỏ nhạt. . Lao thận: Máu hòa lẫn với nước tiểu một cách bất ngờ. Người bệnhcó thể vẫn thấy mình khỏe mạnh, không bệnh mà tự nhiên tiểu đỏ. Có thểkèm theo tiểu gắt, buốt khi tiểu. + Nước tiểu lúc đầu không đỏ nhưng về cuối khi tiểu gần xong mớiđỏ, trường hợp này bệnh nhân tiểu khó và ít tiểu: nên nghĩ đến bệnh về bàngquang như sỏi bàng quang, lao bàng quang, ung thư bàng quang. + Nước tiểu đỏ ngay lúc đầu nhưng về sau lại trong, tiểu xong rất rátnhưng không rát khi tiểu. Nên nghĩ đến nhiễm trùng đường tiểu, lao tiền liệttuyến, ung thư tiền liệt tuyến. . Ung thư thận: Tiểu đỏ bất ngờ, hết rồi lại bị, cứ như vậy nhiều lần.Thường cảm thấy đau lưng và có cảm tưởng thận cứng lại. Bể thận viêm, cầu thận viêm đều gây ra tiểu ra máu vi thể, kèm tiểu rabạch cầu, protein nhẹ hoặc trung bình. Trên lâm sàng thường gặp một số loại sau: + Tiểu Ra Máu Do Nhiễm Trùng Cấp Tính Đường Tiểu Gặp trong trường hợp Cầu thận viêm cấp, Bàng quang viêm cấp... Chứng: Tiểu buốt, rát, tiểu ra máu, khát, sốt, mặt đỏ, ngủ ít, mê sảng,mạch Hồng Sác. Nguyên nhân: Do Tâm hỏa vong động, nhiệt dịch xuống tiểu trườnggây nên. Điều trị: Thanh tâm hỏa, thanh nhiệt giải độc, lương huyết, chỉ huyết. . Tiểu Kế Ẩm Tử: Sinh địa 20g, Hoạt thạch 16g, Tiểu kế, Mộc thông,Bồ hoàng (sao), Ngẫu tiết, Sơn chi đều 12g, Đương quy, Chích thảo đều 6g(Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu). . Lá tre, Cỏ mực, Kim ngân hoa đều 16g, Sinh địa, Cam thảo đất, Mộchương đều 12g, Tam thất 4g. Sắc uống (Y Học Cổ Truyền Dân Tộc). . Thanh Lâm Ẩm (Liêu Ninh Trung Y Tạp Chí 1987, 8): Bồ công anh,Nhất trượng hoàng hoa, Bán chi liên, Xa tiền thảo, Mao căn (tươi), Luật thảo(tươi). Sắc uống. . Cửu Bồ Đại Hoàng Thang (Thiểm Tây Trung Y 1988, 6): Tần cửu50g, Bạch mao căn, Bồ hoàng (bao lại) đều 20g, Đại hoàng, Xa tiền tử (baolại), Hoàng cầm, Bạch thược, Hồng hoa (bao lại, cho vào sau), Cam thảo,Sơn chi đều 15g, Thiên hoa phấn 30g, Trúc nhự 10g. Sắc uống. Đã dùng trị 34 ca, khỏi hoàn toàn 29, có hiệu quả 4, không hiệu quả 1.Đạt tỉ lệ 91,1%. Bình quân uống 14 ngày. . Ngân Bạch Tiêu Viêm Thang (Hồ Bắc Trung Y Tạp Chí 1986, 2):Kim ngân hoa, Bạch hoa xà thiệt thảo, Bồ công anh đều 30g, Chi tử, Biểnsúc, Hải kim sa đều 15g, Hoạt thạch, Mao căn, Xa tiền thảo đều 30g, Mộcthông, Cam thảo đều 10g, Ddăng tâm thảo 3g. Sắc uống. Đã trị 56 ca, khỏi 43, đỡ 10, không hiệu quả 3. Đạt tỉ lệ 94,6%. . Khổ Sâm Bồ Hoàng Thang (Sơn Tây Trung Y Tạp Chí 1986, 5):Khổ sâm 9-15g, Sài hồ 9-18g, Hoàng bá 9g, Bồ công anh, Mã xỉ hiện, Thạchvi đều 30g. Sắc uống. Đã trị 50 ca, khỏi 48, không khỏi 2. . Thanh Hóa Ẩm (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí):Bồ hoàng (sống) 9g, Sinh địa Hoạt thạch đều 15g, Bạch mao căn 24g, Hổphách 5g (tán nhuyễn, cho vào ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: